Phương hướng của công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 69 - 74)

I PHẦN MỞ ĐẦU

8. Kết cấu của luận văn

3.2. Phương hướng của công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở

ở Thanh Hoá

3.2.1. Công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Thanh Hoá nhằm đảm bảo chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân thời kỳ nhằm đảm bảo chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Trong những năm qua, bức tranh tôn giáo ở Việt Nam nói chung, Thanh Hóa nói riêng có những thay đổi lớn, sự trở lại của niềm tin tôn giáo, số các tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận tăng lên, các tôn giáo ngày càng được củng cố và phát triển, hoạt động tôn giáo sôi động, thu hút nhiều tầng lớp xã hội tham gia. Nhìn chung các tôn giáo đều hoạt động gắn bó, đồng hành cùng đất nước; văn hoá tôn giáo đang hội nhập tích cực vào văn hoá dân tộc, góp phần làm phong phú bản sắc văn hoá Việt Nam. Tín đồ các tôn giáo đa số là người lao động, có lòng yêu nước, gắn bó với dân tộc, địa phương; đồng thời họ cũng có niềm tin tôn giáo sâu sắc và có nhu cầu sinh hoạt tôn giáo bình thường. Đại đa số chức sắc tôn giáo trên địa bàn tỉnh yên tâm làm việc đạo, có ý thức đồng hành cùng dân tộc. Đồng bào tôn giáo ngày càng nhận thức rõ lợi ích của quốc gia dân tộc và lợi ích của công cuộc đổi mới gắn bó mật thiết với lợi ích của bản thân và lợi ích của tôn giáo mình. Tuy nhiên, tín ngưỡng, tôn giáo là vấn đề nhạy cảm và phức tạp. Vì vậy, khi xử lý các vấn đề nảy sinh từ tôn giáo cần phải hết sức thận trọng, tỷ mỉ và chuẩn xác, vừa đòi hỏi giữ vững nguyên tắc, đồng thời phải mềm dẻo, linh hoạt, đúng tinh thần của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta là: không “tuyên chiến” với tôn giáo mà tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.

Quan điểm xuyên suốt được Đảng và Nhà nước ta khẳng định ngay từ khi Nhà nước ra đời là “Tín ngưỡng tự do và Lương - Giáo đoàn kết”. Vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo tiếp tục được Nghị quyết Đại hội Đảng toàn

quốc lần thứ XI chỉ rõ: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng. Phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, đúng quy định của pháp luật. Đồng thời thủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc” [24, tr. 245]. Chính vì thế, để thực hiện thắng lợi mục tiêu CNH, HĐH đất nước, công tác QLNN đối với tôn giáo ở Thanh Hóa hiện nay cần phải quán triệt sâu sắc quan điểm, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đã và sẽ đang tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật. Công tác QLNN đối với tôn giáo trên địa bàn tỉnh cần nhận thức và quán triệt sâu sắc rằng, các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Nghiêm cấm sự phân biệt đối sử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Trên cơ sở đó,giải quyết hợp lý nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng. Tức là những nhu cầu chính đáng như: đi lễ nhà thờ, học tập giáo lý, giáo luật… cần được quan tâm, tạo điều kiện cho quần chúng tín đồ thực hiện, trên cơ sở các hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, trong hành lang pháp lý cho phép.

Tuy nhiên, việc tự do tín ngưỡng, tôn giáo cần được hiểu không thể có tự do vô tổ chức, tự do ngoài khuôn khổ pháp luật. Mặt khác, cần giải quyết hợp lý nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng đồng thời kiên quyết đấu tranh chống lại các hành vi lợi dụng tôn giáo phá hoại cách mạng, phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Khắc phục nhận thức thiển cận đối với tôn giáo và thái độ hẹp hòi, thành kiến, phân biệt đối sử với đồng bào có đạo. Đoàn kết đồng

bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo.Các nhu cầu chính đáng của các tổ chức, cá nhân tôn giáo về việc xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự; phong chức, bổ nhiệm chức sắc; chiêu sinh, bồi dưỡng cho chức sắc… cần được giải quyết kịp thời. Quan tâm giúp đỡ các tổ chức tôn giáo ( được nhà nước công nhận tư cách pháp nhân ) củng cố, kiện toàn bộ máy; xây dựng hiến chương, điều lệ, phương hướng và nội dung hành đạo phù hợp với pháp luật Việt Nam. Quan tâm giải quyết hợp lý nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng, đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, giải quyết đúng đắn và đầy đủ nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của quần chúng là cơ sở để đấu tranh có hiệu quả chống việc lợi dụng tôn giáo. Đồng thời, nâng cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh chống sự lợi dụng tôn giáo là tạo môi trường sinh hoạt tôn giáo lành mạnh, điều kiện đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được thực hiện tốt. Đây là hai mặt của một vấn đề có sự tác động qua lại lẫn nhau, trong đó nhấn mạnh việc chủ động quan tâm các nhu cầu hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo bình thường, đúng pháp luật của quần chúng tôn giáo, từ đó loại bỏ những nguyên cớ mà các thế lực xấu có thể lợi dụng xuyên tạc, kích động; quần chúng yên tâm, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tin tưởng vào chế độ, tự giác đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng tôn giáo. Công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo và đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo chỉ thành công nếu làm tốt công tác vận động quần chúng tôn giáo.

