6. Kết cấu luận văn
2.2. Hệ thống chủ đề đề tài qua sáng tác của một số tác giả trong Thiền phá
2.2.5. Thiền Sư Huyền Quang
Huyền Quang Thiền Sư (hay Huyền Quang Tôn giả, 1254 - 1334) tên thật là Lý Đạo Tái (có sách chép Trần Đạo Tái, Lý Tái Đạo). Ông người hương Vạn Tải, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang, sinh năm Giáp Dần (1254), mất ngày 23 tháng Giêng năm Giáp Tuất (1334).
Theo Tổ gia thực lục trong Tam tổ thực lục thì từ nhỏ ơng đã có khiếu văn chương, năm hai mươi tuổi đỗ khoa thi hương và năm sau lại đỗ đầu khoa thi hội. Được bổ dụng vào Viện nội hàn, từng tiếp sứ Bắc, rất nổi tiếng về thơ văn. Nhưng không bao lâu ông một mực xin từ chức đi tu. Được người đứng đầu dòng Thiền Trúc lâm lúc bấy giờ là Trần Nhân Tông rất quý mến, giao cho Pháp Loa hướng dẫn. Về sau ông trở thành vị tổ thứ ba của dòng thiền này.
Huyền Quang là một nhà sư đồng thời là một thi sĩ có tiếng đời Trần. Thơ ơng rất đậm chất trữ tình. Các nhà phê bình đời trước như Lê Q Đơn, Phan Huy Chú đều khen thơ ông “ý tinh tế, cao siêu”, "lời bay bướm, phóng khống". Có lẽ, con người thi nhân trong ơng rõ nét hơn con người tôn giáo. Xung quanh thân thế ơng có nhiều giai thoại khá hấp dẫn, đã trở thành những câu chuyện dân gian được lưu truyền rộng rãi, và cũng đã từng được nhà văn đương thời ghi lại dưới hình thức một truyện truyền kỳ, lý thú, đi vào kho sách vở nhà Phật từ nhiều thế kỷ nay.
Tác phẩm hiện cịn 24 bài thơ, trong số đó có bài Xuân nhật tức sự gần đây được xác minh là thơ thiền đời Tống, một bài phú Nôm, sách vở cũ cho biết ơng cịn có các tác phẩm như Phẩm kính, Cơng văn tập, thư từ tiếp sứ và tập thơ Ngọc tiên tập nhưng nay đều đã thất lạc.
Huyền Quang đã soạn những sách sau đây đê lưu hành trong giáo hội Trúc Lâm:
1) Chư hẩm kinh: tuyển tập những phẩm kinh thiết yếu và thực dụng. 2) Thích khoa giáo: tập sách giáo khoa về đạo Phật.
Tổ gia thực lục chép rằng Trần Nhân Tơng rất bằng lịng với công việc
sáng tác của Huyền Quang; khi đọc xong bản thảo Thích khoa giáo, vua ngự
bút phê như sau: "Phàm sách đã qua tay Huyền Quang biên soạn hiệu khảo rồi thì khơng thể thêm hay bớt một chữ nào nữa". Trúc Lâm liền bảo thợ cho khắc in những sách ấy. Các sách này hẳn đã được đưa vào Ðại Tạng đời Trần.
Huyền Quang cũng đã được Trúc Lâm cho đi vân du khắp nước thăm các danh lam và thỉnh thoảng cũng đăng đàn thuyết pháp. Có lần Huyền Quang được Trúc Lâm cho ngồi trên pháp tòa làm bằng trầm hương của mình để giảng kinh. Sau đó ơng được lập làm trụ trì chùa Vân n núi Yên Tử. Mến phục sức học quảng bác của ông, Tăng Ni theo về học đạo có đến khoảng 1.000 người. Chính trong thời gian này Huyền Quang đã sáng tác bài phú
Vịnh vân Yên Tử.
Tác phẩm của Huyền Quang gồm hai bộ phận: bài phú Nôm Vịnh chùa
Vân Yên và tập thơ chữ Hán Ngọc tiên, ở bài phú Nôm, Huyền Quang thể hiện
rõ phong cách Thiền gia an lạc, thanh thản, con người hòa đồng cùng tự nhiên, ông miêu tả vẻ đẹp như tranh của non sông Yên Tử.
Đất tựa vàng liền,
Cảnh bằng ngọc đúc.
Mây nằm thức che phủ đến Nghiêu; Núi nghìn tầng quanh co đường Thục.
