6. Kết cấu luận văn
2.2. Hệ thống chủ đề đề tài qua sáng tác của một số tác giả trong Thiền phá
2.2.3. Trần Nhân Tông
Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm, con đầu của vua Trần Thánh Tông, sinh ngày 11 tháng 11 năm Mậu Ngọ 1258. Ông lên làm vua từ năm Kỷ Mão 1279 và sau lên núi Yên Tử tu hành đắc đạo. Đồng thời ông là người sáng lập và là Sơ tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ở Việt Nam.
Trần Nhân Tơng vốn là một người có tư chất thơng minh lại được Tuệ Trung Thượng Sĩ truyền trao những yếu chỉ của Thiền Tông, cộng với kiến thức uyên thâm quảng bác của mình nên lĩnh vực văn thơ của ngài có một phong cách rất riêng.
Từ góc độ tư tưởng thiền học và cảm quan văn học, các bài thơ của Trần Nhân Tông phong phú về thể loại và hàm xúc ý nghĩa về thiền học, về cơ bản có thể phân thành năm loại phong cách như sau: l. Ngộ: Vô thường vô ngã thiền thơ; 2. Ngộ: Trực cảm tâm linh thiền thơ; 3. Ngộ: Thủy nguyệt điền viên thiền thơ ; 4. Ngộ: Lâm tuyền dã thú thiền thơ; 5. Ngộ: Sơn thôn lạc chiếu thiền thơ.
Trong tiến trình hình thành và phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung, và hơn 2000 năm lịch sử Phật giáo Việt Nam nói riêng, đất nước ta đã có một thời gian dài Bắc thuộc, vì vậy mà trong lĩnh vực đời sống xã hội và phong tục tập quán, cũng như văn học ngơn ngữ hay tín ngưỡng tơn giáo v.v,… đều có sự ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc từ nền văn minh Trung Hoa.
Trải qua thời gian gần 10 thế kỷ lệ thuộc Trung Hoa (179 TCN - 938 SCN), đến thời kỳ đất nước giành được độc lập chủ quyền dân tộc, thì giai đoạn Lý - Trần được đánh giá là thời kỳ hưng thịnh của dân tộc trên tất cả các lĩnh vực trong đó có sự thành tựu đáng kể về lĩnh vực văn học nghệ thuật, đặc biệt là văn học Phật giáo. "Có thể nói, văn học Phật giáo Lý-trần là một tiếng nói rất riêng „một đi khơng trở lại‟. Tiếng nói ấy chính là tinh hoa của thời đại Phật giáo cực thịnh, là tinh hoa của văn học Phật giáo Việt Nam, góp phần làm cho nội dung văn học Việt Nam thêm đa dạng và phong phú. " [38, tr.18]
Với quá trình tô bồi cho vườn hoa văn học nghệ thuật của dân tộc Việt Nam thêm phần đặc sắc, trong đó có một ngịi bút uyển chuyển đầy năng lực, đó chính là sơ tổ Trúc Lâm Thiền phái, Phật Hồng Trần Nhân Tơng, một nhà văn hóa lớn và cũng là một vị anh hùng của dân tộc Việt Nam.
Vì chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền văn hóa và ngôn ngữ Trung Hoa, nên nền văn học của Việt Nam thời Trần chủ yếu là sử dụng Hán ngữ làm phương tiện biểu đạt. Tuy nhiên, đến giai đoạn Trần Nhân Tơng trị vì, Ngài đã khuyến khích tồn dân nên dùng song song hai loại chữ viết, đó là chữ Hán và chữ Nơm, một sự sáng tạo về chữ viết đã được ra đời và tương đối hoàn chỉnh trong triều đại nhà trần.
Trước khi Trần Nhân Tông khai sáng thiền phái Trúc Lâm, đã có ba Thiền phái du nhập và bén rễ tại Việt Nam là: Tỳ Ni Đa Lưu Chi Thiền phái, Vô Ngôn Thông Thiền phái và Thảo Đường Thiền phái. Các thiền phái này đều do các vị Thiền sư Ấn Độ và Tăng nhân Trung Hoa khai sáng, nhưng đến khi Trúc Lâm Thiền phái ra đời thì chính Phật Hồng Trần Nhân Tông đã khéo chắt lọc những tinh hoa tư tưởng của ba Thiền phái trước, đồng thời kết hợp với văn hóa truyền thống, tâm linh tín ngưỡng của người Việt mà hình thành nên Thiền phái Trúc Lâm, mang đậm bản sắc văn hóa Phật giáo của người Việt. Nét đặc sắc của văn học thời Trần là đặc điểm thơ với thiền kết hợp, các Thiền sư, Tăng nhân và Cư sĩ thường làm thơ theo thể thơ Đường
luật, nhằm biểu đạt thiền tâm ý cảnh của mình, đã làm cho thiền và thơ trở thành mối lương duyên bất hủ. Cho nên, sự kết hợp của thơ với thiền đã trở thành phong cách thanh cao nho nhã của hàng thi nhân biểu đạt sự cảm thụ thẩm mỹ văn học, hòa điệu với đời sống tinh thần phong phú, và họ thường sử dụng các thể loại như: “Vô thường vô ngã thiền thơ; Trực cảm tâm linh thiền thơ; Thủy nguyệt điền viên thiền thơ; Lâm tuyền dã thú thiền thơ; Sơn thôn lạc chiếu thiền thơ”, v.v… nhằm thể hiện sự cảm khái rộng mở của tâm hồn trước những phong cảnh tuyệt vời từ thiên nhiên.
Từ góc độ tư tưởng thiền học và cảm quan văn học, các bài thơ của Trần Nhân Tông phong phú về thể loại và hàm ý nghĩa về thiền học, về cơ bản có thể phân thành năm loại phong cách như sau: 1. Ngộ: Vô thường vô ngã thiền thơ; 2. Ngộ: Trực cảm tâm linh thiền thơ; 3. Ngộ: Thủy nguyệt điền viên thơ; 4. Ngộ: Lâm tuyền dã thú thiền thơ; 5. Ngộ: Sơn thôn lạc chiếu thiền thơ.