Nhân vật siêu nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong hai tiểu thuyết báu vật của đời và đàn hương hình của mạc ngôn (Trang 60)

5. Cấu trúc luận văn

2.3 Nhân vật siêu nhiên

Mạc Ngôn tạo ra những nhân vật siêu nhiên trong tác phẩm của mình bằng chính trí tưởng tượng phóng túng của mình. Trong văn học nhân loại, khơng ít lần ta bắt gặp những nhân vật siêu nhiên, đó là các vị thần trong kho thần thoại, bà Tiên, ông Bụt, mụ phù thủy trong truyện dân gian của các dân tộc trên thế giới, quỷ sứ, hồn ma, bùa ngải, ma thuật,… đều là các nhân vật siêu nhiên hay các hiện tượng siêu nhiên. Như thế, nhân vật siêu nhiên có mặt rất sớm, ngay từ buổi khởi nguyên của văn học nhân loại. Tại thời điểm đó, các nhân vật siêu nhiên được tạo ra như một công cụ, một phương thức lý giải những hiện tượng tự nhiên và xã hội cịn nhiều bí ẩn; đồng thời, con người khi đó cũng gửi gắm vào lực lượng siêu nhiên những ước mơ về công lý, về hạnh phúc, về sự thắng thế của cái Thiện với cái Ác,…. Do đó, một trong những cơ sở để lực lượng siêu nhiên tồn tại trong văn học lúc bấy giờ chính là niềm tin của con người vào sự tồn tại và sức mạnh của các thế lực siêu nhiên. Theo thời gian, văn học hiện đại còn chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của các hình tượng nguyên thủy như thế trong những tác phẩm văn học thuộc thể loại văn học kỳ ảo hay văn học chủ nghĩa hiện thưc huyền ảo phát triển mạnh mẽ ở châu Mỹ Latin. Hẳn nhiên, người đọc cũng thôi không đi tìm tính thực – hư của các nhân vật siêu nhiên trong đời sống thực tại. Bởi lẽ, những nhân vật này được sáng tạo chủ yếu phục vụ cho mục đích nghệ thuật của nhà văn. Với các nhân vật siêu nhiên, nhà văn thường xây dựng nó thành những hình tượng nghệ thuật mang tính tượng trưng, ẩn dụ, tạo hiệu quả gián cách nghệ thuật, tạo sự hấp dẫn cho tác phẩm của mình.

Nhân vật siêu nhiên trong tiểu thuyết Mạc Ngôn không nhiều và chỉ xuất hiện rải rác trong một vài tác phẩm. Trong Đàn hương hình, nhân vật siêu nhiên ở dưới dạng các bóng ma. Bóng ma trong Đàn hương hình hiện diện thơng qua những lời thì thầm huyền hoặc của người bà đã chết mà Triệu Giáp nghe được. Dưới sự chỉ dẫn và thúc đẩy của bà, Triệu Giáp đã tìm được cậu của mình, rồi được bạn của cậu, tức Già Dư – một đao phủ có tiếng của triều đình – đem về bao bọc, ni dưỡng và truyền dạy nghề hành hình cho. Cuộc gặp gỡ giữa Triệu Giáp và Già Dư, vì vậy, là cuộc gặp gỡ định mệnh với sự sắp đặt và tham dự của một lực lượng thần bí: hồn ma của người bà Triệu Giáp. Bóng ma này hiện hữu thông qua cảm giác của Triệu

Giáp về một giọng nói mơ hồ, văng vẳng bên tai, thơi thúc Triệu Giáp chạy theo đoàn người ra pháp trường, hối thúc Triệu Giáp kêu cậu ơi, đẩy Triệu Giáp ngã vào xe tù, giục giã Triệu Giáp không ngừng kêu la. Câu chuyện đậm chất hoang tưởng, huyền ảo này được chính Triệu Giáp kể lại cho Mi Nương và Giáp Con nghe. Khơng thể xác định tính thực hư của câu chuyện, nhưng có lẽ trong mục đích kể của Triệu Giáp, nhân vật này muốn qua nó mà tăng chất thần bí cho cuộc đời mình, góp phần tạo dựng một huyền thoại về đao phủ mang tên Triệu Giáp. Bóng ma trở thành một thứ trang sức tô điểm cho cuộc đời của đao phủ hạng nhất triều đình phong kiến trở nên kì bí trong mắt con dâu Mi Nương và con trai Tiểu Giáp. Bóng ma bà của Triệu Giáp chỉ xuất hiện thoáng chốc, tuy chỉ xuất hiện vơi tần số thấp nhưng làm đổi thay số phận của nhân vật. Khi xây dựng loại nhân vật này, Mạc Ngơn khơng đặt nó trong một khơng gian biệt lập với thế giới lồi người mà các bóng ma, linh hồn người đã chết bao giờ cũng xuất hiện bên cạnh người sống, tồn tại và chi phối phần nào cuộc sống của con người. Điều này giúp cho câu chuyện kỳ ảo mang tính chan thực một cách tự nhiên – cái kỳ ảo đó như là một phần hiện thực bí ẩn của vùng Đơng Bắc Cao Mật mà các nhân vật đón nhận nó với một thái độ bình thản đến độ ngạc nhiên.

