Những vấn đề đặt ra từ công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 60)

I PHẦN MỞ ĐẦU

8. Kết cấu của luận văn

2.2. Những vấn đề đặt ra từ công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở

giáo ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay

2.2.1. Những vấn đề đặt ra từ phương diện công cụ quản lý nhà nước đối với tôn giáo đối với tôn giáo

Hiện nay hệ thống pháp luật về tôn giáo đang trong quá trình soạn thảo, hình thành nên chưa bao quát hết được một số nội dung hoạt động của tôn

giáo. Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo đề cập tới nhiều nội dung cần quản lý, nhưng Nghị định 22/2005/NĐ-CP của Chính phủ chưa cụ thể hoá được các nội dung đó để thực hiện đạt hiệu quả cao, trong quá trình thực hiện đã bộc lộ nhiều hạn chế, không phù hợp với thực tiễn: vấn đề hoạt động và quản lý đối với các cơ sở tín ngưỡng; hoạt động từ thiện, nhân đạo của các tổ chức, cá nhân tôn giáo; vấn đề sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự của đạo Tin lành và việc quản lý đối với các điểm nhóm đạo Tin lành sau đăng ký; việc phong chức, phong phẩm, cử người đi đào tạo mục sư của đạo Tin lành; các chế tài trong việc xử lý vi phạm đối với các tổ chức, chức sắc, tín đồ các tôn giáo... chưa được rõ ràng, đầy đủ, đã tạo nên không ít khó khăn trong công tác quản lý và xử lý các vấn đề thực tiễn của chính quyền các cấp.

Vấn đề “thể nhân” và “pháp nhân” của các tổ chức tôn giáo chưa rõ ràng. Các tổ chức tôn giáo được công nhận, được đăng ký hoạt động, song lại không có quyền pháp nhân, như các hội đoàn, các tổ chức phi chính phủ,…. Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng mà các tôn giáo và người làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo đang lúng túng trong việc xử lý. Nhiều mối quan hệ của tín ngưỡng, tôn giáo chưa có quy phạm pháp luật điều chỉnh, do đó, chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Vấn đề quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cũng chưa được cụ thể hóa, còn chung chung. Hiện nay, bộ luật cơ bản của Nhà nước là Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung. Hiến pháp được hoàn thiện là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thiết kế các bộ luật ngành, nhánh, trong đó có Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.

Từ thực tế, qua 08 năm thực hiện Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cho thấy: Cơ quan QLNN về tôn giáo chủ yếu áp dụng Pháp lệnh đối với hoạt động tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng gần như không quản lý, không có sự phân công trách nhiệm quản lý. Về nhận thức hiện nay của đại đa số cán bộ và nhân dân, hoạt động tín ngưỡng chịu sự quản lý của ngành văn hóa và sự điều chỉnh của Luật Di sản văn hóa. Tính thống

nhất trong việc áp dụng pháp luật giải quyết các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo giữa các các cấp, các ngành, các địa phương, đặc biệt là vấn đề đất đai có nguồn gốc tôn giáo, việc thành lập các hội đoàn tôn giáo chưa được quy định rõ ràng chưa phù hợp với tình hình thực tế.

2.2.2. Những vấn đề đặt ra từ phương diện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với tôn giáo

Theo quan điểm của Đảng, công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, song ở Thanh Hóa, sự phối hợp của các cơ quan chức năng, của các cấp, các ngành làm công tác QLNN về tôn giáo vẫn thiếu sự đồng bộ, thống nhất, việc phân công, phân cấp còn chưa rõ ràng và cụ thể. Biểu hiện là, vừa chồng chéo, vừa buông lỏng, nên dẫn đến việc nhiều đơn vị cùng tác động vào một con người hay một vụ việc, gây lên tình trạng mạnh ngành nào ngành ấy can thiệp, tạo ra mâu thuẫn ngay trong cách hướng dẫn, giải quyết của chủ thể quản lý. Vì vậy, chức sắc, tín đồ rất lúng túng và rất khó trong xử lý các mối quan hệ, thậm chí, có thái độ coi thường chính quyền, xem nhẹ pháp luật. Mặt khác, công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong QLNN đối với tôn giáo trên địa bàn Thanh Hóa có khi chỉ được đặt ra khi có ý kiến chỉ đạo từ cấp trên xuống, hoặc trong những trường hợp khó khăn, phức tạp cần phải có ý kiến của nhiều ngành.

