CÁC CHƢƠNG TRÌNH HỢP TÁC XÃ HỘI TRONG QUAN HỆ GIỮA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam hoa kỳ trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục và xã hội từ 1995 đến nay (Trang 59)

HAI NƢỚC

Cũng giống nhƣ văn hóa và giáo dục, xã hội là một trong những lĩnh vực nhận đƣợc nhiều sự trợ giúp và hợp tác nhất của Hoa Kỳ. Các hoạt động hợp tác xã hội của Hoa Kỳ đối với Việt Nam rất đa dạng và trải rộng trên nhiều lĩnh vực bao gồm cả y tế, quốc phòng, quân sự nhƣng tất cả đều mang tính xã hội sâu sắc, thể hiện thiện ý hợp tác của Hoa Kỳ nhằm hƣớng tới một tƣơng lai phát triển sâu sắc hơn nữa trong quan hệ với Việt Nam.

3.1.1. Hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh

Từ khi kết thúc chiến tranh, và đặc biệt là từ sau khi bình thƣờng hóa, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã đạt đƣợc những phát triển đáng kể trong tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, giáo dục đến những nỗ lực khắc phục hậu quả quá khứ nhƣ tìm lại hài cốt của quân nhân và thƣờng dân Mỹ mất tích trong chiến tranh. Tuy nhiên, hậu quả chính của cuộc chiến tranh mà những tàn tích vẫn chƣa đƣợc giải quyết triệt để sẽ là một trong những nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp tới quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Do đó, để có thể tạo ra một mối quan hệ toàn diện, việc hỗ trợ và hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh vẫn là một đề tài đáng đƣợc quan tâm, trong đó, nổi bật lên là các hoạt động hợp tác và hỗ trợ trong lĩnh vực chất độc da cam, vấn đề tìm kiếm ngƣời Mỹ và Việt Nam mất tích trong chiến tranh và việc rà phá bom mìn, vật nổ sót lại sau chiến tranh.

Thứ nhất là các chƣơng trình hợp tác trong lĩnh vực chất độc da cam dioxin. Hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong vấn đề Chất độc da cam đƣợc bắt đầu từ năm 2000 sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bill Clinton. Từ đó đến nay, Hoa Kỳ và Việt Nam đã có nhiều hợp tác để giải quyết vấn đề nhiễm độc dioxin trên quan điểm hƣớng tới tƣơng lai thay vì nhìn lại quá khứ. Trong lĩnh vực này, Việt Nam và Hoa Kỳ tập trung vào hai vấn đề chính là các biện pháp khắc phục các khu vực bị ô nhiễm chất độc da cam/dioxin & phục hồi môi trƣờng; đồng thời thực hiện các dự án nhằm hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam.

Đối với việc khắc phục các khu vực bị ô nhiễm, Hoa Kỳ và Việt Nam tập trung vào những căn cứ quân sự trƣớc đây của Hoa Kỳ, nơi chất độc da cam và các loại chất diệt cỏ khác đƣợc cất giữ. Một số căn cứ trong đó nhƣ Đà Nẵng, Phù Cát và Biên Hồ có nồng độ dioxin trong đất hiện tại vƣợt mức tiêu chuẩn quốc tế. Dƣới sự bảo trợ của Quỹ Nạn Nhân Chiến Tranh Leahy và các quỹ khác, Hoa Kỳ đã đóng góp hơn 46 triệu đơla kể từ năm 1989 để giúp đỡ các công dân Việt Nam bị khuyết tật trong đó nhiều ngƣời là nạn nhân chất độc da cam dioxin. Từ năm 2001 đến năm 2007, Hoa Kỳ đã dành hơn 2 triệu đơla để khởi động các cuộc đàm thoại mang tính kỹ thuật và xây dựng năng lực của các nhà khoa học Việt Nam trong việc phân tích mẫu đất. Năm 2006, chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam đã thiết lập Uỷ ban Tƣ vấn Liên Chính Phủ, một diễn đàn đối thoại khoa học song phƣơng cấp cao nhằm tƣ vấn về vấn đề mơi trƣờng và y tế cho hai chính phủ. Năm 2007, Bộ Ngoại giao và Cục Bảo vệ Môi trƣờng Hoa Kỳ cung cấp 400.000 USD hỗ trợ kỹ thuật cho những nỗ lực ban đầu để cô lập dioxin tại căn cứ quân sự Đà Nẵng. Với khoản tiền hỗ trợ tổng trị giá 9 triệu USD đã đƣợc Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn trong năm tài khoá 2007, 2009 và 2010, Hoa Kỳ tiếp tục thực hiện các chƣơng trình xử lý nhiễm độc dioxin trên cơ sở hợp tác chặt chẽ với Chính