Sử dụng các bóng ma như một nỗi ám ảnh, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời và số phận của các nhân vật, Mạc Ngôn muốn thể hiện cái nhìn của người dân q ơng đối với ranh giới giữa người sống và người chết. Mạc Ngơn từng nói tuổi thơ của ông gắn liền với những câu chuyện kể thần bí, kinh dị và hấp dẫn của ơng bà và những người lớn tuổi trong thôn. Trong những câu chuyện của họ, người chết và người sống khơng có ranh giới rõ rệt, “người chết không đi đâu xa mà vẫn sống cùng chúng ta, họ ln bí mật theo sát và che chở cho chúng ta, tất nhiên họ cũng giám sát chúng ta” [33, tr.208]. Kế thừa tinh thần của những câu chuyện dân gian đó, trong sáng tác tiểu thuyết, Mạc Ngơn cũng miêu tả hình ảnh người chết – bóng ma như một bộ phận cấu thành nên đời sống. Các bóng ma tồn tại song song, vừa là chứng nhân vừa là tác nhân trong mối quan hệ với con người, chúng có thể can dự vào quá trình sống của con người, làm biến đổi cuộc đời và số phận của họ. Tuy vậy, khi xây dựng lớp nhân vật này, Mạc Ngôn không nhằm thể hiện niềm tin của mình đối với chúng mà có lẽ, thơng qua đó, ơng muốn chuyển tải một thơng

điệp: bóng ma là hiện thân của quá khứ. Quá khứ có thể đeo đuổi, bám riết và buộc chúng ta phải có trách nhiệm với những gì đã làm trong q khứ.

Nhân vật siêu nhiên trong tiểu thuyết Mạc Ngôn không nhiều. Cảm giác mà nhân vật siêu nhiên gây ra đối với độc giả và bạn đọc tuy có sự khác biệt nhưng nhìn chung tương đối ơn hịa. Khoảng cách giữa con người và lực lượng siêu nhiên thu hẹp dần, con người nhìn nhận và đánh giá thế giới ấy bằng con mắt bình thản hơn, giảm trừ dần niềm tơn kính và sợ hãi, đặt nó ngang bằng với lồi người. Thậm chí, những cái siêu nhiên cịn có khuynh hướng trở thành đối tượng của sự giễu nhại và cười cợt của con người thời hiện đại. Do vậy, nhân vật siêu nhiên tuy về bản chất là hoàn toàn kỳ ảo, nhưng khi vào tiểu thuyết Mạc Ngơn nói riêng, văn học hiện đại nói chung, chúng mất dần tính kỳ ảo vì người đọc sẽ đi tìm một thơng điệp, một tư tưởng nào đó được nhà văn gửi gắm vào chúng. Các nhân vật siêu nhiên trở thành những hình tượng nghệ thuật có sức ám gợi mạnh mẽ và mang tính ẩn dụ, tượng trưng rõ nét.

Tiểu kết

Hình tượng nghệ thuật là sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật của tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật. Bằng chất liệu cụ thể, hình tượng làm cho người ta có thể ngắm nghía, thưởng ngoạn, tưởng tượng. Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sống, nhưng không phải sao chép y nguyên những hiện tượng có thật, mà là tái hiện có chọn lọc, sáng tạo thơng qua trí tưởng tượng và tài năng của nghệ sĩ, sao cho các hình tượng truyền lại được sâu sắc, từng làm cho nghệ sĩ day dứt, trăn trở cho người khác. Xuất hiện trong tác phẩm văn học nghệ thuật và có thể nói lên những cảm giác và tình cảm của mọi người, có thể phản ánh thế giới bên ngồi và mọi hình thức cảm tính của cuộc sống nội tâm con người, hình tượng nghệ thuật vừa có giá trị thể hiện những nét cụ thể, cá biệt khơng lặp lại, lại vừa có khả năng khái quát, làm bộc lộ bản chất của một loại người hay một quá trình đời sống theo quan niệm của nghệ sĩ. Ngồi ra, hình tượng văn học nghệ thuật không chỉ phản ánh đặc điểm của đối tượng mà cịn thể hiện đặc trưng cá tính của bản thân nhà văn, nhà nghệ thuật và sự cảm thụ độc đáo đối với đối tượng. Do đó, thơng qua hình tượng nghệ thuật, người đọc khơng chỉ thưởng thức bức tranh hiện

thực, mà còn thưởng thức cả nét vẽ, sắc màu, cả nụ cười, sự suy tư của tác giả ẩn trong bức tranh ấy.

