Tranh chấp lãnh thổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ malaysia singapore từ 1965 đến 2010 ths lịch sử 60 22 50001 (Trang 51 - 67)

1.3. Quan hệ Malaysia – Singapore giai đoạn 1965-1981

1.3.3. Tranh chấp lãnh thổ

Giai đoạn 1965 -1981 Malaysia – Singapore còn đối mặt với vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên đảo Pedra Branca, băt đầu vào năm 1979 và sau đó được giải quyết bởi Tịa án Quốc tế (ICJ).

Pulau Batu Putih (Pedra Branca) là một hòn đảo nhỏ nằm 8 dặm ngoài khơi bở biển phía đơng của Johor và 28 dặm ngồi khơi bờ biển phía đơng Singapore. Đây là hòn đảo mà Singapore đã chiếm đóng và thực hiện chủ quyền hoàn toàn hơn 130 năm kể từ những năm 1840 mà khơng có bất kỳ phản đối nào từ Malaysia. Trong những năm dài, Singapore đã duy trì ngọn hải đăng Horsburgh và các cơ sở khác trên đảo, giúp tàu thuyền di chuyển

một cách an toàn xung quanh vùng biển. Ngọn hải đăng phục vụ như một kiểm định hướng quan trọng cho giao thông vận tải khu vực, được duy trì từ năm 1850. Malaysia chưa bao giờ có tuyên bố về chủ quyền hịn đảo, thậm chí vào năm 1965, khi Singapore giành được độc lập và có chủ quyền trên vùng lãnh thổ hòn đảo.

Năm 1974, một bản đồ do chính phủ Malaysia ban hành vẫn đánh dấu Pedra Branca là lãnh thổ của Singapore. Nhưng vào năm 1979, Malaysia lần đầu tiên công bố một bản đồ mới bao gồm các đảo Pedra Branca trên lãnh thổ của mình và điều này bị Singapore phản đối. Khi Malaysia in bản đồ mới gộp cả hịn đảo Pedra Branca nằm ngồi khơi eo biển Johor, tranh chấp chủ quyền giữa hai nước nổ ra. Theo Bộ Ngoại giao Singapore, hòn đảo này đã được Singapore quản lý thực tế từ năm 1840 và chưa bao giờ Malaysia đòi chủ quyền đối với hòn đảo. Malaysia biện minh rằng biên giới đã được thỏa thuận giữa vương quốc Hồi giáo Johor và người Anh. Theo thỏa thuận này, biên giới được chỉ định là đảo chính của Singapore và tất cả biển, tất cả các eo biển và tất cả các đảo trong giới hạn 10 dặm mà không bao gồm Pedra Branca. Singapore tuyên bố bảo vệ chủ quyền rằng họ đã quản lý hòn đào từ năm 1840 và đặc biệt là ngọn hải đăng Horsburgh được xây dựng trên hòn đảo năm 1850.

Trong suốt thời gian từ 1965 đến 1981, tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước vẫn không được giải quyết. Điều này làm ảnh hưởng đến các hoạt động đối ngoại giữa hai nước.

Như vậy, trong giai đoạn 1965 – 1981, Malaysia và Singapore đã tồn tại nhiều bất đồng chưa giải quyết được, điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý giữa hai nước, gây tác động xấu khi giải quyết các vấn đề chung. Mỗi bên vì lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc đều đưa ra các định hướng khác nhau khiến các vấn đề chung trở nên phức tạp, bất đồng. Vấn đề sắc tộc tôn giáo, nước và tranh chấp lãnh thổ khiến mối quan hệ hai bên khó dung hịa. Tuy vậy, ở mỗi nước với chiến lược phát triển kinh tế riêng đã đạt được những thành tựu nhất

định, kinh tế cả hai nước dần đi vào ổn định trong thời gian này, riêng Singapore có những bước phát triển vượt bậc. Hai nước vẫn có những mối quan hệ hợp tác bền chặt về kinh tế, nhất là trong giai đoạn đầu khi Singapore vẫn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên đề phát triển kinh tế.

* Tiểu kết

Malaysia và Singapore không chỉ là hai nước láng giềng đơn thuần về mặt vị trí, mà cịn có nhiều mối liên hệ trong lịch sử và những nét tương đồng về thành phần dân cư, văn hóa.

Thành phần dân tộc đa dạng, sự khác nhau căn bản về tơn giáo và văn hóa dân tộc đều là vấn đề quan trọng đối với cả hai quốc gia. Sự khác biệt đó đã cản trở q trình hợp nhất các dân tộc thành một cộng đồng thống nhất và tạo ra những khó khăn trong việc lựa chọn ngơn ngữ chính của mỗi quốc gia.

