Những giải pháp cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 74 - 87)

I PHẦN MỞ ĐẦU

8. Kết cấu của luận văn

3.3. Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà

3.3.1. Những giải pháp cơ bản

Thứ nhất, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với công tác quản lý các hoạt động tôn giáo

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở địa bàn cơ sở, là nền tảng vững chắc góp phần thực hiện tốt chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta; hướng các hoạt động của tôn giáo vào khuôn khổ quy định của pháp luật, từng bước củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong hệ thống

chính trị, trước hết phải nói đến Đảng. Đảng có quan điểm đúng đắn và khoa học về tôn giáo, các văn kiện của Đảng về công tác tôn giáo phải được quán triệt tới mọi cán bộ đảng viên và nhân dân để có nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Đảng xác định: tôn giáo là nhu cầu tinh thần của nhân dân thì không bao giờ Đảng và Nhà nước chống lại tôn giáo. Nhưng cần chống lại kẻ địch lợi dụng hoạt động tôn giáo chống phá chế độ, xuyên tạc, bóp méo đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, việc tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay có vai trò đặc biệt quan trọng. Do đó, theo chúng tôi cần tập trung vào một số vấn đề cơ bản:

Trước hết, Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể các cấp tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phố biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo từ trong đảng đến quần chúng nhân dân, nhất là sau khi có Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định hướng dẫn đã được sửa đổi, bổ sung ban hành, nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức và sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân trong công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Mặt khác, các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể các cấp tiếp tục tăng cường củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở (các tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHPN, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Người cao tuổi... tập hợp trong MTTQ Việt Nam mà hạt nhân lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam); bám sát cơ sở, nhất là các xã có đạo Tin lành hoạt động; nắm chắc tình hình hoạt động của các chức sắc, tín đồ các tôn giáo; giải quyết kịp thời, đúng đắn những vần đề mới phát sinh ngay từ cơ sở, không để xảy ra các vụ việc khiếu kiện liên quan đến tôn giáo và thực hiện công tác báo cáo, phản ảnh kịp thời, đầy đủ tình hình công tác tôn giáo với các cấp trên theo quy định.

Chủ động phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương, chính sách về tôn

giáo của đảng, nhà nước trong cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là trong các chức sắc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo. Bên cạnh đó, giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất Tổ quốc, làm cho các tôn giáo gắn bó với dân tộc, đất nước, CNXH, hăng hái thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thông qua các hoạt động cụ thể của các đoàn thể tăng cường phát triển đảng ở vùng đồng bào tôn giáo, phát hiện, bồi dưỡng, kết nạp những tín đồ có đủ điều kiện và phẩm chất đạo đức tốt. Đây là công việc thường xuyên, lâu dài và có ý nghĩa to lớn trong quá trình công tác quản lý tôn giáo cũng như vận động đồng bào tôn giáo tham gia vào phát triển kinh tế, văn hóa, nâng cao đời sống và cảnh giác trước những âm mưu lợi dụng của kẻ thù đối với vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhân quyền. Đồng thời, có kế hoạch và biện pháp cụ thể chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp xây dựng các đề án nhằm gìn giữ, phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số (nhất là dân tộc Mông) thể hiện dưới dạng: ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, tín ngưỡng, lối sống, lao động;... tăng cường vận động đồng bào các dân tộc phát huy truyền thống thờ phụng tổ tiên, tôn vinh những người có công với nước, với dân; tôn trọng tín ngưỡng truyền thống của đồng bào các dân tộc và đồng bào có đạo. Qua đó tăng cường sự đồng thuận giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và người không có tín ngưỡng, tôn giáo; giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau; đồng thời tạo sơ sở để đấu tranh chống những tà đạo, những hoạt động mê tín dị đoan, lợi dụng tôn giáo để làm hại đến lợi ích của Tổ quốc, dân tộc, nhân dân.

Trong công tác quản lý nhà nước, tỉnh cần tăng cường đầu tư và thực hiện có hiệu quả các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá cho nhân dân các vùng khó khăn, đặc biệt những vùng có đạo và miền núi, dân tộc. UBND tỉnh đề nghị Chính phủ sớm ban hành Luật Tôn giáo để làm cơ sở pháp lý cho chính quyền các cấp thực hiện công tác tôn giáo; trước mắt cần sớm ban hành nghị định mới thay thế cho Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 1/3/2005 của

Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo cho phù hợp với tình hình mới. Đồng thời xây dựng, ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân tôn giáo trong nước, nước ngoài hoạt động tại Việt Nam vi phạm pháp luật để có đủ các chế tài cần thiết phục vụ cho quá trình xử lý các vi phạm ở địa phương. Ban hành chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác tôn giáo các cấp.