3.2.2. Công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Thanh Hoá góp phần ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế và đảm bảo vai trò lãnh phần ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế và đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trên địa bàn

Có thể khẳng định, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đã và sẽ đang tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện nhất quán chính sách

tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Nghiêm cấm sự phân biệt đối sử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Giải quyết hợp lý nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng. Tức là những nhu cầu chính đáng như: Đi lễ nhà thờ, tụng kinh, lễ Phật, học tập giáo lý, giáo luật…; các nhu cầu chính đáng của các tổ chức, cá nhân tôn giáo về việc xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự, phong chức, bổ nhiệm chức sắc, chiêu sinh, bồi dưỡng cho chức sắc… cần được quan tâm, tạo điều kiện cho chức sắc và tín đồ thực hiện, trên cơ sở các hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, trong hành lang pháp lý cho phép. Tự do tín ngưỡng, tôn giáo cần được hiểu không thể có tự do vô tổ chức, tự do ngoài khuôn khổ pháp luật. Mặt khác, giải quyết hợp lý nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của quần chúng nhân dân, đồng thời kiên quyết đấu tranh chống lại các hành vi lợi dụng tôn giáo phá hoại cách mạng, phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Quán triệt quan điểm của Đảng về tôn giáo, công tác vận động đồng bào có đạo hưởng ứng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở tỉnh Thanh Hóa đạt được nhiều tiến bộ. Các ngành, các cấp đã chủ động thực hiện các chủ trương, chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước; phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính trị ở vùng đồng bào tôn giáo. Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước đưa các hoạt động tôn giáo đi vào nề nếp, ổn định; đồng thời đấu tranh có hiệu quả ngăn chặn hoạt động lợi dụng tôn giáo chống phá chế độ, góp phần phát triển kinh tế và đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh. Những thành tựu và kinh nghiệm ấy đã và đang được đúc kết thành những bài học để làm cơ sở cho những năm tới thực hiện tốt hơn.

Với những thành tựu đã đạt được, tỉnh Thanh Hóa đã góp phần vào thắng lợi chung của đất nước trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước;

giữ vững ổn định tình hình xã hội, an ninh chính trị ở các vùng; đồng thời, tín ngưỡng, tôn giáo được đảm bảo, đoàn kết dân tộc được củng cố. Vì vậy, phương hướng chung trong công tác QLNN về tôn giáo của tỉnh Thanh Hóa trong những năm tới cần thực hiện có hiệu quả chủ trương tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

3.2.3. Công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Thanh Hoá đặt trong toàn bộ công tác quản lý đối với tôn giáo của cả nước ta trong toàn bộ công tác quản lý đối với tôn giáo của cả nước ta

Nước ta nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng là một cộng đồng đa dân tộc, tôn giáo và cũng giống như nhiều tỉnh thành khác, vấn đề quản lý tôn giáo của tỉnh Thanh Hóa luôn có mối quan hệ chặt chẽ với công tác quản lý đối với tôn giáo của cả nước, có sự đan xen, thẩm thấu vào nhau hướng tới mục tiêu chung của dân tộc. Chính vì thế, công tác QLNN đối với tôn giáo ở tỉnh Thanh Hóa chỉ có hiệu quả và thành công khi luôn gắn bó với công tác dân tộc, đặt trong toàn bộ công tác quản lý đối với tôn giáo của cả nước ta.

Tuy nhiên, từ thực tiễn của công tác tôn giáo và nhất là từ yêu cầu đổi mới công tác tôn giáo ở tỉnh Thanh Hóa, nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo ra động lực trực tiếp thúc đẩy sự phát triển đất nước, thì từ bản thân hệ thống chính trị quản lý tôn giáo của tỉnh Thanh Hóa đã và đang đặt ra một số vấn đề cần phải quan tâm giải quyết trên cả phương diện lý luận cũng như thực tiễn. Mặt khác, các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta từ trước đến nay thông thường đều lợi dụng vấn đề tôn giáo. Để đối phó, chúng ta cần chú ý giải quyết khoa học, chặt chẽ mối quan hệ về công tác tôn giáo của địa phương nói riêng và của cả nước nói chúng. Công tác tôn giáo của địa phương và của cả nước xét trong một không gian, thời gian hẹp và ở khía cạnh của toàn dân tộc cần có sự đồng nhất. Việc thực hiện chính sách đối với tôn giáo ở Thanh Hóa cũng có nghĩa là giải quyết vấn đề

tôn giáo của Việt Nam. Có như vậy, mới tạo ra sự đồng thuận, đồng bộ và hiệu quả trong công tác tôn giáo.

Như vậy, có thể khẳng định rằng công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Thanh Hoá và công tác quản lý đối với tôn giáo của cả nước ta nếu xét từ phương diện hệ thống cấu trúc thì, nếu công tác quản lý đối với tôn giáo của cả nước là “cái toàn bộ”, thì tôn giáo ở Thanh Hoá là “cái bộ phận”, nếu xét từ phương diện đan xen, thẩm thấu thì đây thực chất là một vấn đề. Quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Thanh Hóa cũng nhằm thực hiện mục tiêu chung của cả nước về quản lý tôn giáo và đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý chung của Nhà nước ta. Vì thế, sẽ không thể có hiệu quả nếu công tác QLNN đối với tôn giáo ở Thanh Hóa nếu bị tách rời khỏi công tác quản lý đối với tôn giáo của cả nước.

Trên đây là một số phương hướng đặt ra từ công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn tới. Giải quyết những vấn đề trên, toàn bộ hệ thống chính trị nói chung, bộ máy quản lý tôn giáo của Thanh Hóa nói riêng vừa phải đáp ứng yêu cầu mang tính chiến lược, vừa phải đáp ứng phương hướng chung mang tính định hướng. Có như vậy, công tác tôn giáo ở Thanh Hóa hiện nay mới có điều kiện trưởng thành hơn trên cả phương diện nhận thức cũng như thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)