Giai đoạn 1965 – 1981 là giai đoạn mở đầu trong mối quan hệ giữa Malaysia – Singapore. Singapore ln thể hiện là một nhà nước độc lập, có xu hướng chính trị và xu hướng phát triển kinh tế riêng. Nhưng thực tế cho thấy, khi phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên của Malaysia, gặp khó khăn về kinh tế, an ninh quốc phịng, Singapore vẫn có khuynh hướng phụ thuộc vào Malaysia nhất là về kinh tế, ít nhất là trong những năm đầu sau độc lập.

Trong giai đoạn này, quan hệ Malaysia và Singapore nảy sinh nhiều bất đồng chưa được giải quyết. Mỗi bên vì lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc đều đưa ra các định hướng khác nhau khiến các vấn đề chung trở nên phức tạp. Vấn đề sắc tộc tôn giáo, nước và tranh chấp lãnh thổ khiến mối quan hệ hai bên khó dung hịa. Những bất đồng chưa được giải quyết, sự chênh lệch về kinh tế cộng thêm yếu tố tâm lý nhiều bất ổn giữa hai nước có thể khiến những mâu thuẫn âm ỉ bùng phát bất cứ thời điểm nào trong mối quan hệ giữa hai nước.

Chương 2

QUAN HỆ MALAYSIA – SINGAPORE 1981 -2003: QUAN HỆ CĂNG THẲNG VÀ BẾ TẮC

2.1. Những nhân tố tác động tới quan hệ Malaysia – Singapore

2.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực

Cũng như giai đoạn trước, các nhân tố chủ yếu bên ngoài tác động đến quan hệ Malaysia – Singapore vẫn là Trung Quốc, Mỹ và Liên Xô và các mối quan hệ giữa các nước đó. Trên bình diện khu vực vẫn là sự tác động sâu sắc những biến động trong các nước Đông Nam Á. Từ năm 1985 bắt đầu xuất hiện những biểu hiện cho việc chấm dứt chiến tranh lạnh. Quan hệ Xô – Mỹ bắt đầu chuyển sang trạng thái hịa dịu. Liên Xơ đã có những chuyển hướng đáng kể trong chính sách Châu Á – Thái Bình Dương và quan hệ với Trung Quốc. Xu hướng hịa hỗn, hịa dịu trong môi trường quốc tế cũng như sự thay đổi trong quan hệ Xơ – Mỹ - Trung đã góp phần làm giảm đối đầu trong quan hệ Đông Dương – ASEAN. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu, Liên Xô cũng đặt ra cho các nước xã hội chủ nghĩa nói chung những thách thức to lớn.

Trong bối cảnh đó, sự tích cực của các nước Đơng Nam Á và vai trò của ASEAN ngày càng tăng lên. Xu hướng tăng cường đối thoại tiến tới hợp tác trong khu vực đã góp phần tác động tích cực đến mối quan hệ Malaysia – Singapore trong giai đoạn này.

Trong thời gian này các nước ASEAN bắt đầu nối lại quan hệ song phương với Việt Nam và hoan nghênh Việt Nam tham gia vào hợp tác khu vực. Với những cố gắng từ các phía, tình hình Đơng Nam Á nhanh chóng được cải thiện.

Chiến tranh lạnh chấm dứt đã làm mất đi trật tự hai cực với sự phân liệt ý thức hệ và những đối đầu an ninh – chính trị. Tình hình đó dẫn đến những thay đổi lớn trong quan hệ Xô – Mỹ - Trung cũng như tác động của các mối quan hệ này trong chính sách Đơng Nam Á. Quan hệ Xô – Trung được cải

thiện, liên minh Trung – Mỹ chấm dứt trên thực tế. Cả Mỹ và Trung Quốc đều có những điều chỉnh trong chính sách Đơng Nam Á. Những thay đổi này đã làm giảm sự đối đầu và căng thẳng ở Đông Nam Á.

Sự chấm dứt của chiến tranh lạnh còn làm lộ diện những tác động mới từ bên ngoài như yếu tố kinh tế, sự nổi lên của các nước mới như Nhật Bản, EU, sự vươn lên của Trung Quốc trong tương quan lực lượng kinh tế - chính trị. Bên cạnh đó, cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền của các nước đang phát triển chống lại ảnh hưởng và sự can thiệp của các nước lớn đang ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn. Các yếu tố này cũng có tác động làm giảm sự căng thẳng bế tắc kéo dài trong quan hệ giữa hai nước Malaysia – Singapore, tác động thuận lợi cho xu hướng cải thiện mối quan hệ giữa hai nước.

