1.2.4 .Th ương mại hóa báo chí trong điều kiện tự chủ tài chính
2.2. Khảo sát tác động của cơ chế tự chủ tài chính đối với nội dung thông
tin qua các hoạt động kinh tế của báo Đầu tư và báo Tuổi trẻ
2.2.1. Báo Đầu tư
2.2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển
Báo Đầu tư là cơ quan ngôn luận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập từ ngày 12/6/1991. Tờ bán nguyệt san Việt Nam – Đầu tư nước ngoài và tuần báo tiếng Anh Vietnam Investment Review ra số đầu tiên vào ngày 27/9/1991 đánh dấu sự xuất hiện các ấn phẩm của Cơ quan Báo Đầu tư trên thị trường báo chí Việt Nam. Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, đến nay Báo Đầu tư đã trở thành một trong những cơ quan báo chí kinh tế hàng đầu tại Việt Nam.
Trong 5 năm đầu, Báo Đầu tư trực thuộc Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư (State Committee for Cooperation and Investment – SCCI). Tháng
44
9/1996, sau khi SCCI hợp nhất với Ủy ban Kế hoạch Nhà nước thành Bộ Kế hoạch và Đầu tư, báo Việt Nam – Đầu tư nước ngoài đổi tên thành báo Đầu tư
và tăng kỳ xuất bản lên 2 kỳ/tuần. Từ tháng 7/2000 đến nay, xuất bản 3 kỳ/tuần (thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu).
Năm 1993, ra mắt tờ Timeout, phụ trương của Vietnam Investment Review phục vụ nhu cầu thông tin của cộng đồng người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
Cuối năm 1999, cùng với sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam, tuần báo Đầu tư chứng khoán chính thức ra mắt bạn đọc, phát hành vào thứ Hai hàng tuần. Đến tháng 1/2007 thì tăng lên 2 kỳ/tuần.
Tháng 5 năm 2007, cơ quan báo Đầu tư chính thức khai trương Đầu tư chứng khoán điện tử (www.tinnhanhchungkhoan.vn).
Để phù hợp với tình hình mới, đầu năm 2008, Báo Đầu tư ra mắt bộ mới tờ Đầu tư, tờ Đầu tư chứng khoán tăng lên 3 kỳ/ tuần.
Ngày 27/9/2009, chính thức khai trương báo Đầu tư điện tử tại địa chỉ
www.baodautu.vn và khai trương tờ báo tiếng Anh điện tử tại địa chỉ
www.vir.com.vn.
Tháng 1/2011, Báo Đầu tư tiếp tục ra mắt bộ mới tờ Đầu tư, Đầu tư
chứng khoán với sự cải tiến mạnh mẽ về hình thức và sự sắp xếp khoa học, tăng nội dung thông tin.
Báo Đầu tư có trụ sở tại 47 Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội và đã thành lập văn phòng đại diện tại TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Bình, Quảng Bình.
Với phương châm “Đồng hành cùng các doanh nghiệp”, những năm gần đây, báo Đầu tư đã tăng cường các hoạt động nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp như tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm về kinh tế, doanh nghiệp, doanh nhân…
Thực tế cho thấy trong suốt hơn 20 năm qua, số lượng ấn phẩm và tần suất xuất bản của báo Đầu tư không ngừng gia tăng, đóng vai trò quan trọng trong việc thông tin tuyên truyền cho chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội, những thành tựu và kinh nghiệm của công cuộc đổi mới đặc biệt là trong lĩnh vực hợp tác đầu tư. Nhờ đó đã góp phần thiết thực vào quá trình huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong và ngoài nước phục vụ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2.2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Tổng số cán bộ, nhân viên của Báo Đầu tư bao gồm hơn 185 người trong đó, khối phóng viên, biên tập viên có 95 người. Ngoài ra, báo có đội ngũ cộng tác viên gần 100 người. Toàn bộ đội ngũ lãnh đạo cấp phòng, ban của Báo đều được đào tạo cơ bản, trong đó có 24 người trình độ đại học, 02 người trình độ thạc sỹ. Về trình độ lý luận chính trị, có 25 người trình độ trung cấp và 01 người trình độ cao cấp.