La đà tầng thang dốc, một hòn ướm vịn một hòn, Nước suối chảy làn sâu, đồi khúc những dị đồi khúc. Có chiều gió lươn, dơm vui vui;
Non tạnh mưa dầm, màu thúc thúc,
Ngàn cây phơi cánh phượng, vườn thượng uyển đóa tốt dờn dờn. Hang nước tưới hàm rồng, nhả ly châu một săn mục mục
Nhựa đông hồ phách, sáng khắp rừng thông. Da điểm đồi mồi, gióng hịa vườn trúc…
Và thiền sư hết sức bằng lòng với cuộc sống chan hòa giữa thiên nhiên, xa lánh hẳn cõi tục:
Rũ không thay thảy áng phồn hoa,
Lấy trốn thiền lâm làm cửa nhà, Khuya sớm sáng trong đèn bát nhã,
Hôm mai rửa sạch nước ma ha. Lòng thiền vặc vặc trăng soi giại, Thế sự hiu hiu gió thổi qua.
Trái với tư tưởng thanh thản được thể hiện trong bài phú Nơm, người đọc có thể nhận thấy “cái tơi” tác giả thấp thống trong từng vần thơ chữ Hán cịn lại. Trừ trường hợp bài Diên Hựu tự tác giả nói về quan niệm “bất nhị pháp mơn” “Tham thấu thị phi bình đẳng tướng; Ma cung Phật quốc hảo
sinh quan” (Đã coi thị cũng như phi, Cung ma nước Phật khác gì nữa đâu), tất
cả các bài khác đều nổi lên đậm nét những tâm trạng và suy tư của Huyền Quang. Đó là nỗi day dứt vì tài sức có hạn mà trách nhiệm với đạo nặng nề:
Nối đèn Tổ thẹn mình đức bạc,
Luống làm cho Hàn, Thập ghét oan. Sao bằng theo bạn về ngàn,
Núi non vây bủa mn vàn tầng cao.
(Kiều Thu Hoạch dịch)
Đó cũng là niềm cảm thơng với những nỗi khổ vô hạn của nhân thế và những nỗi buồn dâu bể:
Nước chảy về Đông, người xứ Lạng,
Trăm năm ngày tháng qua nhanh, Ngoảnh đầu, non cũ trông đăm thắm, Bóng nhạn giang hàng giữa thẳm xanh.
(Qua vạn kiếp – Bản dịch)
Song cũng có khi Huyền Quang biểu lộ tâm trạng bình yên ở nơi am thanh cảnh vắng:
安 子 山 庵 居 庵 逼 青 霄 冷 門 開 雲 上 層
已 竿 龍 洞 日 猶 尺 虎 溪 冰 抱 拙 無 餘 策 扶 衰 有 瘦 藤 竹 林 多 宿 鳥 過 半 伴 閒 僧
(Yên Tử sơn am cư) Am bức thanh tiêu lãnh, Môn khai vân thượng tằng. Dĩ can long động nhật, Do xích hổ khê băng. Bão chuyết vô dư sách, Phù suy hữu sấu đằng. Trúc Lâm đa túc điểu, Quá bán bạn nhàn Tăng.
Dịch: Ở am núi Yên Tử Am sát trời xanh lạnh, Cửa mở trên tầng mây. Động rồng trời sáng bạch, Khe hổ lớp băng dầy. Vụng dại mưu nào có, Già nua gậy một cây. Rừng tre chim chóc lắm, Quá nửa bạn cùng thày.
Bình yên đến nỗi nhà thơ có thể ngủ một giấc ngon lành giữa buổi trưa (ngọ thúy, trú miên), vui vẻ cùng chú tiểu bên lị sưởi (địa lơ tức sự). Cảnh sinh hoạt này của thày trò Huyền Quang thật giản dị và cổ sơ như những người “ bị bỏ quên” từ thủa xa xưa nào.
Củi tàn, thôi chẳng thắp thêm hương, Miệng đáp gia đồng hỏi mấy chương. Bận bịu cho ai cười chê lão
Liền tay ống thổi với mô nang.
(Địa lô tức sự - Huệ Chi dịch)
Tuy nhiên, đôi lúc phong cách nghệ sỹ cũng được bộc lộ một cách mạnh mẽ và nhà thơ lại “thả thuyền” giữa sông nước “phiêm chu” và “trong thuyền” (chu trung) mặc sức ngắm thiên nhiên như một khách sông hồ tự do:
Dấu khách giang hồ thuyền một lá,
Hàng lau lách gió chèo thong thả. Bốn bề trông quạnh ngọn triều lên, Nước biển liền trời âu trắng xóa.