Hình tượng nghệ thuật trong tiểu thuyết Mạc Ngơn được hình thành khơng ngồi quy luật sáng tạo như thế. Những hình tượng như nhân vật, không gian, thời gian, sự kiện,… mà Mạc Ngôn xây dựng nên trong tiểu thuyết của mình vừa là sự tái hiện những gì mà đời sống thực tình cờ cung cấp cho ơng, đồng thời, nó vừa là thành quả của một q trình nhào nặn, chế biến, tái tạo lại những nguyên liệu ấy và mang trình ra trước mắt độc giả những hình tượng nghệ thuật vô cùng sống động. Dưới sự chi phối của phương thức viết tiểu thuyết có tính truyền kỳ, thế giới hình tượng nghệ thuật trong tiểu thuyết của ơng vì vậy cũng mang đậm chất "kỳ" mà ở đây, chúng ta có thể kể đến những góc nhìn “lạ kỳ” về mặt hình tượng nhân vật.

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn là một thế giới khá ồn ào và phức tạp. Thế giới đó có cả lưu manh lẫn anh hùng, có kẻ khốn cùng lẫn bậc đại phú quý, có con người lẫn súc vật, có thần tiên lẫn ma quỷ,… Thế nhưng, dù rất đông đúc, song mỗi nhân vật trong tiểu thuyết của ông đều được xây dựng bằng những nét vẽ cụ thể và riêng biệt. Dù có khi Mạc Ngơn chỉ cho nhân vật xuất hiện trong một hay một vài khoảnh khắc, nhưng Mạc Ngôn vẫn khiến người đọc có những hình dung mang tính đặc trưng về nhân vật bằng cách gọi tên nhân vật, cấp cho họ một diện mạo, tạo tình huống để nhân vật hành động, lựa chọn cách ứng xử, từ đó, nhân vật sẽ bộc lộ được cá tính của riêng mình. Mỗi nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn là một cá thể sinh động, vì vậy, khi ta bước chân vào thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn là đã chạm chân vào bức tranh của hiện thực xã hội cuộc sống rộng lớn, đa diện, nhiều chiều mà Mạc Ngôn dày công tái hiện trong tiểu thuyết của mình.Trong thế giới nhân vật ấy, bên cạnh những con người bình thường mà ta có thể gặp ở bất cứ đâu (cả đời sống lẫn tác phẩm văn học), người ta thấy nổi bật lên một tập hợp những nhân vật dị thường, khác lạ. Sự dị thường, khác lạ ấy có thể xuất phát từ ngoại hình hay tính cách, từ hành tung bí ẩn hay những khả năng siêu phàm, từ không gian tồn tại hay quá trình sống bất thường,… Những nhân vật có những biểu hiện lạ thường được nhìn từ những góc

độ “kì lạ” của Mạc Ngơn trong tiểu thuyết cho ta những điểm nhìn rộng lớn vì thú vị hơn về tác phẩm.

CHƢƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT

TRONG HAI TÁC PHẨM BÁU VẬT CỦA ĐỜI VÀ ĐÀN HƢƠNG HÌNH 3.1. Sự linh hoạt trong ngơi kể và điểm nhìn trần thuật

3.1.2. Ngơn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật

M. Gorki đã viết yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ. Ngơn ngữ đó chính là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học. Khơng có ngơn ngữ thì khơng thể có tác phẩm văn học, bởi vì chính ngơn ngữ chứ khơng phải cái gì khác đã cụ thể hóa và vật chất hóa sự biểu hiện của chủ đề và tư tưởng, tính cách và cốt truyện… Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm; nó cũng là yếu tố xuất hiện đầu tiên trong sự tiếp xúc của người đọc với tác phẩm;

Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc

Phi đồng chủ biên) định nghĩa: “Ngơn ngữ nhân vật văn học là lời nói của nhân vật trong các tác phẩm thuộc loại hình tự sự và kịch. Ngơn ngữ nhân vật là một trong các phương tiện quan trọng được nhà văn thể hiện nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật. Mỗi nhân vật có một ngơn ngữ mang đặc điểm riêng, có “lời ăn tiếng nói” riêng. Mặt khác ngơn ngữ ấy lại phản ánh được đặc điểm ngôn ngữ của một tầng lớp, lớp người nhất định gần gũi với nghề nghiệp, tâm lí, giai cấp, trình độ văn hóa…” [6, 214]

Khi sáng tác, Mạc Ngơn đưa vào trong tác phẩm của mình những con người thuộc mọi giai tầng của xã hội nhưng đều xuất thân từ vùng quê Cao Mật cực khổ, đau thương đầy những biến động, ơng khơng chỉ thể hiện được tính cách mà cịn cả tâm hồn, nội tâm của họ. Ngôn ngữ thể hiện nhân vật được thể hiện qua ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật.