Về cơ cấu tổ chức, Báo Đầu tư bao gồm 8 phòng, ban trong đó các ấn phẩm định kỳ được sản xuất bởi 3 ban nội dung, đó là Ban Đầu tư, Ban Chứng Khoán và Ban Tiếng Anh. Các dịch vụ kinh doanh do hai phòng Quảng cáo Truyền thông và Phòng Kinh doanh Phát hành phụ trách.
46
Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức Báo Đầu tư
(Nguồn: Báo Đầu tư) BAN BIÊN TẬP Ban Chứng khoán Phòng Thiết kế Mỹ thuật Ban Tiếng Anh Ban Đầu tư Đầu tư Đầu tư điện Đầu tư chứng khoán ĐTCK điện tử ĐT bất động sản VIR Time Out Tiếng Anh điện tử Văn
phòng toán Tài vụ Phòng Kế Phòng Qucáo Truyảềng n thông Phòng Kinh doanh phát hành Văn phòng đại diện TP.HCM Văn phòng đại diện TP.Đà Nẵng Văn phòng đại diện TP.Hải Phòng Văn phòng đại diện Cần Thơ Văn phòng đại diện Nghệ An- Hà Tĩnh
Nét đặc trưng trong cơ cấu tổ chức của Báo Đầu tư là mỗi ban nội dung bao gồm cả bộ phận phóng viên, biên tập viên, thư ký tòa soạn. Như vậy, khác với nhiều tòa soạn khác, mỗi ban nội dung của Báo Đầu tư được tổ chức như một tòa soạn riêng, hoạt động tương đối độc lập để sản xuất một số ấn phẩm.
Ngoài ra, Báo có Văn phòng đại diện tại các thành phố lớn và Văn phòng thường trú tại nhiều tỉnh trong cả nước.
Trước năm 2010, khi Bộ Tài chính chưa ban hành Thông tư số 150/2010/TT-BTC ngày 27/9/2010, các cơ quan báo chí nói chung và Báo Đầu tư nói riêng chỉ được hạch toán một lần lương cơ bản vào chi phí hợp lý, do đó thu nhập chịu thuế tăng lên đáng kể. Trong khi đó, để thu hút được nhân sự giỏi, Báo Đầu tư trả lương cao hơn nhiều so với lương cơ bản cho nên phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp cao hơn các doanh nghiệp thuần túy.
Sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận của Báo Đầu tư được phân bổ theo các quỹ: đầu tư phát triển, khen thưởng, phúc lợi và quỹ ổn định thu nhập.
Bằng nguồn vốn từ quỹ đầu tư phát triển Báo Đầu tư đã cải tạo trụ sở làm việc, nâng cấp trang thiết bị, công nghệ nhất là hệ thống tin học. Đồng thời tăng cường công tác đào tạo cán bộ, phóng viên, biên tập viên dưới nhiều hình thức.
Việc đầu tư vào cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, tổ chức cơ cấu một cách chuyên nghiệp giúp Báo Đầu tư chuyển tải những thông tin một cách nhanh nhất, chất lượng nhất đến với công chúng.
2.2.1.3. Tác động của các hoạt động kinh tế tới nội dung thông tin
Báo Đầu tư là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ hoàn toàn về tài chính. Báo Đầu tư tổ chức các hoạt động kinh doanh: quảng cáo, phát hành, tổ chức sự kiện.
Nguồn thu chủ yếu của báo là từ hoạt động kinh doanh quảng cáo và phát hành. Những hoạt động này có ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cực tới nội
48
dung thông tin của báo với một số biểu hiện đã nêu ra ở phần trên.
Về phát hành, Báo Đầu tư đang xuất bản các ấn phẩm định kỳ sau: - Tờ Đầu tư vừa là tờ báo kinh tế tổng hợp vừa phản ánh các hoạt động chính trị, ngoại giao quan trọng của đất nước với số lượng phát hành hơn 20.000 bản/kỳ. Đầu tư được đánh giá là kênh thông tin tin cậy về kinh tế,môi trường đầu tư, tài chính – ngân hàng, nhà đất, cộng nghệ mới.
- Đầu tư chứng khoán, là tờ báo hàng đầu và chuyên sâu về thị trường chứng khoán, cập nhật các bài viết phân tích, bình luận dự báo có chất lượng. Phát hành khoảng 20.000 bản/kỳ.
- Đầu tư bất động sản xuất bản mỗi tuần một kỳ
- Vietnam Investment Review, là tuần báo tiếng Anh hàng đầu Việt Nam về kinh tế, thương mại, đầu tư và quan hệ kinh tế đối ngoại, phát hành khoảng 15.000 bản/kỳ.
