Các hoạt động kinh tế khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cơ chế tự chủ tài chính đối với nội dung thông tin trên báo in hiện nay (khảo sát báo đầu tư và báo tuổi trẻ TP HCM từ năm 2011 đến 7 2013) (Trang 32 - 38)

1.2.4 .Th ương mại hóa báo chí trong điều kiện tự chủ tài chính

1.3. Một số hoạt động kinh tế báo chí

1.3.3. Các hoạt động kinh tế khác

Ngoài dịch vụ phát hành và quảng cáo là hai hoạt động kinh tế chính thì nhiều cơ quan báo in còn tiến hành các hoạt động kinh doanh ngoài mặt báo như: PR, tổ chức sự kiện, tài trợ, thành lập công ty, liên doanh liên kết, sản xuất các ấn phẩm truyền thông…

Sau đây là khái quát những tìm hiểu thông qua nghiên cứu tài liệu của tác giả về một số hoạt động kinh tế này.

PR (quan h công chúng)

PR viết tắt từ tiếng Anh là Public Realations có nghĩa là Quan h công chúng.

26

Viện PR Anh (The British Institute of Public Realations) định nghĩa đây là “Mt n lc có kế hoch và kéo dài nhm xây dng và duy trì s hiu biết nhau mt cách thin chí gia mt t chc và công chúng ca nó”.

Theo nhà nghiên cứu Frank Jefkins: “PR bao gm mi hình thc giao tiếp (hướng ngoi và hướng ni) gia mt t chc và công chúng ca nó nhm đạt được nhng mc đích c th liên quan đến hiu biết ln nhau”.

Như vậy, sự hiện diện của PR nhằm mục đích tạo dựng sự hiểu biết giữa tổ chức và công chúng của nó. Vì PR là hoạt động có kế hoạch của một tổ chức cho nên đối với công chúng nó đặc biệt chú trọng vào việc xây dựng ý thức về bản sắc doanh nghiệp, khắc phục những hiểu lầm và định kiến về tổ chức (nếu có), giới thiệu, quảng bá về hoạt động của tổ chức, hay giới thiệu về sản phẩm và dịch vụ cho công chúng.

Những hoạt động PR của báo chí hiện nay vẫn thường là thông tin về sự kiện, các bài viết giới thiệu doanh nghiệp, doanh nhân…

T chc s kin là một trong những hoạt động trong lĩnh vực PR. Tổ chức sự kiện là một quá trình hoạch định việc thực hiện và giám sát những hoạt động liên quan đến các lĩnh vực sau: văn hóa - nghệ thuật, tuyên truyền, công bố tại một thời điểm, một địa điểm nhất định và tuân thủ quy định pháp luật, sao cho sự kiện diễn ra đúng mục đích của nhà tổ chức.6

Đối với các doanh nghiệp, tổ chức sự kiện nhằm chỉ việc thiết lập một kế hoạch phát triển nhằm thu hút sự chú ý của công chúng vào những người tổ chức hoặc công việc của họ; góp phần giới thiệu và quảng bá cho thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp.

Tổ chức sự kiện chỉ là một phần trong toàn bộ chiến lược tiếp thị và quảng bá của doanh nghiệp. Bên cạnh việc đánh bóng thương hiệu, tổ chức sự kiện còn nhằm mục đích chuyển tải một thông điệp cụ thể và đặc biệt là gây sự chú ý cho sản phẩm hoặc dịch vụ của sản phẩm, tạo sự quan tâm hơn nữa từ khách hàng, từ đó giúp tăng doanh số bán của công ty. Đồng thời tạo cơ hội để doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi và giao lưu với đối tác, cơ quan truyền

thông, cơ quan công quyền, giúp thúc đẩy thông tin hai chiều và tăng cường quan hệ có lợi cho các doanh nghiệp.

Thông điệp của sự kiện có thể được thể hiện dưới dạng: Hình ảnh (logo, market, mô hình…) và ngôn ngữ (slogan, chủ đề, bài phát biểu, thông cáo báo chí, văn nghệ, các ấn phẩm…).