Mặt khác, sự phối hợp giữa chính quyền với các ban, ngành ở cơ sở chưa chặt chẽ, thiếu sự thống nhất nhận thức về tình hình tôn giáo, chưa nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, nên khi vấn đề phức tạp nảy sinh thường tỏ ra lúng túng, thiếu kinh nghiệm trong xử lý, hoặc buông lỏng, hoặc chủ quan nóng vội, mệnh lệnh hành chính tạo kẻ hở để chức sắc tôn giáo lợi dụng chống đối lại chính quyền làm cho sự việc càng trở nên phức tạp.

Một số cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở chưa thực sự quan tâm đến công tác tôn giáo. Ở nhiều địa phương chưa xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn cụ thể trong phân cấp quản lý Nhà nước về tôn giáo. Trong những sự

việc diễn ra, một số chính quyền cơ sở có nơi còn đùn đẩy trách nhiệm giải quyết lên cấp trên. Một số việc thiếu chủ động nắm nguồn thông tin, hoặc dự báo tình hình, thậm chí có sự việc đã nắm rõ thông tin, cơ quan chức năng ở tỉnh đã có ý kiến chỉ đạo biện pháp ngăn chặn, nhưng chính quyền sở tại không quan tâm, đến khi sự việc xảy ra trở nên phức tạp mới tập trung giải quyết.

Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo bước đầu được quan tâm củng cố, nhưng vẫn bất cập trước yêu cầu nhiệm vụ công tác tôn giáo cả số lượng và chất lượng ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chỉ đạo, tham mưu đề xuất với cấp uỷ, UBND các cấp; chưa có sự cải tiến cơ bản về thủ tục hành chính trong giải quyết các vấn đề tôn giáo. Bộ máy cán bộ cần được quan tâm hơn về cấp tỉnh cũng như cấp huyện, tăng cường biên chế. Theo cơ cấu đề án cần 17 biên chế, song thực tế mới có 14 biên chế trong khi Thanh Hoá là một tỉnh lớn. Hơn thế nữa, vấn đề biên chế nên có sự linh hoạt tuỳ theo nhu cầu thực tiễn.

2.2.3. Những vấn đề đặt ra từ phương diện cán bộ làm công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo đối với tôn giáo lý nhà nước đối với tôn giáo đối với tôn giáo

Công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thời gian vừa qua được chú trọng thực hiện, tập trung vào tất cả các đối tượng, ở tất cả các địa bàn liên quan đến công tác tôn giáo. Tuy nhiên, cũng như một số địa phương trong cả nước, tỉnh Thanh Hoá vẫn còn những khó khăn chung có thể thấy hiện nay của cán bộ làm công tác tôn giáo trên cả nước, đó là: vừa thiếu lại vừa yếu, đa phần chưa được đào tạo chuyên sâu trong công tác quản lý nghành. Mặt khác, hiện nay đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp đã lớn tuổi, đội ngũ kế cận chưa có kinh nghiệm. Trong khi đó, cùng với sự phát triển các mặt của đời sống xã hội thì tôn giáo cũng phát triển toàn diện, cả về mặt tổ chức cũng như số lượng chức sắc, tín đồ. Với đặc điểm là tỉnh đa dạng các dân tộc sinh sống, có đồng bào dân tộc theo đạo, nên tỉnh Thanh Hoá còn cần phải chú trọng đồng thời tới hai vấn đề đó là dân tộc và tôn giáo… Mặc dù vậy, với việc tập trung hơn trang bị

kiến thức cho cán bộ làm công tác tôn giáo đặc biệt là cấp tỉnh và huyện, cán bộ cũng đã tự tin với việc tham mưu và xử lý các công việc và vấn đề trong công tác tôn giáo.