- Timeout cũng là tuần báo tiếng Anh chuyên cung cấp thông tin về văn hóa, du lịch, giải trí phục vụ bạn đọc nước ngoài, lượng phát hành 15.000 bản/kỳ. Từ tháng 7/2012 ấn phẩm này đã chuyển thành báo tháng.
- Ngoài ra, Đầu tư còn có 3 ấn phẩm báo điện tử gồm: báo Đầu tư điện tử (baodautu.vn), Đầu tư chứng khoán điện tử (tinnhanhchungkhoan.vn) và tờ tiếng Anh điện tử (vir.com.vn).
Ngoài các ấn phẩm định kỳ trên, báo Đầu tư còn xuất bản các đặc san thường niên và các chuyên san đặc biệt về các sự kiện lớn của đất nước như:
30 năm quan hệ kinh tế Việt – Nhật, ASEM5, APEC, Việt Nam – EU, Toàn cảnh thị trường bất động sản, 20 năm đầu tư nước ngoài, Toàn cảnh thị
trường mua bán – sáp nhập doanh nghiệp (M&A), The climate for change, Green developement…
Khi mới thành lập, báo Đầu tư ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với đối tác nước ngoài để sản xuất và xuất bản 2 tờ báo (một tờ báo tiếng Việt và một tờ báo tiếng Anh), theo đó, phía Việt Nam chịu trách nhiệm về nội dung, phía nước ngoài chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh, phát hành, quảng cáo. Từ tháng 5/1998, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực, đối
tác nước ngoài rút khỏi dự án hợp tác kinh doanh, kết thúc giai đoạn hợp tác với nước ngoài, Cơ quan Báo Đầu tư đảm nhận toàn bộ quy trình sản xuất, kinh doanh.
Nội dung:
Nội dung thông tin trên báo Đầu tư thể hiện sự gắn bó chặt chẽ với nhiệm vụ chính trị, tôn chỉ, mục đích, bao gồm các nội dung trọng tâm sau:
Thứ nhất, báo Đầu tư không phải là báo hàng ngày nên không chạy theo các vấn đề thời sự. Ngay từ khi mới ra đời tôn chỉ, mục đích của tờ báo đã được xác định rõ ràng là tuyên truyền đường lối của Đảng, phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hợp tác quốc tế cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Qua đó góp phần cùng báo chí cả nước cổ vũ và thúc đẩy công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo đường lối Đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tích cực chủ động hội nhập quốc tế. Ngay từ khi Quốc hội thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Báo Đầu tư đã luôn bám sát lĩnh vực thông tin quan trọng này.
Khảo sát tờ báo Đầu tư có thể thấy những thông tin về các lĩnh vực kể trên chiếm đa số nội dung thông tin:
- Trong số 12 ra ngày 28/1/2011: “Phá cát cứ trong thu hút FDI”,
“Vốn FDI tại TP.HCM tăng cao”, Sàn cà phê sẽ “nóng”, “Tác động lớn từ
các quỹ chỉ số”, “Đề xuất áp thuế môi trường ở mức tối thiểu”, “Thị trường
địa ốc vào chu kỳ mới”, “Tìm kiếm các chủđầu tư đủ năng lực”, “Aglient coi trọng thị trường Việt Nam”, “Đầu tư công nghệ gặp khó vì lãi suất và tỷ
giá”, “Các dự án giao thông lớn: Được vốn ngoại, hụt vốn nội”...
- Trong số 25 ra ngày 27/2/2013: “Đầu tư cho y tế cũng là đầu tư cho phát triển”, Để thị trường bất động sản ổn định, “Vốn FDI giải ngân đều
đặn”, “Bất thường xuất siêu”, “Quyết toán thuế, sơ suất là mất tiền”, “Lexus nhập chính hãng vất vả cạnh tranh”, “Đã được xuất khẩu lại xin giảm thuế”, “Y dược chờ vốn FDI”...
50
tuyên truyền về hoạt động đầu tư và môi trường kinh doanh. Trong guồng quay của kinh tế thị trường cùng với sức ép cạnh tranh từ những tờ báo thông tin kinh tế khác, để tồn tại và phát triển báo đã nhanh nhạy theo sát nhu cầu thông tin kinh tế của doanh nghiệp, doanh nhân, nhà đầu tư trong và ngoài nước, có những cải tiến về nội dung và hình thức, cung cấp kịp thời tới độc giả những thông tin của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam.
