Các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng

Một phần của tài liệu Điểm mạnh điểm yếu (mô hình SWOT) thương hiệu omachi (Trang 45 - 50)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VÀ THỊ TRƯỜNG

3.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng

3.2.1 Yếu tố văn hóa

Văn hóa nhóm của người tiêu dùng được tạo nên bời các cá nhân trong nhóm, dựa trên sự trung thành với một sản phẩm, thương hiệu hoặc hoạt động tiêu dùng nhất định nào đó.

Hiện nay, sự xuất hiện đa dạng của các món ăn nhanh phục vụ 24/24 cho mọi đối tượng và đứng trước vô số món ăn nhanh thì chính sự tiện dụng, đa dạng và giá thành rất phải chăng mà mì ăn liền luôn là sự lựa chọn hàng đầu trong các món ăn nhanh. Mì là món ăn yêu thích của hầu hết mọi người, không phân biệt giàu nghèo, dân lao động hay trí thức. Nó có mặt ở trong những bàn ăn đạm bạc cho đến những bữa tiệc thịnh soạn. Mì gói đã trở thành một ngành công nghiệp toàn cầu và đây cũng là một sản phẩm thích nghi với các văn hóa địa phương. Ở Việt Nam mì gói rất đa dạng từ mì chua cay, kim chi, vị hải sản,…cho đến những sản phẩm mì dành cho những người ăn chay. Ngay cả những món ăn “chậm” cầu kì được làm từ mì gói cũng được nhiều người chế biến ra. Từ đó cho thấy mì gói đã đi sâu vào trong đời sống của người Việt và rồi thế nó đã tạo nên một thói quen ăn uống, một văn hóa mì ăn liền gần gũi luôn gắn liền với mọi người trong nền ẩm thực Việt Nam (theo hanoimoi.com.vn,2020).

HÀNH VI KHÁCH HÀNG_NHÓM 2 46

3.2.2 Yếu tố xã hội – tầng lớp xã hội

Nhóm tham khảo: là một nhóm có những quan điểm và giá trị được những cá nhân sử dụng để làm nên tảng cho hành vi hiện tại của người tiêu dùng. Họ có thể tham khảo các mối quan hệ xung quanh họ như gia đình, bạn bè, các câu lạc bộ liên quan đến ẩm thực, những người hàng xóm xung quanh hay các Group Fanpage về ẩm thực trên Facebook,…. Từ đây người tiêu dùng tiếp nhận thông tin, tham khảo, chọn lọc rồi đưa ra quyết định mua sản phẩm.

Gia đình:

Đây được coi là yếu tố có ảnh hưởng mạnh tới hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Từ cha mẹ, một người nào đó nhận được sự định hướng về chính trị, kinh tế và ý nghĩa của mong ước cá nhân, tình yêu và phẩm hạnh. Ngay cả những người mua không còn quan hệ nhiều với cha mẹ mình nhưng vẫn ảnh hưởng của cha mẹ lên hành vi của người mua vẫn có thể rất đáng kể. Ở những gia đình mà cha mẹ vẫn tiếp tục sống chung với con cái đã trưởng thành thì ảnh hưởng của họ mang tính chất quyết định có phần nhiều hơn. Trong trường hợp các sản phẩm và dịch vụ thuộc loại đắt tiền, thường là vợ chồng cùng nhau trao đổi để đưa ra quyết định chung. Người làm marketing cần phải xác định xem thường thành viên nào có ảnh hưởng lớn hơn đến việc mua sắm những sản phẩm và dịch vụ khác nhau (theo tapchicongthuong.vn, 2021).

