Định hướng nội dung vào nhóm đối tượng chính yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cơ chế tự chủ tài chính đối với nội dung thông tin trên báo in hiện nay (khảo sát báo đầu tư và báo tuổi trẻ TP HCM từ năm 2011 đến 7 2013) (Trang 42 - 44)

1.2.4 .Th ương mại hóa báo chí trong điều kiện tự chủ tài chính

2.1. Những tác động của cơ chế tự chủ tài chính với nội dung thông tin

2.1.3. Định hướng nội dung vào nhóm đối tượng chính yếu

Báo in được phân loại thành báo địa phương, báo quốc gia, báo chuyên ngành,…tùy thuộc vào tính chất, phạm vi, đối tượng, nội dung của các tờ báo. Căn cứ vào nhóm độc giả có tờ báo phục vụ cho số đông độc giả (ví dụ như báo Tuổi trẻ, Thanh niên, Lao động…) đồng thời cũng có những báo nhằm

36

vào một số ít và có sự lựa chọn độc giả (ví dụ như báo Đầu tư, Thời báo kinh tế Việt Nam, Phụ nữ Việt Nam…). Mỗi loại đều tìm thấy nhóm đối tượng phù hợp nhằm đạt mục tiêu tiếp cận thị trường.

Qua nhiều cuộc khảo sát thực tế đã cho thấy: mức sống, giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, địa bàn cư trú là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiếp nhận của công chúng. Ví dụ như khán giả nữ của truyền hình Hà Nội thường chiếm tỷ lệ cao hơn khán giả nam (53% so với 47%) và trong cơ cấu dân số tại địa bàn Hà Nội thì nữ cũng chiếm tỷ lệ nhiều hơn nam; Đối tượng khán giả của các chương trình có nội dung thông tin tư vấn, chỉ dẫn tiêu dùng chủ yếu là phụ nữ (7). Với doanh nghiệp, doanh nhân, những kiến thức, kinh nghiệm, các vấn đề kinh tế là những thông tin cần thiết để doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh…

Chính vì vậy, nếu trước đây, báo chí – truyền thông hướng đến đối tượng là số đông công chúng nói chung thì ngày nay, báo chí – truyền thông hiện đại mang xu hướng “phi đại chúng hóa”. Điều đó có nghĩa là sản phẩm báo chí, sản phẩm truyền thông không còn phục vụ cho mọi giới, mọi lứa tuổi mà hướng tới từng nhóm đối tượng công chúng nhỏ hơn, chuyên biệt hóa đối tượng. Công chúng trong từng nhóm này có mục đích tiếp cận thông tin, sở thích chung thậm chí là chung lứa tuổi, giới tính...tùy theo từng nhóm và ngày càng có sự chọn lọc rõ hơn nhu cầu về phạm vi và nội dung thông tin của mình. Sự phân hóa, chuyên biệt hóa tạo điều kiện nâng cao hiệu quả của tác phẩm báo chí, để tác động đến người đọc có hiệu quả nhất. Việc khu biệt đối tượng trong hoạt động và kinh doanh báo chí có thể nói là một xu hướng tất yếu.

Mỗi nhóm đối tượng có nhu cầu khác nhau đối với sản phẩm báo chí – truyền thông và trong mỗi nhóm đối tượng lại có một lượng công chúng thường xuyên, ổn định. Độc giả chủ yếu của Thi trang trẻ là giới trẻ yêu thích thời trang nhưng điều đó không có nghĩa là chỉ có người trẻ mới đọc tạp chí này. Vấn đề mấu chốt không phải là có bao nhiêu người đọc bài báo đó

mà là đối tượng nào đang đọc và chịu mức độ ảnh hưởng lớn nhất từ các thông điệp. Đó mới là vấn đề quyết định tương lai của tờ báo.

Tuy nhiên như vậy không có nghĩa là việc chuyên biệt hóa đối tượng chỉ để truyền đạt thông tin thỏa mãn nhu cầu cho lượng công chúng đó, mà phải làm sao để vừa duy trì lượng công chúng này vừa mở rộng được sức ảnh hưởng của mình tới các đối tượng khác, thu hút các đối tượng khác.

Trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, báo in cũng như các loại hình báo chí – truyền thông khác cũng đang có những chuyển biến trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và chuyên biệt của nhóm công chúng mà mình hướng tới. Do mỗi nhóm công chúng có những đặc điểm riêng về nhu cầu, sở thích, quan điểm, trình độ…cho nên sẽ có những khó khăn, phức tạp riêng trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin của mỗi nhóm. Nó đòi hỏi các cơ quan báo chí phải am hiểu, nắm bắt rõ về đối tượng công chúng của mình, tạo lập được ngôn ngữ truyền thông phù hợp để có thể giữ chân công chúng được lâu dài. Đó là yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng lượng phát hành và quảng cáo trên các ấn phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cơ chế tự chủ tài chính đối với nội dung thông tin trên báo in hiện nay (khảo sát báo đầu tư và báo tuổi trẻ TP HCM từ năm 2011 đến 7 2013) (Trang 42 - 44)