Thực tế cho thấy, để có được một cán bộ có kiến thức, có tâm huyết, có độ nhạy cảm, tinh tế về chính trị, làm tốt, làm giỏi công tác tôn giáo không dễ và không phải ngày một, ngày hai có thể có được. Chính vì vậy mà bên cạnh sự nỗ lực từ phía địa phương cũng cần có sự quan tâm hơn về phía lãnh đạo các cấp đến những nguyện vọng xuất phát từ thực tiễn nhu cầu công việc, cụ thể với tỉnh Thanh Hoá như sau: Tạo điều kiện hơn trong việc tiếp nhận thông tin, vì hiện nay tiếp nhận thông tin chỉ thông qua một kênh trung gian là Sở Nội vụ.

Với thực trạng và những vấn đề đặt ra của công tác QLNN đối với tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa như trên, đòi hỏi phải có các giải pháp mang tính căn cốt nhưng toàn diện và lại phải lịch sử cụ thể, thì mới có thể đảm bảo để các tôn giáo hoạt động tuân thủ pháp luật, giữ gìn được bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc. Mặt khác, từ đó ngành QLNN đối với tôn giáo của tỉnh Thanh Hóa mới được trưởng thành, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Có thể khẳng định rằng, dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đồng thuận của cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp từ tỉnh đến cơ sở trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo của tỉnh Thanh Hóa đã bước đầu đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Hoạt động tôn giáo của các tổ chức tôn giáo trên địa bàn giữ được nề nếp, đáp ứng nguyện vọng, nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của chức sắc và bà con tín đồ các tôn giáo, khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng được củng cố, tạo được sự đồng thuận giữa chính quyền với giáo hội, chức sắc, tín đồ các tôn giáo nhận thức đầy đủ quyền và nghĩa vụ của công dân đối với đất nước, sống tốt đời đẹp đạo, sinh hoạt của các tổ chức tôn giáo diễn ra ra ổn định, thuần túy trong khuôn khổ quy định của pháp luật,

an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội được giữ vững, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển bền vững, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, công tác quản lý tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thời gian qua còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập: bộ máy, cán bộ làm công tác tôn giáo còn yếu chuyên môn, thiếu về số lượng; Công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo còn nhiều bất cập; Công tác thông tin, tuyên truyền chưa hiệu quả; Công tác vận động quần chúng và công tác xây dựng lực lượng chính trị trong các vùng có đông tín đồ các tôn giáo còn nhiều yếu kém; ...

Từ thực trạng của công tác QLNN đối với tôn giáo, chúng tôi nhận thức được rằng đã và đang có khá nhiều vấn đề đặt ra trong công tác tôn giáo ở Thanh Hóa hiện nay, đòi hỏi chủ thể QLNN phải dành cho nó một sự quan tâm hàng đầu. Những vấn đề đặt ra từ công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay tập trung vào các phương diện công cụ quản lý nhà nước đối với tôn giáo; tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với tôn giáo và phương diện cán bộ làm công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo. Đây trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của các cơ quan nhà nước quản lý về tôn giáo tỉnh Thanh Hóa và của tổ chức giáo hội tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