Ví dụ một gia đình sống 2 thế hệ sống cùng nhau, nếu mà thế hệ thứ nhất là bố, mẹ hay ăn các sản phẩm chay thì việc mua sắm của thế hệ thứ hai là con cái sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, dẫn đến hành vi mua các thực phẩm được sản xuất từ nguyên liệu rau, củ, quả là rất lớn như mua mì chay, chả lá chay,…

Tầng lớp và địa vị xã hội: mì gói trên thị trường có giá thành trung bình dao động từ 3000 VNĐ – 12000 VNĐ, với mức giá hoàn toàn nằm trong khả năng chi tiêu với thu nhập của người Việt Nam hiện tại, cũng như mì đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của con người như bổ sung năng lượng, các chất dinh dưỡng hay những sự tiện lợi nó mang lại nên mọi tầng lớp đều có thể sử dụng sản phẩm, nó không bị bó hẹp bởi bất kì địa vị xã hội hay tầng lớp nào.

HÀNH VI KHÁCH HÀNG_NHÓM 2 47

3.2.3. Yếu tố cá nhân

3.2.3.1 Sở thích và nhu cầu

Sở thích:

Các sản phẩm có thương hiệu uy tín với nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Ăn các đồ chay và tìm đến các sản phẩm với các nguyên liệu chay như rau, củ và quả.

Thích trải nghiệm những sản phẩm mang tới sự khác lạ, thú vị. Các sản phẩm có bao bì bắt mắt, thu hút

Thực phẩm giá phải chăng nhưng vẫn có các chất dinh dưỡng cần thiết. Thích sự tiện lợi, nhanh chóng.

Nhu cầu:

Muốn có bữa ăn nhanh, tiện lợi đồng thời vẫn đảm bảo có các chất dinh dưỡng.

Muốn sử dụng các đồ ăn chay.

Dùng mì làm nguyên liệu để chế biến các món ăn khác. Tiêu dùng các sản phẩm đồ ăn nhanh với giá thành rẻ. Muốn giảm cân.

Dùng cho bữa phụ, làm đồ ăn vặt khi đói. 3.2.3.2 Khả năng chú ý và xử lí thông tin

Khách hàng khi có nhu cầu về tiêu dùng sản phẩm mì gói thì có thể lên tìm kiếm thông tin trên Internet, sau đó tham khảo các nguồn thông tin và sẽ chọn lọc rồi đưa ra quyết định mua hàng.

Sự tiếp xúc với các banner quảng cáo, báo chí hay các TVC quảng cáo mì trên Tivi và dẫn đến nhận thức muốn trải nghiệm sản phẩm

HÀNH VI KHÁCH HÀNG_NHÓM 2 48 Các KOLs PR sản phẩm mì trên các kênh Social Media mà khách hàng sử dụng online.

Những lời feedback tốt về sản phẩm mì của người thân, bạn bè, đồng nghiệp xung quanh.

Các sự kiện hay các chương trình khuyến mại của nhãn hàng về sản phẩm mì như: tặng kèm thêm sản phẩm khác, dùng thử sản phẩm, các voucher giảm giá cho các lần mua mì lần sau,…

Bị thu hút bởi bao bì bắt mắt của sản phẩm tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị,….

3.2.4 Yếu tố tâm lí học Động cơ Động cơ

Động cơ tiêu dùng theo tháp nhu cầu Maslow:

Với loại sản phẩm mì thuộc nhóm ngành hàng FMCG thì sẽ phục vụ cho 2 nhu cầu cơ bản nhất của người tiêu dùng là nhu cầu sinh lí và nhu cầu an toàn:

Nhu cầu sinh lí: sản phẩm mì sẽ đáp ứng các nhu cầu về ăn uống, nạp năng lượng

hay bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể từ mì.

Nhu cầu an toàn: Sản phẩm mì ngoài đáp ứng nhu cầu sinh lí ra thì nó còn phải

đáp ứng nhu cầu an toàn của người tiêu dùng, vì đây là mặt hàng thuộc ngành hàng thực phẩm nên an toàn là yếu tố cực kì được quan tâm đến. Đối với mì

HÀNH VI KHÁCH HÀNG_NHÓM 2 49 Omachi thuộc thương hiệu Masan – thương hiệu uy tín cao trên thị trường đã thông qua kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia và rất nhiều kiểm nghiệm uy tín khác nên người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm về độ an toàn của sản phẩm.

