2.2. QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ TRÊN LĨNH VỰC VĂN HÓA
2.2.1. Vai trị và vị trí của văn hóa trong quan hệ giữa hai nƣớc
Nếu nhƣ trƣớc đây, sức mạnh quân sự và kinh tế là nền tảng chiến lƣợc đối ngoại của Hoa Kỳ thì sang đến đầu thế kỷ XXI, điều này dƣờng nhƣ đã có những thay đổi. Việc khẳng định sức mạnh của Hoa Kỳ trong thời đại mới không thể chỉ dựa vào sự áp đặt kinh tế, kiểm sốt chính trị hay sức ép về mặt qn sự. Với mục đích chinh phục và bành trƣớng thế giới một cách “hợp pháp” thì Hoa Kỳ phải tìm cho mình đƣợc một cơng cụ hợp lý và hữu hiệu. Hoa Kỳ muốn tiếp tục duy trì và tăng cƣờng hơn nữa sự chi phối đối với quyền lực thì càng cần phải đƣợc các lực lƣợng phi bạo lực ủng hộ, hay nói một cách dễ hiểu hơn thì đối tƣợng bị chinh phục đó khơng chỉ là con ngƣời, là chính quyền nhà nƣớc mà phải bao gồm cả việc chinh phục tƣ tƣởng và tình cảm của con ngƣời. Bởi vậy, các loại chinh phục bằng văn hoá đã trở thành một cơng cụ hữu hiệu góp phần tạo nên sự thành cơng của bành trƣớng chính trị. Hay theo nhƣ J. Nye, cha đẻ của khái niệm “sức mạnh mềm” thì “văn hố là con đƣờng vòng để tăng thêm sức mạnh. Nƣớc Mỹ có thể đạt những kết quả mong muốn trong chính trị thế giới nhờ việc các nƣớc khác cũng mong muốn đi theo con đƣờng của nó, bắt chƣớc nó, thán phục các giá trị của nó, noi theo gƣơng nó, cố đạt đến trình độ phồn thịnh và mở ngỏ của nó. Yếu tố này cũng quan trọng để đạt các mục tiêu trong nền chính trị thế giới khơng kém gì việc sử dụng các lực lƣợng vũ trang hay sức ép kinh tế. Cần lôi kéo các dân tộc đi theo mình, chứ khơng phải là cƣỡng bức họ một cách thô bạo” [49,tr.2].
Rõ ràng là khơng có quốc gia nào trên thế giới lại khơng chịu sự ảnh hƣởng của Hoa Kỳ ở mức độ nào đó. Xét trên cấp độ văn hố thì đúng là văn hóa Mỹ đang chiếm vị trí nổi trội. Sự phổ biến và chính xác của các phƣơng
tiện thông tin đại chúng nhƣ CNN, “New York Times” là một ví dụ điển hình. Trong lĩnh vực văn hoá vật thể, quần áo, nhạc phổ thông, kinh doanh nhà hàng ăn đại chúng, công nghiệp điện ảnh của Hoa Kỳ cũng là những lĩnh vực mà các đối thủ khó cạnh tranh. Vì vậy, các chính quyền Mỹ đã tận dụng ƣu thế đó ngay cả trong các quan hệ quốc tế. Tăng cƣờng trao đổi văn hoá với thế giới sẽ là một cách thức hữu hiệu để Hoa Kỳ có thể khẳng định sức mạnh của mình, phổ biến giá trị và những kinh nghiệm tự do, dân chủ của Hoa Kỳ trên phạm vi toàn thế giới. Dƣới thời Tổng thống Bill Clinton, việc “giữ gìn, khuyến khích và bảo vệ nền dân chủ, để tăng cƣờng thêm nền an ninh của chúng ta và tạo điều kiện cho các giá trị của chúng ta phổ biến ra khắp thế giới” còn là một sách lƣợc quan trọng trong chiến lƣợc an ninh quốc gia của Hoa Kỳ [84,tr.34]. Cựu Bộ trƣởng Ngoại giao Pháp Huber Vedrine đã từng nhận xét “ngƣời Mỹ sở dĩ mạnh nhƣ thế là vì họ có thể làm thức dậy nguyện vọng và ƣớc mơ của ngƣời khác bằng biệt tài xây dựng nên những hình mẫu tồn hành tinh thơng qua phim ảnh và truyền hình, vì có một số lƣợng rất đông sinh viên từ các nƣớc khác sang Hoa Kỳ để hoàn tất việc học tập của mình”. Nhƣ vậy, các chính quyền Mỹ đã rất coi trọng việc sử dụng yếu tố văn hố trong đối ngoại để đạt đƣợc mục đích trong quan hệ quốc tế.
Đối với Việt Nam, từ sau khi thực hiện đƣờng lối đổi mới, Việt Nam đã nhanh chóng khẳng định đƣợc vị trí và vai trị của mình trên trƣờng quốc tế. Đời sống văn hoá truyền thống dân tộc đã đƣợc phục hƣng với nhiều kết quả tích cực. Việt Nam đã trở thành mảnh đất của hội hè nghệ thuật dân gian, của các làng nghề truyền thống tinh xảo, của một mơi trƣờng văn hố, giao lƣu và hội nhập lành mạnh. Việt Nam đã trở thành điểm đến của nhiều du khách quốc tế, hấp dẫn bởi nền văn hoá dân tộc độc đáo của ngƣời Việt. Văn hoá cũng vì thế mà chiếm một vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010 của
Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ Việt Nam cần “mở rộng giao lƣu văn hố, thể thao quốc tế. Đầu tƣ thích đáng cho việc truyền bá ở trong nƣớc các giá trị văn hố của lồi ngƣời và giới thiệu đất nƣớc, văn hoá, con ngƣời Việt Nam với thế giới” [10]. Báo cáo của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá IX về phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 cũng chỉ rõ: “Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con ngƣời trong điều kiện đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt với phát triển văn hoá - nền tảng tinh thần của xã hội” [2]. Nhƣ vậy, văn hố khơng những là công cụ giúp Việt Nam hiểu biết thế giới mà văn hố cịn đem Việt Nam ra thế giới, giới thiệu Việt Nam với bạn bè thế giới. Thông qua các hoạt động giao lƣu, trao đổi văn hoá quốc tế, bạn bè thế giới sẽ có một cái nhìn khách quan hơn, chân thực hơn và sống động hơn về một Việt Nam năng động, thân thiện, hồ bình và hiếu khách.
Cũng giống nhƣ giáo dục, quan hệ văn hóa Việt Nam - Hoa Kỳ đang trở nên thuận lợi hơn bao giờ hết. Sự giao lƣu và hội nhập của văn hoá đang ngày càng diễn ra trên quy mô rộng lớn. Giao thông và thông tin hiện đại cũng phát triển nhanh chóng khiến những trở ngại về thời gian và không gian đối với sự giao lƣu qua lại của con ngƣời ngày càng bị thu hẹp. Những hoạt động trao đổi kinh tế, mậu dịch, đầu tƣ quốc tế, du lịch trên toàn cầu, trao đổi văn hoá - học thuật trên phạm vi quốc tế và làn sóng di dân của lồi ngƣời đã mở rộng hơn nữa diện giao lƣu và phát triển mạnh mẽ hơn nữa sự trao đổi văn hố của lồi ngƣời về mặt số lƣợng. Văn hoá của hai nƣớc, nhờ vậy, ngày càng có thêm nhiều điều kiện để trao đổi, tiếp xúc và phát triển. Ðó sẽ là những bƣớc tiến không nhỏ tạo nên những thay đổi trong cách nhìn nhận về nhau, trong tình cảm đối với nhau giữa ngƣời Mỹ và ngƣời Việt Nam, góp
phần đáng kể thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nƣớc trên các lĩnh vực cụ thể. Sự phát triển các mối giao lƣu đó tạo thêm cơ hội hiểu biết về nhau đúng hơn, nhiều hơn và sâu rộng hơn.