Chương 3

DỰ BÁO TÌNH HÌNH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÔN

GIÁO Ở TỈNH THANH HOÁ 3.1. Dự báo tình hình tôn giáo ở Thanh Hoá

Thứ nhất, tình hình kinh tế, xã hội và tôn giáo trên thế giới tiếp tục có

nhiều diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch trong và ngoài nước, đứng đầu là Mỹ đang tìm mọi cách để chống phá cách mạng nước ta. Qua các sự kiện xảy ra ở Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây Bắc… cho thấy Mỹ và các thế lực thù địch thực hiện chiến lược “Diễn biến hoà bình” bằng nhiều thủ đoạn. Đặc biệt, chúng đã lợi dụng việc truyền đạo trái phép để kích động vấn đề dân tộc, kích động tư tưởng “ly khai”, tập hợp quần chúng gây bạo loạn chính trị, kích động hàng ngàn người vượt biên trái phép, gây bất ổn định tình hình trong nước, nhất là ở khu vực Tây Nguyên. Các hoạt động của của cái gọi là “Nhà nước Khmer Crôm”, “ Nhà nước Đêga độc lập” và “Nhà nước Mông tự trị” đã tác động không nhỏ đến tình hình tư tưởng của đồng bào ở khu vực Tây Nam Bộ, Tây Nguyên và Tây Bắc. Tình hình đó đã, đang và sẽ tiếp tục chi phối và tác động mạnh vào tình hình tôn giáo ở Thanh Hóa trong thời gian tới.

Thứ hai, Quá trình toàn cầu hóa cùng với sự phát triển như vũ bão của

cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ thông tin đem lại nhiều sự thay đổi trong quá trình hội nhập và quan hệ quốc tế. Các nước sẽ ngày càng mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác, phụ thuộc lẫn nhau trên nhiều lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội...; các luồng di cư, xuất khẩu lao động, các hoạt động giao lưu, trao đổi văn hoá, khoa học, giáo dục, đầu tư kinh doanh... giữa các quốc gia, các khu vực ngày càng được tăng cường... Điều đó tạo ra sự đan xen và hội nhập văn hóa, kinh tế giữa các quốc gia dân tộc. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, các tôn giáo có cơ hội, điều kiện khách quan để thâm nhập và lan tỏa ra khắp thế giới. Trong xã hội tương lai sẽ khó có thể cưỡng lại sự cải đạo, bỏ tôn giáo này theo tôn giáo kia, hoặc cùng một

lúc tin theo nhiều tôn giáo của người dân trước một “siêu thị tôn giáo” đa dạng và phong phú. Cùng với quá trình dân chủ hoá xã hội, sự phát triển của tự do cá nhân trong xã hội mới, xu hướng thế tục hoá, dân tộc hoá và dân chủ hoá trong các tôn giáo tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, kể cả đối với những tổ chức tôn giáo có tổ chức chặt chẽ và giáo quyền mạnh mang tính toàn cầu như Vatican. Các tôn giáo ở Thanh Hóa cũng không nằm ngoài xu thế này. Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo của Thanh Hóa cần nắm vững xu thế vận động chung đó của các tôn giáo để đề ra những chủ trương, biện pháp cụ thể, linh hoạt nhằm giải quyết tốt nhu cầu chính đáng, hợp pháp của các tôn giáo.

Thứ ba, trong bối cảnh hiện nay, ở Việt Nam cũng như trên địa bàn tỉnh

Thanh Hóa các tôn giáo sẽ lợi dụng xu thế toàn cầu hoá, cũng như những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, công nghệ thông tin để đẩy mạnh các hoạt động truyền giáo và phát triển tín đồ trong quốc gia dân tộc, trong khu vực và trên phạm vi toàn thế giới. Trong đó, đáng chú ý là đạo Tin Lành, do được tổ chức tốt, đạo Tin lành truyền giáo quyết liệt và tích cực, sử dụng các phương tiện, phương pháp truyền giáo tiên tiến hiện đại, đã tỏ ra nổi bật so với Công giáo và các tôn giáo khác. Vì vậy mà ở Việt Nam, đạo Tinh Lành đã có sự phát triển nhanh chóng, gia tăng số lượng tín đồ một cách đột biến trong những năm gần đây, nhất là trong những vùng đô thị, khu công nghiệp, các vùng nông thôn hẻo lánh, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống còn nhiều khó khăn. Với những lý do ấy, trong những năm tới tín đồ Tin Lành sẽ tiếp tục tăng về số lượng và địa bàn, kể cả những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở vùng miền núi phía Bắc. Trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)