Nhân vật kì tài – dị tật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong hai tiểu thuyết báu vật của đời và đàn hương hình của mạc ngôn (Trang 48 - 53)

5. Cấu trúc luận văn

2.2. Nhân vật dị biệt

2.2.1 Nhân vật kì tài – dị tật

Tiểu thuyết Mạc Ngôn cũng là nơi hội ngộ của nhiều kỳ nhân, quái kiệt. Những nhân vật được xem là dị thường trong tiểu thuyết Mạc Ngôn không phải là những nhân vật siêu nhiên kì ảo. Qua lăng kính nhìn mọi sự vật hiện tượng từ góc nhìn “lạ kỳ” của mình, Mạc Ngơn đã xây dựng lên những nhân vật “kỳ lạ”, ngoại lệ và khác biệt. Những “kỳ nhân” này, trước hết, họ là những con người trần tục hồn tồn bình thường. Cái làm họ trở nên "kỳ" là vì họ có một khả năng siêu phàm, vượt trội hơn người. Khả năng đó, có thể được mọi người xung quanh ghi nhận, tán thưởng; cũng có thể chỉ riêng nhân vật cảm nhận và kể lại cho độc giả nghe. Dù mức độ và hình thức bộc lộ khác nhau, song với khả năng kì lạ, các nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Ngơn thực sự trở thành “dị nhân” với những kỳ quái trong tài năng của chính bản thân.

Trong Báu vật của đời, nhân vật Kim Đồng mang một chứng bệnh dị biệt, tạo ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc về một người lệ thuộc quá mức vào bầu sữa mẹ để tôn lên vẻ đẹp về bầu vú của người phụ nữ đúng như mục đích xây đựng ban đầu của tác giả. Là kiểu nhân vật có khả năng tương thông với đối tượng vô tri, Kim Đồng trong Báu vật của đời là cậu con trai duy nhất của bà mẹ Lỗ Toàn Nhi, là sản phẩm của mối quan hệ vụng trộm giữa bà Lỗ và mục sư Malôa. Bà đã sinh cả thảy tám người con gái rồi mới sinh được cậu. Vì vậy bà đã gửi gắm vào cậu biết bao kỳ vọng. Kim Đồng lớn lên cao to vạm vỡ, tóc vàng mắt xanh, vơ cùng tuấn tú nhưng không thể nào sống thiếu bầu vú của mẹ. Cậu đã bú đến năm mười lăm tuổi. Cậu có một sự si mê bệnh hoạn đối với bầu ngực của phụ nữ, đến nỗi mất cả khả năng làm tình. Sau này, cậu mở một cửa hiệu bán áo lót và trở thành chuyên gia thiết kế loại áo này. Thế giới của Kim Đồng xoay quanh những bầu vú và cuộc đời cậu cũng gắn chặt với bầu vú. Ngay từ lúc lọt lịng, Kim Đồng đã có sự say mê đặc biệt với báu vật này của người phụ nữ - mà trước hết là của người mẹ trầm luân Lỗ Toàn Nhi. Kim Đồng luôn độc chiếm vú mẹ, sẵn sàng giành giật vú mẹ với bất cứ ai có ý định

xâm phạm nó dù đó có là người chị song sinh khiếm thị bẩm sinh Ngọc Nữ. Nếu La Tiểu Thông thèm thịt, ăn thịt, hiểu thịt, yêu thịt như người bạn tâm giao tri âm tri kỷ thì Kim Đồng lại say mê bầu vú đến mức tơn sùng. Chính vì vậy Kim Đồng có những cảm nhận tinh tế, riêng biệt đối với bầu vú. “Tơi [Kim Đồng] lật mình nằm sấp để nhìn mẹ đang nhào bột trên bàn, thân thế nhún nhảy, hai bầu vú nhảy tâng tâng trước ngực như vẫy gọi, như trao đổi với tơi những thơng tin thần bí. Hai núm vú màu táo đỏ có lúc chụm vào nhau như đang thì thầm điều gì đó, cịn phần lớn thời gian là nhún nhảy, vừa nhảy vừa phát thành tiếng chẳng khác đôi chim bồ câu gù gù bên nhau” [16, tr.95]. Khi bàn tay mục sư Malơa có hành vi thơ bạo với vú mẹ, Kim Đồng nhận thấy “chúng vùng vẫy, chúng co lại, co tới mức không thể nhỏ hơn rồi đột nhiên lại nở phình ra, xù lơng xù cánh khát vọng bay lên, bay tới những cánh đồng mênh mông, tới trời xanh làm bạn với những đám mây lững lờ trôi…” [16, tr.96]. Sự say mê này cũng mang đến cho Kim Đồng một căn bệnh kì lạ: luyến nhũ yếm thực. Kim Đồng lớn lên hoàn toàn bằng sữa mẹ. Cậu dị ứng và phản đối với tất cả các loại thức ăn khác, ngay cả với sữa dê. Năm lên chín tuổi, Kim Đồng đi học lớp một, mẹ phải mang bình sữa tới tận lớp học. Trên đường đời gian khó sau này như lúc ra tù về nhà, Kim Đồng bị bệnh thập tử nhất sinh, nguồn sữa của Kim Một Vú lại giúp cậu hồi sinh. Chỉ có giao thiệp và tiếp xúc với bầu vú, Kim Đồng mới thể hiện hết sự nhanh nhẹn, hoạt bát vốn có của mình chẳng hạn như lúc Tư Mã Lương thỏa mãn sự thèm khát lẫn cuồng vọng của Kim Đồng đối với bầu vú, cho Kim Đồng kinh doanh nịt vú.

