Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu Điểm mạnh điểm yếu (mô hình SWOT) thương hiệu omachi (Trang 30 - 39)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VÀ THỊ TRƯỜNG

2.3 Khảo sát đối tượng mục tiêu về ý tưởng sản phẩm mới

2.3.2 Kết quả khảo sát

Dựa trên 81 phiếu khảo sát cho thấy:

HÀNH VI KHÁCH HÀNG_NHÓM 2 31

Đặc điểm nhân khẩu học của khách hàng:

Độ tuổi: Đa số người được khảo sát nằm ở độ tuổi từ dưới 18 đến 24, ngoài ra có rất ít người từ 25-34 và người trên 35 tuổi. Đối tượng chủ yếu ở đây là giới trẻ.

Giới tính: Tại bảng khảo sát, tỉ lệ nữ tham gia cao hơn nam với kết quả là 53,1% và 43,2%.

HÀNH VI KHÁCH HÀNG_NHÓM 2 32

Nghề nghiệp: Dựa theo nhóm tuổi tham gia có thể dễ nhận ra lượng lớn chính là công – nhân viên (40,7%), xếp sau là kinh doanh tự do (28,4%) và các ngành nghề khác.

Thu nhập: Vì là sản phẩm mì ở phân khúc giá cao hơn so với các loại mì khác nên mức thu nhập của khách hàng cũng ở tầm từ 8 – 12 triệu (42%) là nhiều nhất, sau đó là 4 – 8 triệu ( 37%) và các mức thu nhập khác.

HÀNH VI KHÁCH HÀNG_NHÓM 2 33

Hành vi khách hàng:

Theo khảo sát cho thấy số người đã từng sử dụng mì gói chiếm phần lớn 82,7% .

Tần suất sử dụng mì gói: Từ 4 – 6 lần/tuần (58%), dưới 3 lần (30,9%) và trên 7 lần/tuần (11,1%).

Khi được hỏi về thương hiệu mì mà khách hàng hay sử dụng thì Omachi có tới 53,1%, tiếp theo là Cung Đình 27,2% và tiếp theo là các thương hiệu khác.

HÀNH VI KHÁCH HÀNG_NHÓM 2 34 Khi lựa chọn mì gói, yếu tố được khách hàng quan tâm nhất chính là chất lượng với tỉ lệ 77,8%, tiếp theo là hương vị với 75,3%, sau đó là giá cả 64,2%, thương hiệu 39,5% và bao bì 33,3%.

Thói quen mua hàng: Cửa hàng tạp hóa chiếm tới 90,1%, siêu thị 55,6%, còn lại là các nơi khác.

HÀNH VI KHÁCH HÀNG_NHÓM 2 35 Khách hàng có thói quen mua mì tại các cửa hàng tạp hóa nhờ sự tiện lợi cũng như phổ biến của các cửa hàng nên doanh nghiệp có thể từ đây khai thác cách đưa sản phẩm tới người tiêu dùng một cách sao cho hiệu quả. Tuy nhiên nên đồng thời phát triển và phân bố đồng đều hoạt động thương mại trên sàn thương mại điện tử để mức độ phủ sóng và tiếp cận sản phẩm khách hàng rộng hơn.

Nguồn thông tin mà khách hàng biết đến mì gói: Tivi, báo, đài chiếm nhiều nhất 80,2% tiếp theo ở các kênh social media và trên các website đều là 35,8%, các kênh khác 12,3%.

Gần đây khách hàng có hay sử dụng mì Omachi hay không thì 79% là có chỉ chiếm 21% số nhỏ là không.

HÀNH VI KHÁCH HÀNG_NHÓM 2 36

Đánh giá của khách hàng về sản phẩm:

Omachi đã làm rất tốt ngay từ khâu xây dựng hình ảnh sản phẩm. Tất cả các tiêu chí đưa ra đều nhận được tỉ lệ cao.

Khi được hỏi về mong muốn của khách hàng đối với mì Omachi thì mong muốn có thêm nhiều hương vị mới chiếm nhiều nhất 86,4%, tiếp theo là có thêm các chương trình khuyến mại chiếm 72,8%, thay đổi bao bì 12,3%, các mong muốn khác 7,4%.

Dựa trên mong muốn này của khách hàng thì ý tưởng cho ra mắt một sản phẩm có hương vị mới rất khả quan.

HÀNH VI KHÁCH HÀNG_NHÓM 2 37 Số lượng người dùng đã từng sử dụng mì chay là 49,4%, chưa dùng là 29,6% và thường xuyên dùng là 18,5%.

Khi đề xuất sản phẩm sẽ ra hương vị mới hướng đến sự healthy thì số người cho rằng rất tuyệt vời 49,9%, nghĩ nó khá thú vị 40,7%, một số ít khác bấm chọn bình thường và nghĩ khác.

HÀNH VI KHÁCH HÀNG_NHÓM 2 38 Thái độ khách hàng đối với sản phẩm ra mắt của Omachi: nghĩ có rất ngon chiếm 60,5%, nghĩ nó bình thường 32,1% còn lại là không quan tâm và nghĩ khác.

Khi được hỏi bạn sẵn sàng chi trả bao nhiêu tiền cho sản phẩm mới thì khoảng từ 6.000 – 8.000 vnd là nhiều nhất 75,3%, từ 9.000 – 12.000 vnd là 18,5% còn lại là dưới 20.000 vnd và chọn khác.

 Đây là cơ sở để đưa ra chiến lược giá hợp lí cho sản phẩm mới.

HÀNH VI KHÁCH HÀNG_NHÓM 2 39

Một phần của tài liệu Điểm mạnh điểm yếu (mô hình SWOT) thương hiệu omachi (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)