(Đinh Văn Chấp dịch)
Ngịi bút của Huyền Quang thật đa dạng. Ông đã bộc lộ mọi cung bậc của tâm trạng mình. Có vui, có buồn, có day dứt và có yên tĩnh, vừa chối bỏ cũng vừa gắn bó biết bao với cuộc đời nhiêu khê đầy cát bụi. Song đậm nét, nổi trội hơn cả vẫn là nỗi buồn, là tâm trạng cơ đơn. Ơng cơ đơn vì khơng tìm được sự hịa hợp trong cõi người mà phải tìm đến sự bầu bạn với núi non cây cỏ: “Nghĩa khí bất đồng nan cẩu hợp, Cố viên tùy sứ thổ hồng hoa” (Nghĩa khí khơng cùng đành chẳng hợp, Khắp nơi vườn cũ nở hoa vàng – Cúc hoa). Nỗi buồn cô đơn len lỏi trong tâm tư tác giả trong mọi lúc, mọi nơi, ngay cả khi có vẻ như ơng đang rất sảng khoái, hào hứng trong cuộc chơi:
Non xanh nước biếc ánh trời thu. Khuất lau, sáo nổi vài ba tiếng,
Sương phủ, trăng chìm dưới sóng sâu
(Huệ Chi dịch)
Nỗi buồn cơ đơn khơng ít trường hợp đưa tác giả đến trạng thái trễ nải. Hoặc phó mặc cho ngày tháng cứ trơi đi chậm chạp cịn con người thì gần như trở nên vơ cảm:
Qn mình quên hết cuộc tang thương,
Ngồi lặng đìu hiu, mát cả giường. Năm muộn trong rừng khơng có lịch, Thấy hoa cúc nở biết trùng dương
(Theo Phan Võ)
Hoặc “lười biếng” ngay cả với công việc thường ngày của Tăng chúng: Nửa gian nhà đá bạn cùng mây,
Tấm áo lông thô lạnh tháng ngày. Sư khểnh giường thiền kinh trước án, Lo tàn, than lụi sáng nào hay.
(Huệ Chi dịch)
Khơng biết có thể mượn thuật ngữ của Bakhơtin để nói rằng thơ Huyền Quang “ đa thanh” được không nhưng quả thật thơ của ơng có nhiều tiếng nói: khi vui, khi buồn; khi thương mình, khi thương người; khi phiền trách, khi an ủi, khi cơ đơn, khi hịa đồng… Quả là cũng như con người tác giả, tập thơ Ngọc tiên khơng thể chỉ có một hướng tiếp cận. Nếu như ngay
từ thế kỷ XVIII đã có sự khác nhau giữa ý kiến của Ngơ Thì Sĩ và Lê Q Đơn – Ngơ Thì Sĩ lấy thơ để minh chứng cho tư cách Thiền giả của Huyền Quang cịn Lê Q Đơn lại khen thơ Huyền Quang “hay nhưng khơng có
khẩu khí của người tu hành” – thì ngày nay giữa các nhà nghiên cứu ý kiến bất đồng cũng là lẽ thường.
Có lẽ chính là bản sắc của những vần thơ đích thực mà tác giả của nó là một tài năng có khả năng trường tồn với thời gian.
Tiểu kết chƣơng 2
Hệ thống chủ đề - đề tài trong văn chương Thiền phái Trúc Lâm thể hiện rõ nét sinh hoạt nhập thế, phục vụ tích cực cho đời sống xã hội tốt đẹp cũng như đời sống tâm linh thăng hoa tuyệt đỉnh. Với tinh thần bao dung và uyển chuyển hài hịa của văn hóa đời Trần, Phật giáo đã là chất keo gắn bó tốt đẹp giúp vua quan và dân chúng đồng tâm hợp sức trong việc chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước. Văn học đời Trần thật rực rỡ, thể hiện nét đẹp của tinh thần hòa đồng và sự thanh cao giải thoát của đạo Phật. Tinh thần ấy dĩ nhiên không phải là sự yếu đuối, chán đời mà trái lại, nó đã song hành với tinh thần tự chủ, tự lực, tự cường và bảo vệ sắc thái của người dân Việt.
Chƣơng 3: HỆ THỐNG CHỦ ĐỀ - ĐỀ TÀI CỦA VĂN CHƢƠNG THIỀN PHÁI TRÚC LÂM TRONG HỆ THỐNG CHỦ ĐỀ - ĐỀ TÀI
CHUNG CỦA VĂN HỌC DÂN TỘC CÙNG THỜI