Tăng cường quản lý, phối hợp với các ban ngành liên quan nhằm nâng cao cảnh giác, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo để kích động chia rẽ nhân dân, dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia, nhất là đối với một số huyện giáp biên giới có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo Tin lành. Đồng thời, giải quyết tốt việc các tôn giáo tham gia thực hiện chủ trương xã hội hoá trong các hoạt động như y tế, văn hoá, xã hội, giáo dục... của Nhà nước trên nguyên tắc: Khuyến khích các tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, tham gia phù hợp với chức năng, nguyên tắc tổ chức của mỗi tôn giáo và quy định của pháp luật; Khuyến khích các tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành tham gia với tư cách cá nhân và tạo điều kiện thực hiện theo pháp luật; Thống nhất chủ trương xử lý vấn đề nhà, đất sử dụng vào mục đích tôn giáo hoặc có liên quan đến tôn giáo;...

Thứ hai, kiện toàn và nâng cao năng lực tổ chức của bộ máy quản lý nhà nước đối với tôn giáo, có chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh

Vấn đề tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo của hệ thống chính trị tỉnh Thanh Hóa mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ, nhưng đi sâu vào, vẫn còn là vấn đề phải tiếp tục tháo gỡ, nhằm tạo ra sự thống nhất từ trên xuống dưới. Vẫn có tình trạng bộ máy làm công tác tôn giáo còn “khập khiễng”. Vì vậy, để nâng cao công tác QLNN đối với tôn giáo ở Thanh Hóa hiện nay thiết nghĩ nên chú trọng hơn đến bộ máy quản lý Nhà nước các cấp. Về đội ngũ cán bộ

làm công tác tôn giáo ở Thanh Hóa hiện nay đòi hỏi: các cấp ủy quan tâm bố trí đúng người làm công tác tôn giáo, họ phải được bồi dưỡng về kiến thức tôn giáo và nghiệp vụ công tác tôn giáo. Đặc biệt, cần có kế hoạch phát hiện, đào tạo những cán bộ có uy tín, có năng lực vận động chức sắc tôn giáo để tạo ra mối quan hệ đồng thuận

Về phương diện tổ chức, để tăng cường tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Thanh Hóa cần kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý từ cấp tỉnh đến các xã, phường, thị trấn, đặc biệt là nơi có đông đồng bào theo đạo.

Về phương diện cán bộ, để tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo, cần xây dựng và thực hiện tốt công tác qui hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và bảo đảm chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo. Hiện nay ở Thanh Hóa, số cán bộ làm công tác tôn giáo đã qua đào tạo chuyên ngành về lĩnh vực tôn giáo rất ít, phần lớn cán bộ đều xuất phát từ các ngành, các nghề khác nhau, do đó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo. Để khắc phục tình trạng này, trong thời gian tới, Tỉnh cần có sự quan tâm về một số lĩnh vực sau:

Đối với cán bộ chuyên trách đang làm công tác tôn giáo, cần có sự rà soát và bố trí cho phù hợp với mỗi công việc cụ thể. Trong việc tuyển chọn, điều động cán bộ làm công tác tôn giáo cần phải xuất phát từ tính chất, yêu cầu của công tác này. Tôn giáo là một lĩnh vực xã hội nhạy cảm và phức tạp, do vậy các bộ làm công tác tôn giáo phải là những người có trình độ, năng lực và tâm huyết với nghề. Cần tránh tình trạng hiện nay ở một số địa phương trong Tỉnh là phân công gò ép, hoặc xếp những cán bộ đã bị kỷ luật, mất uy tín… làm công tác tôn giáo. Mạnh dạn thay thế cán bộ có năng lực yếu, thiếu tinh thần trách nhiệm, uy tín thấp, có quan điểm không đúng trong công tác tôn giáo.

Có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo thường xuyên kiến thức về tôn giáo. Để thực hiện tốt vấn đề này, Tỉnh nên dành một khoản kinh phí để phối hợp

với các cơ sở đạo tạo về lĩnh vực tôn giáo của Trung ương như: Ban Tôn giáo Chính phủ, Viện Nghiên cứu Tôn giáo và Tín ngưỡng… thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn tại tỉnh. Đối tượng tham gia lớp đào tạo là những cán bộ làm công tác tôn giáo ở các cấp, các ngành, các địa phương.

Tỉnh cần có kế hoạch đào tạo cơ bản, chuyên sâu đối với cán bộ làm công tác tôn giáo. Hiện nay Viện Nghiên cứu Tôn giáo và Tín ngưỡng và Viện nghiên cứu tôn giáo đã tổ chức các khoá đào tạo cử nhân, cao học, nghiên cứu sinh về chuyên ngành tôn giáo và tín ngưỡng. Để cán bộ làm công tác tôn giáo có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực tôn giáo và công tác tôn giáo, Tỉnh cần có qui hoạch cụ thể và cử cán bộ đi tham gia các lớp đào tạo này.