Căn bệnh say mê bầu vú quá mức cũng là điểm yếu của Kim Đồng. Khi được sinh ra, Kim Đồng là niềm hy vọng của Lỗ Toàn Nhi. Tiếc thay, Kim Đồng lại là một kẻ bám vú mẹ, bạc nhược yếu đuối, lắm tài mà cũng lắm tật. Cậu ta rõ ràng có tư chất thơng minh, lanh lợi, song mỗi khi cánh cửa tương lai tươi sáng đang rộng mở, thì chính “báu vật của đời” lại đẩy Kim Đồng rơi vào một thảm cảnh khác. Cuối những năm năm mươi, Kim Đồng là ngôi sao sáng của trường trung học Đại Lan, là người “có một gia đình cách mạng nhất, có đầu óc thơng minh nhất, có một thân thể và tâm hồn lành mạnh, có một khn mặt mà các bạn nữ khơng dám nhìn thẳng vào” [16, tr.499]. Nhưng ngay sau đó, Kim Đồng lại bị mắc căn bệnh trầm

kha kỳ lạ: tương tư cô bé Nga Natasa qua tấm ảnh của cô. Cậu phải thôi học, sống dở chết dở vì căn bệnh đó, tất nhiên, tiền đồ xán lạn cũng vụt mất. Đến những năm chín mươi, dưới sự trợ giúp của Tư Mã Lương, Kim Đồng trở thành một doanh nhân thành đạt khi kinh doanh nịt vú Thú một sừng. Chỉ vì khơng kiềm chế, mềm lịng trước ng Ngân Chi, sản nghiệp của Kim Đồng nhanh chóng rơi vào tay người phụ nữ ghê gớm này. Chính vì vậy, có thể thấy trong con người Kim Đồng, kỳ tài tương thông với bầu vú, dị tật luyến nhũ đi liền với nhau, nhưng căn nguyên thì lại đồng nhất: sự say mê quá mức đối với bầu vú người phụ nữ. Khi xây dựng nhân vật này, Mạc Ngôn cảm thấy đây là một nhân vật có sự tượng trưng rất lớn. Cịn như tượng trưng cái gì thì ơng cũng khơng rõ được. Có một hịa thượng Nhật Bản cho rằng Thượng Quan Kim Đồng là quái thai của sự kết hợp giữa hai nền văn hóa Đơng-Tây. Sự si mê của Kim Đồng đối với bầu vú mẹ thực ra là sự si mê đối với văn hóa truyền thống Trung Quốc. Điều này khơng hẳn là vô lý khi mà cho đến nay, chủ nghĩa phong kiến vẫn phát huy tác dụng to lớn của nó ở Trung Quốc. Nhiều người lưu luyến chủ nghĩa phong kiến chẳng khác gì Thượng Quan Kim Đồng lưu luyến bầu vú mẹ nên khả năng thích ứng với những gì hiện đại, những gì đến từ phương Tây của họ dường như khơng có. Đứng trước sự chuyển mình của đất nước, khơng ít người rơi vào tình cảnh lạc lồi, sợ hãi giống như Kim Đồng sợ hãi thế giới bên ngoài khi bị tách ra khỏi bầu vú mẹ vậy.

Báu vật của đời có sự góp mặt của trên dưới một trăm nhân vật với biết bao

tính cách, dung mạo, số phận khác nhau. Trong đó, kiểu nhân vật dị thường tuy không nhiều nhưng lại là yếu tố khá quan yếu làm nên nét độc đáo cho tác phẩm. Ngồi Kim Đồng cịn có một Thượng Quan Lai Đệ ngày nọ biến thành Tiên Chim – có khả năng tiên tri, chữa bệnh; một Trương Thiên Tứ dẫn độ người chết về quê; một Hàn Chim sống mười lăm năm trên núi Nhật, từng nói chuyện bằng mắt với vợ chồng nhà sói; một Hàn Vẹt biết dạy những loại chim mà thiên hạ cho rằng khơng thể nói tiếng người,… Báu vật của đời là câu chuyện của trăm năm, dung chứa một khối lượng sự kiện, nhân vật tương đối lớn. Khi dòng chảy lịch sử chảy qua mảnh đất Đông Bắc Cao Mật trong ngần ấy thời gian, trong con mắt của những chứng nhân lịch sử lẫn những thế hệ hậu bối thì nó được bao bọc trong khói sương của