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển với tốc độ cao đã tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống quốc tế. Xu thế hịa bình, hợp tác và phát triển trở thành xu thế chủ đạo chi phối quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh ở các khu vực cũng như trên phạm vi toàn cầu. Nhân tố kinh tế ngày càng có vị trí quan trọng và dần dần trở thành nhân tố chủ đạo trong quan hệ quốc tế. Trào lưu cải cách thể chế, cơ cấu kinh tế ở các quốc gia trên thế giới đã trở thành phổ biến và làm thay đổi cơ bản bộ mặt kinh tế, xã hội của thế giới trong thập niên đầu tiên sau Chiến tranh lạnh.

Tuy vậy, môi trường an ninh quốc tế sau chiến tranh lạnh, khi đối thoại đã thay thế cho đối đầu, vẫn chưa hoàn toàn ổn định mà thậm chí cịn phát triển theo hướng phức tạp và đa dạng. Cuộc đấu tranh gay gắt giữa xu hướng đơn cực và xu hướng đa cực trong quan hệ quốc tế không ngừng gia tăng, tác động mạnh mẽ đến các khu vực và các quốc gia trên thế giới.

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, sự đối đầu về hệ tư tưởng kéo dài trong hơn 40 năm đã khơng cịn mang ý nghĩa chi phối tình hình khu vực. Những thay đổi này đã góp phần cải thiện quan hệ giữa hai nhóm nước sau nhiều năm chia rẽ trong trật tự thế giới hai cưc, Đơng Nam Á khơng cịn tình trạng đối đầu, khơng cịn quân đội nước ngoài.

Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến thuận lợi, trong khu vực vẫn tồn tại những nhân tố bất trắc, tiềm ẩn đe dọa an ninh và sự phát triển bền vững của các nước như chủ nghĩa ly khai, xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp biên giới đất liền, hải đảo, đặc biệt là nguy cơ bùng nổ tranh chấp ở Biển Đơng. Thêm vào đó, việc Mỹ rút dần sự có mặt về quân sự tại khu vực đối với các nước ASEAN đã ảnh hưởng đến chỗ dựa truyền thống về an ninh của một số nước. Các nước trong khu vực đều phải có những điều chỉnh về đường lối để tìm ra một cơ chế đảm bảo an ninh, một phương hướng phát triển tối ưu cho mình và sự phát triển chung của toàn khu vực.

Thập niên 90 của thế kỷ XX đã mở ra thời kỳ mới trong xu thế hợp tác của các quốc gia Đông Nam Á với bước khởi đầu là quá trình cải thiện quan hệ Việt Nam – ASEAN. Việt Nam gia nhập ASEAN đánh dấu bước phát triển quan trọng của ASEAN, chấm dứt hơn nửa thế kỷ Đông Nam Á bị chia làm hai trận tuyến đối địch nhau, mở ra thời kỳ các bên tăng cường hợp tác cùng phát triển vì lợi ích của mỗi bên và vì lợi ích chung của tồn bộ khu vực. Đến năm 1999 sau khi Campuchia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN, Đông Nam Á đã trở thành khu vực thống nhất, ổn định cùng hợp tác và phát triển.

Những năm đầu thập niên 90, kinh tế các nước Đông Nam Á đặc biệt là các nước thành viên sáng lập ASEAN tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên từ năm 1996, các nền kinh tế trong khu vực bắt đầu khó khăn và xuất hiện những dấu hiệu mất cân đối cơ cấu nghiêm trọng, làm suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư đối với thị trường khu vực và làm cho các luồng vốn từ nước ngoài bắt đầu rút lui khỏi các thị trường tài chính khu vực. Tỷ lệ tăng trưởng quá nóng đã tạo nên những mâu thuẫn mới trong nền kinh tế. Và một cuộc khủng hoảng toàn diện đã bùng nổ ở Đông Á, với điểm khởi đầu từ Đơng Nam Á năm 1997.

Cuộc khủng hoảng có tác động sâu sắc đến tình hình khu vực Đơng Nam Á. Lần đầu tiên các nước Đông Nam Á phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kép: khủng hoảng tài chính và khủng hoảng tiền tệ. Khủng

hoảng tài chính – tiền tệ đã làm nền kinh tế các nước lâm vào tình trạng suy thoái, dẫn tới khủng hoảng kinh tế và kéo theo những cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng ở một số nước.

Cơn lốc khủng hoảng tài chính – tiền tệ năm 1997 đã tác động tiêu cực đến q trình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia trong khu vực đồng thời cũng để lại những bài học sâu sắc để các nước có thể rút kinh nghiệm trước khi bước vào ngưỡng cửa thế kỷ XXI, một thế kỷ đầy triển vọng và khơng ít thách thức đối với Đơng Nam Á.

2.1.2. Chính sách đối ngoại song phương giữa Malaysia và Singapore

2.1.2.1. Chính sách đối ngoại của Malaysia

Chính quyền của Thủ tướng Mahathir sau khi lên nắm quyền vào năm 1981 đã đưa ra lời khẳng định rằng trong đường lối đối ngoại, chính phủ Malaysia vẫn ưu tiên cho quan hệ với các nước ASEAN. Quan hệ này được đặt trên cả quan hệ với các nước Hồi giáo, phong trào Khơng liên kết, thậm chí trên cả quan hệ với khối Liên hiệp Anh. Để khẳng định lời cam kết đó, ngay sau khi lên nắm quyền Thủ tướng Mahathir đã sang thăm một số nước thành viên ASEAN như Indonesia, Thái Lan (8/1981), Singapore (12/1981). Năm 1982 Thủ tướng Mahathir đã công du sang một số nước vùng vịnh trong đó có Oman và các Tiểu vương quốc Arap thống nhất. Quốc vương Malaysia đã sang thăm một số nước khác thuộc thế giới Hồi giáo như Coet (12/1981), Saudi Arabia (2/1982). Trong khi đó Thủ tướng Mahathir đã khơng tham dự hội nghị các nhà lãnh đạo trong khối Liên hiệp Anh tổ chức vào tháng 10/1981 tại Melburn.

Malaysia là nước ủng hộ mạnh mẽ quan điểm về sức đề kháng dân tộc và sức đề kháng khu vực do Indonesia đưa ra hồi thập kỷ 70. Theo lý giải của các nhà lãnh đạo Indonesia thì các quốc gia trong khu vực phải xây dựng cho mình một sức mạnh cần thiết có thể chống chọi với mọi biến động của tình hình. Cũng như ZOPFAN, quan điểm về sức đề kháng dân tộc và sức đề kháng khu vực được các nước ASEAN chấp nhận thành quan điểm chung của

Hiệp hội và được đề cập đến trong tuyên bố chung của hội nghị cấp cao lần thứ nhất của ASEAN. Giữa thập kỷ 80, cùng với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của phía Malaysia, Indonesia đã nêu ra vấn đề phi hạt nhân hóa khu vực Đơng Nam Á, vấn đề này được chính thức tuyên bố tại hội nghị cấp cao lần thứ 3 ở Manila (12/1987).

Thời kỳ Mahathir đương nhiệm Thủ tướng, mối quan hệ giữa Malaysia với các nước phương Tây nhìn chung phát triển theo hướng tích cực. Tuy nhiên, Thủ tướng Mahathir còn thực thi một chính sách hướng về phương Đông nhằm tăng cường quan hệ với các nước ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và làm giảm bớt sự ràng buộc có tính chất truyền thống với nước Anh. Trong thời kỳ này, có một bất đồng nhỏ với Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai Len về học phí đại học đã khiến Mahathir châm ngòi phong trào tẩy chay hàng hóa của Anh. Chiến dịch này trở nên nổi tiếng với tên gọi "Mua hàng Anh quốc sau cùng" (Buy British Last). Nó cũng dẫn đến sự tìm kiếm mơ hình phát triển ở châu Á, đáng chú ý nhất là Nhật Bản, mở đầu cho chính sách "hướng về phương Đông" nổi tiếng của Mahathir. Sau đó, Thủ tướng Anh Margaret Thatcher đã giải quyết tranh chấp, nhưng Mahathir vẫn đề cao các mơ hình châu Á này so với các mơ hình phương Tây cùng thời.

Đầu năm 1992, ơng chính thức đưa ra chính sách hướng về phương Đông với chủ định giảm dần vai trị của các cơng ty tư bản phương Tây, tăng cường quan hệ với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, các nước và các lãnh thổ công nghiệp mới (NICs). Chính sách hướng về phương Đông của Malayia nhằm tiếp thu những thành tựu khoa học và công nghệ, học hỏi những kinh nghiệm quản lý trong các ngành kinh tế ở các nước tiên tiến ở châu Á mà trước hết là Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhiều sinh viên và cán bộ quản lý, kỹ thuật của Malaysia đã được cử sang hai nước nói trên học tập và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ malaysia singapore từ 1965 đến 2010 ths lịch sử 60 22 50001 (Trang 51 - 67)