Động cơ tiêu dùng theo động cơ tâm lí McGuire:

Đối với sản phẩm tiêu dùng như mì, hai loại động cơ tâm lý tâm chủ yếu trong 16 loại động cơ tâm lý McGuire của đa phần người tiêu dùng là bảo toàn nhận thức và nhu cầu kích thích.

Bảo toàn nhận thức: Khi giá sản phẩm cạnh tranh với đối thủ có sự chênh lệch

cao thì khách hàng sẽ mất lâu hơn để đưa ra quyết định chọn nhãn hiệu nào vì tâm lý mức giá đi đôi với chất lượng. Tuy nhiên họ lại không sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn mức trung bình mà các hãng mì đang bán trên thị trường để chọn mua một nhãn hiện.

Nhu cầu kích thích: Người tiêu dùng có nhu cầu kích thích về mẫu mã, kiểu loại,

hương vị của mì để động cơ tiêu dùng xuất hiện.

Yếu tố nhận thức

Hiện nay vấn đề an toàn thực phẩm luôn gây nhức nhối dư luận, điều này tác động rất lớn đến nhận thức của mỗi cá nhân. Từ đây họ luôn muốn tìm kiếm các thực phẩm có độ an toàn cao, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng từ các thương hiệu đã có độ uy tín trên thị trường cũng như sự tiện lợi đối với cuộc sống bận rộn hiện tại và vẫn đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất cần nạp cho cơ thể. Tiếp theo là họ nhận thấy được rất nhiều loại bệnh được phát sinh từ những đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ nên có xu hướng tìm đến các thực phẩm chay được chế biến từ rau, củ, quả nên sẽ tìm sản phẩm chay. Kết hợp hai yếu tố mà họ quan tâm này lại thì sẽ dẫn đến hành vi tìm kiếm, lựa chọn các sản phẩm có thương hiệu uy tín và sản phẩm sẽ đáp ứng được những nhu cầu dinh dưỡng mà họ mong muốn.

Kiến thức:

HÀNH VI KHÁCH HÀNG_NHÓM 2 50 Là những biến đổi nhất định diễn ra trong hành vi của mỗi người dưới ảnh hưởng của kinh nghiệm mà họ tích lũy được. Omachi là một thương hiệu mì vô cùng nổi tiếng và quen thuộc với rất nhiều người dân Việt Nam, thật không khó khi nói rằng ai cũng đã từng ăn ít nhất 1 lần của nhãn hiệu này. Sau khi những người tiêu dùng ăn xong một hương vị nào đó của Omachi như vị bò hầm mà cảm thấy ngon thì họ sẽ có mặc định rằng các hương vị khác từ thương hiệu này cũng đều ngon như vậy nên các lần mua sau, có thể là hương vị khác cũng không ngần ngại đắn đo suy nghĩ mà sẽ lựa chọn rất nhanh.

Niềm tin và thái độ

Khi người tiêu dùng thấy mì Omachi xuất hiện trên các TVC quảng cáo trên Tivi hay các KOL PR mì thì tiềm thức của họ cho rằng mì Omachi rất là uy tín, chất lượng nên luôn có niềm tin rằng bất kì sản phẩm mì nào từ Omachi cũng đều ngon cũng như an toàn nên họ sẽ mua sản phẩm. Sau khi trải nghiệm sản phẩm xong sẽ có hai phản ứng thái độ xảy ra là hài lòng hoặc không hài lòng. Nếu mì gói Omachi ngon đúng như họ nghĩ thì họ sẽ vô cùng hài lòng, yêu thích và đó sẽ là sự lựa chọn hàng đầu cho các lần mua mì sau của họ. Ngược lại nếu họ thấy sợi mì không được dai, khẩu vị ăn không hợp với họ thì họ sẽ cảm thấy chán nản, không hài lòng và sẽ không bao giờ mua sản phẩm đó nữa. Chính thái độ của người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng rất là cao cho các hành vi mua sắm sản phẩm đó về sau.

Một phần của tài liệu Điểm mạnh điểm yếu (mô hình SWOT) thương hiệu omachi (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)