phủ Việt Nam. Trên cơ sở cộng tác với Chính phủ Việt Nam, Hoa Kỳ đã phân bổ 6 triệu USD cho việc tẩy độc môi trƣờng tại sân bay Đà Nẵng. Đồng thời, Đại Sứ Quán Hoa Kỳ cam kết vẫn tiếp tục tìm kiếm những nguồn hỗ trợ bổ sung cho những nỗ lực này. Và để ghi nhận sự hợp tác ngày càng phát triển giữa Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam, vào tháng 12.2009, Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ USAID và Bộ Tài nguyên & Môi trƣờng Việt Nam đã ký một thoả thuận chi tiết hoá việc tiếp tục hợp tác giữa hai chính phủ trong lĩnh vực y tế và tẩy độc môi trƣờng.

Đối với các dự án hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam, từ năm 2008 đến năm 2010, Hoa Kỳ đã phân bổ hơn 3 triệu đôla cho các chƣơng trình y tế dành cho ngƣời khuyết tật ở Đà Nẵng. Từ tháng 4 năm 2010, gần 4.000 ngƣời khuyết tật và khoảng 3.000 thành viên trong gia đình và những ngƣời chăm sóc ngƣời khuyết tật đã đƣợc hƣởng lợi từ chƣơng trình này bao gồm việc tiếp nhận đào tạo kỹ năng và bố trí việc làm, phẫu thuật chỉnh hình và các dụng cụ hỗ trợ (chân tay giả, nẹp chỉnh hình), và học bổng cho trẻ em khuyết tật. Trong những năm tới, Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ bắt đầu hợp tác cùng nhau để làm giảm gánh nặng và mức độ nghiêm trọng của các loại hình khuyết tật ở Việt Nam [26]. Ngồi ra, Việt Nam cũng đã nhận đƣợc hỗ trợ từ một vài tổ chức phi chính phủ Hoa Kỳ để khắc phục ảnh hƣởng của Chất độc da cam, gồm Quỹ Ford, Quỹ Cựu chiến Mỹ tại Việt Nam, và một số ngƣời bạn Hoa Kỳ. Hiện nay, Quỹ Ford là quỹ tài trợ quốc tế lớn nhất cho những nỗ lực khắc phục hậu quả Chất độc da cam/dioxin của Việt Nam. Tính đến hết tháng 8 năm 2008, Quỹ Ford đã tài trợ khoảng 8 triệu USD cho các dự án liên quan đến Chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam, và đã cam kết tài trợ thêm trong tƣơng lai [82].

Nhƣ vậy, những nỗ lực của chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ trong việc giải quyết các vấn đề liên quan tới chất độc da cam Dioxin đã cho thấy thiện

chí của Hoa Kỳ trong việc thực hiện nghĩa vụ và hàn gắn các vết thƣơng chiến tranh. Tuy nhiên, một trong những đề tài vẫn cịn gây tranh cãi và ln đƣợc nhắc tới trong mối bang giao giữa hai nƣớc là vấn đề chất độc da cam và nạn nhân dioxin tại Việt Nam vẫn là một nỗi đau nhức nhối đối với mỗi ngƣời dân Việt Nam. Vấn đề này nếu không đƣợc giải quyết một cách thỏa đáng sẽ làm ảnh hƣởng không nhỏ tới quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Vụ kiện này đƣợc bắt đầu từ ngày 31/1/2004 khi nhóm bảo vệ quyền lợi nạn nhân chất độc da cam, Hội Nạn nhân Chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã kiện hơn 30 công ty Mỹ phải bồi thƣờng do trách nhiệm gây ra thƣơng tích vì đã sản xuất chất hóa học này. Dow Chemical và Monsanto là hai công ty sản xuất chất độc da cam lớn nhất cho quân đội Hoa Kỳ đã bị nêu tên trong vụ kiện cùng các công ty khác. Tuy nhiên, vào ngày 10/3/2005, quan tòa Jack Weinstein (thuộc Tòa án liên bang tại quận Brooklyn) đã bác đơn kiện, quyết định rằng những đòi hỏi của đơn kiện khơng có cơ sở pháp luật. Quan tịa kết luận rằng chất độc da cam đã không đƣợc xem là một chất độc dƣới luật quốc tế vào lúc Hoa Kỳ dùng nó; rằng Hoa Kỳ khơng bị cấm dùng nó để diệt cỏ; và những cơng ty sản xuất chất này khơng có trách nhiệm về cách sử dụng của chính quyền. Đồng thời, Hoa Kỳ cũng cho rằng không đủ bằng chứng khoa học về sự liên quan giữa các căn bệnh tại Việt Nam với hóa chất làm rụng lá mà quân đội Mỹ đã rải xuống Việt Nam để đối phó với quân đội Bắc Việt biến rừng rậm thành nơi ẩn nấp an toàn. Ngƣợc lại, Việt Nam ƣớc tính có khoảng 400 ngàn ca tử vong vì các chứng bệnh do phơi nhiễm dioxin, và chừng 500 ngàn trẻ em bị dị tật bẩm sinh vì tiếp xúc với hóa chất da cam ngấm vào đất và nƣớc. Thống kê của Việt Nam cho thấy khoảng 10% diện tích cả nƣớc bị rải chất da cam. Một trong số các khu vực có tỷ lệ ngƣời bị nhiễm chất da cam cao nhất nƣớc là Đà Nẵng, nơi quân đội Mỹ từng đặt một căn cứ không quân lớn, với hơn 5000 nạn nhân da cam, trong đó có 1400 trẻ em [89]. Ngày 7/4/2005, các

Mỹ đòi lật lại quyết định của Tòa sơ thẩm. Tuy nhiên, Tòa Phúc thẩm khu vực 2 ở New York bắt đầu xem xét lại vụ kiện vào tháng 6/2006 và ra phán quyết vào ngày 22 tháng 2 năm 2008 đồng ý với phán quyết của Tòa sơ thẩm. Ngày 6 tháng 10 năm 2008, Việt Nam tiếp tục nộp đơn thỉnh cầu lên Tòa án Tối cao Mỹ nhƣng đã bị tòa án Tối cao Mỹ bác đơn thỉnh cầu vào ngày 2 tháng 2 năm 2009. Việc bác đơn kiện của các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam là một phán quyết phi lí, khơng bình thƣờng và khơng cơng bằng. Phi lý vì từ những năm 90, Viện Hàn lâm Khoa học và Viện Y học Mỹ đã xác nhận tác nhân da cam có liên hệ tới 13 loại bệnh trên cơ thể con ngƣời. Thậm chí, năm 1996, Tổng tống Hoa Kỳ Bill Cliton đã từng phải xin lỗi và thừa nhận thêm một số loại bệnh và chỉ thị cho Bộ trƣởng Bộ cựu chiến binh Mỹ có chính sách bồi thƣờng cho các cựu chiến binh Mỹ tham chiến ở Việt Nam bị nhiễm chất độc da cam/ dioxin. Phát biểu về quyết định bác đơn kiện của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, Phó chủ tịch Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận tổ quốc Việt Nam Vũ Trọng Kim cho rằng “việc tòa án Mỹ từ chối lời thỉnh cầu của các nạn nhân Việt Nam là đã bỏ lỡ cơ hội thể hiện sự công minh của pháp luật và tinh thần yêu chuộng công lý, tôn trọng nhân quyền của nhân dân Mỹ” [94].

Thứ hai là các chƣơng trình hợp tác trong việc tìm kiếm ngƣời Mỹ và Việt Nam mất tích trong chiến tranh (MIA). MIA là một trong những vấn đề hậu chiến khá nhạy cảm nhƣng lại góp phần quan trong đặt nền móng cho việc bình thƣờng hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ từ những năm 90. Theo một tài liệu thống kê, tính đến thời điểm hiện tại, có khoảng 1307 ngƣời Mỹ mất tích trong chiến tranh tại Việt Nam, trong đó, miền Bắc là 478 ngƣời và miền Nam là 829 ngƣời [32]. Tính đến nay, hai bên đã phối hợp thực hiện đƣợc 94 đợt tìm kiếm, Việt Nam đã trao cho Hoa Kỳ gần 900 bộ hài cốt [95]. Đồng thời, Hoa Kỳ cũng có những dự án hỗ trợ tìm kiếm ngƣời Việt mất tích

trong chiến tranh. Tiêu biểu nhất là sự kiện Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ USAID đã cùng Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội Việt Nam ký biên bản ghi nhớ thỏa thuận nhằm tìm kiếm và nhận dạng những ngƣời Việt mất tích trong chiến tranh vào ngày 19/11/2010. Theo biên bản ghi nhớ này, tổng giá trị gói hỗ trợ 1 triệu USD sẽ đƣợc triển khai dƣới hình thức hỗ trợ kỹ thuật, bao gồm đào tạo, trao đổi thông tin và kinh nghiệm, cung cấp trang thiết bị, chuyển giao công nghệ, dành cho đối tƣợng là các cán bộ thuộc chính phủ Việt Nam có thẩm quyền trong việc xác định vị trí và danh tính của quân nhân Việt Nam mất tích. Trong các hoạt động tìm kiếm và giải quyết vấn đề ngƣời Mỹ và Việt Nam mất tích trong chiến tranh, nổi bật nhất là “Sáng kiến cựu chiến binh” của Tổ chức Cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam (VVA). Sáng kiến này đƣợc bắt đầu từ năm 1994 khi VVA chính thức cử đồn sang thăm Việt Nam. Mục đích của sáng kiến này là nhằm đáp ứng thiện chí của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề ngƣời Mỹ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam. Coi đây là vấn đề nhân đạo, VVA đã vận động các thành viên của mình cung cấp thơng tin, bản đồ, sơ đồ về các trận đánh và chiến trƣờng xƣa liên quan đến bộ đội Việt Nam hy sinh trong chiến đấu để trao cho các cơ quan chức năng Việt Nam, góp phần giải quyết hậu quả chiến tranh. Tính đến nay, VVA đã cử 22 đồn của “Chƣơng trình sáng kiến cựu chiến binh” sang thăm Việt Nam, chuyển giao thông tin liên quan đến gần 9.700 trƣờng hợp bộ đội Việt Nam hy sinh, mất tích trong chiến đấu, từ đó Việt Nam đã tìm kiếm và quy tập gần 1.000 hài cốt liệt sĩ [17].

Thứ ba là các chƣơng trình hợp tác trong việc rà phá bom mìn và vật nổ sót lại sau chiến tranh. Hơn 30 năm sau chiến tranh, Việt Nam vẫn cịn chịu sự ơ nhiễm của hàng trăm ngàn tấn bom mìn, vật nổ chƣa nổ cịn sót lại nằm rải rác khắp 64 tỉnh thành trong cả nƣớc, ở mọi địa hình khác nhau. Từ năm 1975 đến nay, đã có hơn 38.000 trƣờng hợp tử vong và 64.000 trƣờng hợp

thƣơng tật do tai nạn bom mìn. Hiện tại khu vực phía nam Việt Nam và dọc tuyến biên giới Việt Nam và Trung quốc là khu vực có nhiều mìn sát thƣơng nhất. Tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình nằm tiếp giáp khu vực phi quân sự trƣớc đây cũng là một trong những tỉnh bị ảnh hƣởng nặng nề nhất. Từ năm 1993, Hoa Kỳ đã cung cấp gần 50 triệu đô-la nhằm hỗ trợ Việt Nam rà phá huỷ bom mìn chƣa nổ, cũng nhƣ giải quyết các tác động đối với cuộc sống và sức khoẻ của ngƣời dân sống tại khu vực bị ảnh hƣởng [58]. Từ khi bắt đầu chƣơng trình Quỹ Nạn nhân Chiến tranh Leahy của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa kỳ vào năm 1991 và chƣơng trình hành động bom mìn nhân đạo của Hoa Kỳ tại Việt Nam vào năm 1998, Chính phủ Hoa Kỳ đã đầu tƣ hơn 80 triệu đơ la vào một loạt các chƣơng trình khơng chỉ nhằm xác định, rà gỡ và hủy bỏ các vật liệu nổ sót lại sau chiến tranh - vật liệu chƣa nổ, mìn sát thƣơng, và các vật liệu nổ khác - mà còn giải quyết ảnh hƣởng của vật liệu chƣa nổ đối với sức khoẻ và cuộc sống của ngƣời dân Việt Nam sống trong các khu vực bị tác động. Nỗ lực này bao gồm hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ thực hiện cơng tác rà phá bom mìn, giáo dục nâng cao nhận thức về rủi ro và hỗ trợ cho các dự án của nạn nhân và hoàn thành bản Khảo sát Ảnh hƣởng Mìn sát thƣơng. Riêng trong năm tài khố 2009, hỗ trợ nƣớc ngồi có liên quan tới các hành động rà phá bom mìn lên đến tổng số là 3.098.863 USD. Trong số đó, 2.120.000 USD là từ quỹ phân bổ ngân sách dành cho các hoạt động chống phổ biến vũ khí, khủng bố, rà phá bom mìn và các hoạt động có liên quan hỗ trợ các hoạt động rà phá (cả các tổ chức phi chính phủ và Trung tâm Cơng nghệ Xử lý Bom mìn), hỗ trợ nạn nhân, và giáo dục nâng cao nhận thức về rủi ro bom mìn. Văn phịng Bộ trƣởng Quốc phòng đã cấp cho Quỹ Nhân đạo Golden West, và Dự án RENEW của Quỹ Tƣởng nhớ Cựu chiến binh Việt Nam 978.863 USD làm một phần hỗ trợ phát triển và nghiên cứu. Nhờ có sự ủng hộ quan trọng cho vấn đề này trong Quốc hội Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao

Hoa Kỳ cũng cấp 3.5 triệu USD để hỗ trợ công tác rà phá vật liệu chƣa nổ và các hoạt động có liên quan trong năm 2010 [29].

3.1.2. Các chƣơng trình hỗ trợ nhân đạo của Hoa Kỳ cho Việt Nam

Hỗ trợ nhân đạo trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là một trong những lĩnh vực đƣợc chính phủ và nhân dân hai nƣớc đánh giá rất cao. So sánh với các lĩnh vực khác thì sự hợp tác này tuy khơng lớn về mặt vật chất nhƣng đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam hoa kỳ trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục và xã hội từ 1995 đến nay (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)