Một số hoạt động tổ chức sự kiện mà ta dễ dàng thấy được: Khai trương, khánh thành, khởi công; Giới thiệu sản phẩm mới, hội nghị khách hàng; Hội chợ; Hội nghị, hội thảo, họp báo; trình diễn thời trang; Kỷ niệm thành lập, nhận danh hiệu; Tiệc chiêu đãi; Tổ chức các trò chơi và cuộc thi…

Từ khi Việt Nam chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế thị trường, tổ chức sự kiện đã trở thành một hoạt động được sử dụng phổ biến không kém gì quảng cáo, kết hợp thường xuyên với hoạt động quảng cáo. Số lượng các công ty chuyên về tổ chức sự kiện ngày càng nhiều.

Tài trợ là sự trợ giúp về tài chính cho một sự nghiệp, một ý tưởng, một cá nhân hay một nhóm người. Tài trợ mang lại những lợi ích sau cho người tài trợ:

- Nêu bật được hình ảnh của nhà tài trợ. Lợi ích có thể là danh tiếng về một tổ chức có trách nhiệm với xã hội.

- Xây dựng được hình ảnh doanh nghiệp hoặc hình ảnh sản phẩm. - Trợ giúp chiến dịch quảng cáo, hoạt động tiếp thị và khuyến mại.

- Quảng bá cho những sản phẩm mới.

Các hình thức tài trợ hay gặp thường dành cho thể thao, giáo dục, sự kiện văn hóa, triển lãm, hoạt động từ thiện, trao giải thưởng…

Hot động liên doanh, liên kết

Liên doanh là thỏa thuận bằng hợp đồng của hai hoặc nhiều bên để cùng thực hiện hoạt động kinh tế, mà hoạt động này được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh. [7]

Các cơ quan báo chí tự chủ về tài chính được phép có hoạt động liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật tại Nghị định số 51/2002/NĐ- CP ngày 26/4/2002 (Quy định chi tiết thi hành Lut báo chí, Lut sa đổi, b

28

sung mt sốđiu ca Lut báo chí) và Chuẩn mực số 07 - Kế toán các khon

đầu tư vào Công ty liên kết, Chuẩn mực số 08 - Thông tin tài chính v các khon vn góp liên doanh, ban hành theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành và công bố 06 chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 3). Bởi vậy, nhiều cơ quan báo chí đã tổ chức quan hệ hợp tác với các nguồn lực tư nhân, nước ngoài vào quá trình sản xuất sản phẩm báo chí, chủ yếu ở các khâu dịch vụ phát hành báo chí, dịch vụ quảng cáo – truyền thông. Tuy nhiên, một số cơ quan báo chí lợi dụng quy định này để cho tư nhân quản lý một số hoạt động báo chí.

Các hoạt động kinh tế của báo chí bao gồm phát hành, quảng cáo, các hoạt động xã hội từ thiện hay các hoạt động kinh doanh phi báo chí đa dạng khác suy cho cùng đều nhằm tăng cường giá trị thương hiệu, tiềm lực kinh tế, khả năng tự chủ tài chính cho các cơ quan báo chí.

Thông tin ch dn, tư vn tiêu dùng

Những năm gần đây báo chí phát triển nhiều loại hình thông tin đáp ứng nhu cầu thường nhật của công chúng về hàng hóa, dịch vụ, thời tiết, giá cả, việc làm, du lịch… trong đó có thông tin ch dn, tư vn tiêu dùng.

“Thông tin ch dn, tư vn tiêu dùng là nhng thông tin chuyên bit cung cp tin tc, thông tin kèm theo nhng gi ý, hướng dn, tư vn để hướng dn người ta s dng hoc làm theo mt phương pháp, cách thc nào đó ng dng trong đời sng xã hi”. [1, tr.15]

Ngoài những đặc trưng chung của thông tin báo chí, thì thông tin chỉ dẫn, tư vấn tiêu dùng còn có những đặc trưng riêng. Trong đó, yêu cầu về tính chính xác, khoa học, phong phú, đa dạng, phổ cập, dễ nhớ, dễ hiểu là những đặc trưng hàng đầu của thông tin chỉ dẫn, tư vấn tiêu dùng.