Do dùng ngôi thứ nhất xưng “Tôi” để thuật truyện, Kim Đồng trong Báu vật

của đời có một tầm nhìn hạn chế, sự hiểu biết của Kim Đồng - người kể chuyện - ít

hơn các nhân vật. Kim Đồng bé hơn nên khơng phải cái gì anh cũng biết, do vậy trong lời kể được xâu chuỗi bằng kí ức và cảm xúc của anh đơi khi có sự mập mờ, khơng rõ ràng gây khó hiểu. Kim Đồng kể về mình, những suy nghĩ, lí giải của anh

đều gắn liền với bầu vú - nguồn nuôi sống vì căn bệnh luyến nhũ yếm thực nên khi kể về những người phụ nữ xung quanh dù mẹ hay chị… Điều đầu tiên anh trông thấy đều là cặp vú: “mẹ ôm chặt tơi vào lịng, dưới cặp vú đồ sộ và ấm áp của bà”; “nước ngập chân, ngập bụng, ngập hai bầu vú. Đàn cá nhỏ vui vẻ và cảm động đụng vào đầu vú chị. Hai gò vú làm sáng bừng mặt nước”; “cặp vú đồ sộ nặng trĩu mê hoặc con mắt tôi. Núm vú đỏ hồng phập phồng sau lần áo lót”; “chị ta có ngực rộng, cặp vú đồ sộ như hai nấm mồ”; “đôi vú mệt mỏi nằm bẹp trên xương ngực”… Bầu vú theo anh từ khi cất tiếng khóc chào đời đến năm bốn mươi hai tuổi vẫn không từ bỏ, mở cả một của hàng thẩm định để kinh doanh nịt vú. Qua đó nổi bật lên tính cách qi gở, bất lực… của nhân vật này. Kim Đồng kể về các nhân vật khác qua cách lí giải của mình, số phận các nhân vật cứ xốy vào nhau, quay trịn, đôi khi rời rạc mất hút nhưng cuối cùng tất cả đều hội tụ trong đơi mắt của Kim Đồng. Nó gợi trì tị mị của độc giả và tạo nên sức hút cho tác phẩm, đồng thời tính cách, cảm xúc của các nhân vật khác với những biến cố trong cuộc đời họ, tính cách của họ qua lời kể của Kim Đồng chân thực hơn. “Khi Ngọc Nữ đã ngồi hai mươi tuổi, tính nết vẫn như một thiếu nữ nhút nhát, luôn co lại như con nhộng trong kén, chỉ sợ làm phiền người khác”. Khi biết mình là gánh nặng của mẹ, chị quyết định tự tử: “Chị sợ trầm mình trong chum nước thì phiền hà cho mẹ. Chị sợ chết tại nhà thì hủy hoại thanh danh nhà Thượng Quan. Do vậy chị ra sông tự tận”. “Chị là khối tuyết trên đỉnh núi ở châu Nam cực, không hề vẩn bụi. Trong ngọc trắng ngà, hoa nhường nguyệt thẹn, một cái đẹp đích thực. Rồi, miệng vẫn hát, chị lần từng bước ra giữa sông… Chị vẫn tiếp tục tiến lên rồi đột nhiên biến mất”. Lời kể chân thực của Kim Đồng cho thấy đức tính thầm lặng và hi sinh của chị Tám.

Trong Báu vật của đời, ngôn ngữ nhân vật phần nào đã thể hiện rất rõ khi

nhân vật Kim Đồng xưng tơi đứng ra kể chuyện. Tuy nhiên để hình tượng nhân vật hiện lên có sức sống như những con người thật, khi xây dựng nhân vật, nhà văn còn làm nổi bật lời nói của chúng và thống nhất với lời nói là hành động và các trạng huống tâm lí cụ thể. Qua đó thể hiện rõ tính cách, cách nhìn nhận, cảm thụ thế giới của tầng lớp, loại người nào đó. Ngơn ngữ nhân vật trong Báu vật của đời còn được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong hai tiểu thuyết báu vật của đời và đàn hương hình của mạc ngôn (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)