truyền kỳ, của liêu trai, của huyền ảo. Thế nên, với việc xây dựng hàng loạt “kỳ nhân” trong Báu vật của đời nói riêng và tiểu thuyết Mạc Ngơn nói chung, Mạc Ngơn đã thể hiện cái nhìn riêng biệt của mình đối với lịch sử: lịch sử bao giờ cũng có tính truyền kỳ.

Kỳ tài của nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Ngơn cịn hiển thị dưới dạng cá nhân xuất sắc ở một lĩnh vực đặc biệt, hồn tồn có khả năng tồn tại trong đời sống thực. Triệu Giáp là đại diện của kiểu kỳ tài này. Triệu Giáp là trạng nguyên của nghề đao phủ. Hơn bốn mươi năm ở bộ Hình, Triệu Giáp “đích thân trảm quyết 987 phạm, hỗ trợ thì khơng kể” [17, tr.485], thi hành hàng loạt án với những hình phạt độc đáo, khác biệt. Triệu Giáp đến với nghề đao phủ như một định mệnh. Cuộc gặp gỡ giữa Triệu Giáp và ân sư Già Dư có sự can thiệp của thế lực siêu nhiên: bóng ma bà nội. Bản thân Triệu Giáp sau khi tận mục sở thị Già Dư xử trảm cậu của mình, ngay lập tức muốn trở thành “một đao phủ giết người không chớp mắt” [17, tr.98]. Sau đó, Triệu Giáp nhanh chóng trở thành trợ thủ đắc lực cho Già Dư, mới hai mươi tuổi đã được làm Dì Cả trong gia đình đao phủ của Già Dư. Trong cuộc đời của mình, Triệu Giáp thực hiện nhiều cuộc hành hình ngoạn mục: án Đai Diêm Vương cho tên Mọt dám lấy cắp khẩu súng săn của nhà vua; án lăng trì 500 mảnh cho Tiền Hùng Phi dám mưu sát Viên Thế Khải; án xử trảm cho sáu quan triều đình tạo phản; án Đàn hương hình cho Tơn Bính dám chống lại người Đức;… Mỗi án phạt mà Triệu Giáp thực hiện, đối với lão, là một màn trình diễn nghệ thuật không hơn không kém: từ lúc chuẩn bị đạo cụ cho đến lúc biểu diễn trên sân khấu. Các hình phạt vì vậy, là những kiệt tác nghệ thuật sinh động. Biệt tài dị thường của Triệu Giáp được thăng hoa trong nghề nghiệp tàn khốc đó. Trong Đàn hương hình, Mạc Ngơn miêu tả khá chi tiết và tỉ mỉ các hình phạt từ nhiều khía cạnh: nguồn gốc, cách thức, vai trị, điểm mạnh và tác dụng của nó. Khi thi hành án lăng trì cho Tiền Hùng Phi, Triệu Giáp phải xẻo 500 miếng thịt trên người phạm nhân mới cho phạm nhân chết. Để thực hiện được điều này, Triệu Giáp đã trải qua quá trình rèn luyện trong lị mổ lợn cùng với Già Dư, đồng thời phải tinh thông cơ thể con người để biết cách không để phạm nhân chết trước nhát thứ 500. Nhưng hơn hết, lão thể hiện một tinh thần sắt đá, một khả năng chịu đựng ghê gớm trước phản ứng của kẻ bị hành hình. Cái dị biệt của Triệu Giáp

cịn bộc lộ qua việc lão kì cơng làm cọc đàn hương, đóng nó xun từ hậu mơn lên sau gáy Tơn Bính mà vẫn để Tơn Bính sống thêm năm ngày.

Có thể thấy, Triệu Giáp là một đao phủ bẩm sinh, một “bậc thầy” về hình phạt. Đôi bàn tay của Triệu Giáp sau bốn mươi năm làm nghề đã mắc căn bệnh kỳ lạ sau một quá trình được tơi luyện đã trở nên có linh tính nghề nghiệp, mỗi khi chuẩn bị có cơ hội thi triển tài nghệ, bàn tay đó sẽ mách bảo Triệu Giáp bằng cách “đỏ lên như than hồng, những ngón tay nuột nà co quắp như móng vuốt của con gà trống”, “tay lão như thép nung đỏ, nước trong chậu đồng phát ra tiếng lóc bóc, sùi bọt, bốc hơi” [17, tr.49]. Dường như ở nhân vật này hội tụ đầy đủ các yếu tố để được “tôn vinh” là trạng nguyên của nghề đao phủ: trái tim lạnh lùng, vô cảm; sự tỉ mỉ, chính xác, chỉn chu; sự thành kính đối với nghề nghiệp và hơn hết, là lòng yêu nghề dị biệt. Triệu Giáp quan niệm về nghề của mình rất rõ ràng “đao phủ cũng là một nghề. Nghề này người đứng đắn làm không nổi, kẻ lười nhác làm khơng nổi! Nghề này tiêu điều thì khí số của triều đình cũng hết” [17, tr.86]. Nghĩa là, nghề đao phủ không phải là một nghề dành cho người thường. Có thể là trạng nguyên của cái nghề đặc biệt này, Triệu Giáp đáng được xem là một “kỳ nhân” trong thế giới người lạ của tiểu thuyết Mạc Ngôn. Đối sánh với các kiểu kỳ nhân khác, nhân vật kỳ tài-dị tật chiếm một tỉ lệ khá lớn, không những vậy, kiểu nhân vật này hết sức đa dạng và độc đáo. Những nhân vật được nói đến ở trên khơng phải là tất cả nhân vật có cái tài, cái tật khác người trong tiểu thuyết Mạc Ngôn mà chỉ là một vài đại diện. Song dễ thấy, mỗi nhân vật đều là một dị nhân trong thế giới nhân vật của ơng vì họ sở hữu những kỳ tài khác nhau, mang gánh những dị tật chẳng giống ai. Bản chất của cái kỳ dị của họ cũng rất đặc biệt, hoàn toàn ngoại lệ, mức độ “kỳ” đậm nhạt phụ thuộc vào tính thực-ảo của cái tài và cái tật mà nhân vật đang có. Triệu Giáp được xây dựng khá thực, cịn lại đều bị Mạc Ngơn đẩy tới ranh giới của cái phi thực như Kim Đồng cuồng mê với bầu vú, Trương Thiên Tứ dẫn độ người chết, Lai Đệ hóa Tiên Chim… Cuộc đời của các nhân vật vì vậy có phần được ảo hóa ít nhiều.

Xây dựng các nhân vật đậm chất "kỳ", ngồi mục đích gây hiếu kỳ, Mạc Ngôn thực sự tạo dựng nên những nhân vật có tính tượng trưng ẩn dụ cao độ, thâm sâu. Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các nhân vật kiểu này đều là nhân vật trung

tâm trong tiểu thuyết Mạc Ngôn: chúng đều là linh hồn, là hình ảnh xuyên suốt chiều dài tác phẩm, là nơi tập trung tâm huyết và bút lực của nhà văn và chúng cũng trở thành nơi chuyển tải những thơng điệp sâu kín mà Mạc Ngơn muốn gửi gắm qua tác phẩm của mình. Nếu loại bỏ những yếu tố dị biệt ra khỏi nhân vật hoặc gia giảm chúng về mức độ thường phàm, hẳn nhiên hình tượng nhân vật sẽ thiếu tính độc đáo, khả năng tác động vào sự suy ngẫm của độc giả cũng suy yếu. Nếu Kim Đồng khơng có sự say mê cuồng nhiệt với bầu vú, nếu Triệu Giáp khơng tơn sùng nghề đao phủ của mình như vậy,... có lẽ sức ám gợi của tác phẩm sẽ mất đi rất nhiều.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật kỳ tài-dị tật của Mạc Ngôn tương đối nhất qn. Mạc Ngơn đều dùng trí tưởng tượng, sự hư cấu để đẩy cái biệt tài, dị tật đó lên mức cao nhất khiến nó trở nên dị biệt, khác thường, kỳ lạ. Mạc Ngôn cũng miêu tả các kỳ tài, dị tật đó có tính lịch sử: từ xuất phát điểm, nguyên nhân, biểu hiện cụ thể, sự ảnh hưởng của nó tới vận mệnh của từng nhân vật. Người đọc thơng qua q trình hình thành, tồn tại và phát triển của kỳ tài hay dị tật vì thế có thể tìm thấy tính hợp lý trong sự kỳ lạ đó. Tuy nhiên, Mạc Ngơn khơng nhằm thuyết phục người đọc tin cậy hoặc thừa nhận khả năng có thực của các kỳ nhân này. Sự chi tiết, tỉ mỉ, thản nhiên trong cách kể của Mạc Ngơn là muốn xốy sâu vào khả năng biểu đạt của hình tượng nhân vật. Qua hàng loạt nhân vật như thế, độc giả tri ngộ được điều gì, nhận cảm như thế nào về cuộc sống khi tiếp xúc với tác phẩm Mạc Ngôn mới là điều quan trọng nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong hai tiểu thuyết báu vật của đời và đàn hương hình của mạc ngôn (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)