Ngoài ra, ở các vùng dân tộc thiểu số, cán bộ làm công tác tôn giáo nếu không biết tiếng dân tộc thì phải được bồi dưỡng, huấn luyện để hiểu biết tiếng nói, phong tục tập quán và tâm lý của dân tộc nơi mình công tác. Tỉnh cần có nguồn kinh phí dành cho công tác tập huấn, bồi dưỡng và đào tạo đối với cán bộ làm công tác tôn giáo. Hàng năm cấp một khoản kinh phí cho Ban dân vận, các đoàn thể làm công tác tôn giáo để đi thăm hỏi động viên cán bộ cốt cán lúc ốm đau, khi gia đình có chuyện buồn; ngày lễ, tết…Mặt khác, cần có chế độ chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo. Công tác tôn giáo là loại hình công tác phức tạp, vất vả, song thu nhập của đội ngũ cán bộ làm công tác này hiện nay lại rất thấp, vì vậy cần phải lưu ý quan tâm đến đời sống của họ. Do đời sống còn gặp nhiều khó khăn, nên họ chưa yên tâm công tác, để động viên kịp thời tới đội ngũ những người làm công tác tôn giáo, Tỉnh cần có sự quan tâm và dành khoản kinh phí ưu đãi đặc biệt cho đội ngũ này.

Bên cạnh đó, cần kiện toàn mô hình quản lý nhà nước: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với tôn giáo bằng một đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước được đào tạo chuyên ngành và có phẩm chất tốt. Để củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức, cán bộ làm công tác tôn giáo từ quận đến cơ sở, cấp uỷ đảng phải quan tâm quy hoạch, đào tạo cán bộ làm công tác tôn giáo ở cấp

mình. Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao chất lượng cán bộ chuyên trách bằng nhiều hình thức như: tập huấn, tham quan, đào tạo ngắn và dài hạn... sao cho cán bộ có trình độ ngang tầm với nhiệm vụ. Bởi vì, mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, trong đó có tín đồ tôn giáo không chỉ thể hiện ở đường lối, cơ chế, chính sách của Đảng, mà một phần quan trọng còn thể hiện ở hoạt động của các tổ chức đảng, ở hành động của đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp, các đoàn thể và ở mỗi đảng viên. Đồng thời, tiếp tục xây dựng, củng cố tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng ở vùng có đồng bào tôn giáo theo hướng đoàn thể hoá các giai cấp, các giới trong tôn giáo. Mỗi cấp đoàn thể phải có cán bộ chuyên sâu về công tác vận động quần chúng tín đồ các tôn giáo, phải hiểu các tôn giáo mình phụ trách, đề ra những biện pháp vận động thích hợp nhằm tăng cường công tác phát triển đoàn viên, hội viên là tín đồ các tôn giáo. Kết hợp cùng chính quyền, các ban ngành chăm lo đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho đồng bào có đạo, giáo dục cho quần chúng nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả của công tác thông tin, tuyên truyền, vận động tín đồ, chức sắc các tôn giáo và xây dựng lực lượng chính trị ở cơ sở

Đảng và Nhà nước ta khẳng định, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng “sống tốt đời, đẹp đạo”, góp phần bảo vệ và xây dựng Tổ quốc theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là quan điểm thể hiện tư duy lý luận sâu sắc của Đảng ta về công tác quần chúng nói chung, công tác tôn giáo nói riêng. Khi nói nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng, Đảng ta muốn nhấn mạnh đến bản chất và vai trò quyết định của công tác vận động quần chúng trong công tác tôn giáo; Suy cho cùng, công tác vận động quần chúng có đạo là công tác đối với con người, đó là những con người - công dân – tín đồ. Họ là một đối tượng quần chúng đặc thù, có điểm giống, nhưng cũng có điểm khác với các đối tượng quần chúng khác. Ở họ, giữa con người công dân với con người tín đồ luôn

quyện chặt vào nhau, bổ xung cho nhau không thể tách rời và luôn hướng tới “tốt đời, đẹp đạo”. Trong họ, quyền lợi và nghĩa vụ song trùng giữa con người công dân có quyền lợi, nghĩa vụ với Tổ quốc và con người tín đồ có quyền lợi, bổn phận với đạo, với giáo hội của mình.

Công tác vận động quần chúng có đạo không đơn thuần chỉ là công tác tuyên truyền giáo dục mà còn là công tác tập hợp tín đồ các tôn giáo trong các đoàn thể quần chúng, công tác xây dựng cốt cán, công tác đối với các chức sắc, nhà tu hành, các nhân sỹ trí thức trong các tôn giáo. Công tác vận động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 74 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)