Thông tin ch dn, tư vn tiêu dùng tương đối phát triển trên báo in và các loại hình báo chí khác. Tỉ lệ sử dụng thông tin chỉ dẫn, tư vấn tiêu dùng trên báo in ngày càng tăng.

Trước tiên, nó xuất phát từ xu hướng thay đổi nhu cầu hưởng thụ truyền thông của công chúng. Cuộc sống hiện đại khiến công chúng muốn có

những kênh truyền thông thỏa mãn nhu cầu và tiết kiệm thời gian nhất.

Thứ hai, trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, báo chí truyền thông cần có những cách thức truyền tải thông tin mới để giữ vững vị thế. Xây dựng và phát triển các tác phẩm báo chí có nội dung thông tin chỉ dẫn, tư vấn tiêu dùng mở ra hướng đi mới trong việc đổi mới nội dung báo in ngày càng phong phú, đa dạng, linh hoạt hơn.

Thứ ba, xã hội càng phát triển thì cùng với yêu cầu về thông tin báo chí, nhu cầu về sản phẩm hàng hóa báo chí cũng tăng lên trong khi dòng thông tin chỉ dẫn, tư vấn tiêu dùng tương đối thích hợp với nhu cầu dịch vụ quảng cáo của doanh nghiệp, thu hút được sự quan tâm của công chúng.

Thông tin chỉ dẫn, tư vấn tiêu dùng được quan tâm nhất là sức khỏe, làm đẹp, sản phẩm gia dụng, giải trí, thương mại. Đây đều là những nội dung thông tin gần gũi, đại chúng, được nhiều người quan tâm và có tính ứng dụng cao.

Trên nhiều tờ báo, thông tin chỉ dẫn, tư vấn tiêu dùng chiếm diện tích khá lớn đó là bởi vì nhiều thông tin là được “đặt hàng” mang lại doanh thu cho tờ báo. Điều này thể hiện mối quan hệ giữa báo chí với doanh nghiệp, kết nối doanh nghiệp với các đối tác tiềm năng, các cơ quan hoạch định chính sách và với người tiêu dùng.

Tiểu kết chương 1

Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các cơ quan báo chí là một tất yếu để báo chí có thể phát triển một cách bền vững và chuyên nghiệp đồng thời có điều kiện tiếp tục phát huy vai trò, chức năng của mình trong đời sống xã hội theo đúng quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước. Trong quá trình thực hiện, các cơ quan báo chí phải biết kết hợp hài hòa giữa các chức năng của báo chí để vừa đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, đảm bảo tự chủ tài chính vừa khắc phục được những mặt tiêu cực nảy sinh.

Để thc hin t ch v mt tài chính, đòi hi phi thc hin các hot

30

báo in đang bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi các loại hình báo chí khác. Áp lực cạnh tranh trong bối cảnh phải tự trang trải về tài chính đã và đang tác động trực tiếp tới nội dung thông tin trên các ấn phẩm báo in.

Những nền tảng lý luận chung đặt ra trong chương 1 sẽ là cơ sở để tác giả tiếp tục khảo sát, phân tích trong chương 2 về tác động của cơ chế tự chủ tài chính, thông qua các hoạt động kinh doanh báo chí, các cách thức phát triển thông tin theo xu hướng phát triển báo chí hiện đại trong điều kiện nền kinh tế thị trường đối với nội dung thông tin trên báo in.

Chương 2. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI NỘI DUNG THÔNG TIN TRÊN BÁO IN

(Kho sát Báo Đầu tư và Báo Tui tr Thành ph H Chí Minh)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cơ chế tự chủ tài chính đối với nội dung thông tin trên báo in hiện nay (khảo sát báo đầu tư và báo tuổi trẻ TP HCM từ năm 2011 đến 7 2013) (Trang 32 - 38)