Thứ hai, Báo luôn làm tốt nhiệm vụ chính trị của mình, đó là cơ quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Bộ tham mưu kinh tế tổng hợp cho Chính phủ, bám sát mọi hoạt động của Bộ, tranh thủ tối đa sự chỉ đạo và ủng hộ của Lãnh đạo Bộ, của các đơn vị trong Bộ để khai thác nguồn thông tin phong phú, đa dạng và xử lý, chuyển tải những thông tin đó tới độc giả một cách kịp thời, chính xác, khách quan, phù hợp mục đích tôn chỉ của tờ báo. Đây cũng là yếu tố tạo nên sức mạnh và bản sắc riêng biệt của cơ quan Báo Đầu tư, giúp Đầu tư trở thành tờ báo được lựa chọn hàng đầu của doanh nhân, doanh nghiệp, nhà đầu tư khắp trong và ngoài nước. Chính nhờ vậy, những hoạt động kinh tế, kinh doanh của báo có thêm những điều kiện để phát triển, mang lại lợi nhuận cho tòa soạn.
Thứ ba, tờ báo đã đề cập khá toàn diện những vấn đề của đổi mới, phát triển, của công nghiệp hóa – hiện đại hóa, của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa… Đặc biệt, từ năm 2011, Đầu tư đã đặt ra nhiều vấn đề toàn diện của đất nước ví dụ như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, xây dựng và triển khai Chiến lược 10 năm 2011-2020, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP để ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội…
Đầu tư luôn bám sát để cập nhật, phản ánh tình hình, nội dung của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI với nhiều bài đăng ở vị trí đầu trên nhiều số báo: số 5 ra ngày 12/1/2011với các bài: “Sự kiện chính trị trọng đại”, Kỳ
vọng vào bước chuyển mới”, “Đáp ứng kỳ vọng của toàn Đảng toàn dân”,
xứng đáng vào Ban chấp hành Trung ương”; “Thành công của niềm tin, hy vọng”, “Đột phá về nguồn nhân lực là quan trọng nhất” (số 8 ra ngày 19/1/2011); “Các ứng viên bình đẳng trong vận động cử tri” (trang 3, số 51- 52 ra ngày 29/4/2011), “Ngày hội toàn dân” (số 61 ra ngày 23/5/2011) nhân sự kiện bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016 diễn ra ngày 22/5/2011…
Thứ tư, báo thông tin, tuyên truyền về những ngày lễ kỷ niệm: ngày thành lập Đảng 3/2; ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975, Ngày Quốc tế Lao động 1/5, Quốc khánh 2/9,… Đặc biệt, báo Đầu tư cũng đã tập trung tuyên truyền một cách chủ động về các sự kiện lịch sử quan trọng: Kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Điện Biên phủ trên không, 40 năm Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, 45 Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, làm sống lại không khí lịch sử hào hung, tôn vinh những chiến công hiển hách, sự hy sinh to lớn của nhân dân ta, của quân đội ta; góp phần giáo dục, bồi dưỡng lòng yêu nước, đúc rút, vận dụng bài học lịch sử vào sự nghiệp xây dựng, phát triển, bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa trong điều kiện mới.
Thứ năm, ngoài việc phản ánh các vấn đề quản lý vĩ mô, Đầu tư còn đề cập cả những câu chuyện của cơ sở, của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, giải quyết nhiều vấn đề mà thực tiễn đặt ra: “Sáp nhập MobiFone và Vinaphone: Có thuộc diện miễn trừ?” (trang 5, số 38 ra ngày 28/3/2012), “Constrexim Holdings lý giải sự nhầm lẫn” (trang 22, số 38 ra ngày 28/3/2012), “Doanh nghiệp phải tự cứu mình” (trang 12, số 60 18/5/2012), “Định vị lại vai trò của xe buýt” (trang 14, số 69 ra ngày 8/6/2012), “Quản lý thuê bao trả trước: Nhức nhối sim rác, sim ảo” (trang 9, số 60 ra ngày 20/5/2013)...
Theo dõi Đầu tư từ năm 2011 đến tháng 7/2013 có thể thấy nội dung chính của báo bao gồm các chuyên trang, chuyên mục cố định được nhiều bạn đọc quan tâm: