Phức cảm Genji trong tình yêu của Ngàn cánh hạc

Một phần của tài liệu Tiếp nhận tác phẩm Ngàn cánh hạc của nhà văn Kawabata Yasunari (Trang 26 - 30)

Kawabata, cũng như nhiều nhà văn Nhật Bản khác, đã chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Truyện Genji (Genji Monogatari). Tình u mà chàng hồng tử Genji dành cho người mẹ kế Fujitsubo giống hệt mẹ ruột của mình đã được các nhà lý luận phát triển thành “Phức cảm Genji” (The Genji complex). Trên Tạp chí văn học (2010), Nguyễn Thị Bích Th đã trình bày cốt lõi của phức cảm Genji “là một khát vọng

“lưỡng tính”. Chàng tìm kiếm vẻ đẹp tình u thương vĩnh cửu của người mẹ trong hình ảnh người tình. Bản chất tình cảm của Genji đối với người mẹ kế Fujitsubo là như vậy, rất khó tách bạch. Đó là tình mẫu tử thiêng liêng cao quý hay là tình yêu nam nữ quyến rũ và đầy đam mê nhục thể? Cả hai điều đó dường như hịa trộn khơng phân biệt” (dẫn theo Nguyễn Trương Đon, 2018, tr.7-8). Genji từ bé đã mất mẹ, chàng khơng thực sự có ký ức về mẹ đẻ của mình, nhưng khi được mọi người bảo rằng Fujitsubo giống y hệt mẹ chàng, Genji đem lòng u nàng. Quả thực khơng thể phân biệt được đó là một khao khát tình mẹ đối với một người nữ giống mẹ, hay đó là một tình u đơi lứa mang tính dục vọng thể xác. Vấn đề này có mối quan hệ với phức cảm Oedipe mà phân tâm học của Freud nói đến. Phức cảm Oedipe cho rằng đứa bé trai sinh ra có tình cảm đặc thù có tính nhục cảm với người mẹ của nó, và nó có xu hướng đẩy người cha ra xa. Cả hai loại phức cảm tâm lý này đều liên quan đến cổ mẫu về người mẹ.

Thực tế, dù cho đứa con khơng có ký ức đủ mạnh về người mẹ để nó nhớ về theo kiểu hình ảnh, song quá trình mang thai và sinh nở của người mẹ đã luôn là một tác động tâm lý đầu tiên đến đứa bé. Otto Rank (1884-1939), một nhà phân tâm học người Áo, đã cho rằng, chính lúc đứa trẻ chuyển trạng thái từ nơi tử cung yên bình của người mẹ, qua q trình sinh nở đầy khó khăn và cực nhọc, sang một trạng thái sống mới đã gây ra một vấn đề tâm lý gọi là “chấn thương sinh nở” (the trauma of birth), dựa trên quan điểm của Sigmund Freud rằng, “việc sinh ra đời là kinh nghiệm về lo âu đầu tiên, và do đó là nguồn gốc và nguyên mẫu của sự tác động đến lo âu” (Houzel, nd.). Lo âu đó đã trở thành những ẩn ức về người mẹ, kể cả khi đứa bé không được tiếp xúc với người mẹ nhiều sau đó. Điều này giúp dễ dàng lý giải cho tình yêu mà Genji dành cho mẹ kế Fujitsubo: tình yêu này trộn lẫn giữa tình mẫu tử mà Genji khao khát và tình luyến ái lứa đơi khó mà tách bạch.

Trở lại với Ngàn cánh hạc, có thể nhận thấy phức cảm Genji phiên bản nam ở nhân vật Kikuji và phiên bản nữ ở nhân vật Fumiko.

Khi cịn bé, Kikuji vơ tình biết được cha có tình nhân và cậu bé Kikuji đau đớn thay người mẹ bị lừa dối của mình. Khi cha mẹ trị chuyện về cái vết chàm trên ngực Chikako, cha cậu đã giả vờ như khơng biết, cịn mẹ cậu thì vẫn tin tưởng chồng mình,

Kikuji phẫn nộ với cha và thương cảm cho mẹ. Sự kiện này đã hình thành nên ẩn ức tuổi thơ về tình yêu giữa cha và mẹ cùng mối quan hệ giữa cha và những người tình của ơng trong cậu bé Kikuji. Hơn nữa, nhìn theo góc độ phân tâm học, đứa trẻ khi sinh ra hẳn đã chịu những ảnh hưởng về tình yêu của người cha, cũng như là hình mẫu mà người cha u thương. Trong vơ thức của Kikuji đã tồn tại ẩn ức với người tình của cha và những đặc điểm của người tình mà cha tìm kiếm. Đó là những đặc điểm từ người mẹ, từ Chikako, từ phu nhân Ota. Do đó, khi gặp lại phu nhân Ota ở buổi tiệc trà mà Kurimoto Chikako tổ chức để làm mai mối cho anh và Inamura Yukiko, anh đã tiến đến tình yêu với bà Ota một cách vơ cùng tự nhiên. Chính sự ốn giận của Kikuji đối với người tình của cha cùng sự thương xót cho người mẹ của mình đã đưa đến cái phức cảm mà anh dành cho bà Ota:

“Sự oán hận mà Kikuji và mẹ đối với phu nhân Ota tuy không biến mất, nhưng sự căng thẳng ít nhiều đã được cởi bỏ. […] Anh thấy mình như được mời gọi bởi thứ ảo giác rằng mình thân thiết với người phụ nữ này từ rất lâu rồi.” (Kawabata, 2021, tr.27)

Sau khi làm tình với bà Ota, Kikuji đã cảm thấy “thoả mãn như một kẻ chinh phục vừa ngủ vừa để tên nơ lệ rửa chân” (tr.29); thậm chí rõ ràng hơn, “lại cịn có cảm giác của người mẹ trong người phụ nữ nữa” (tr.30). Thiên tính nữ ln là thiên tính của người mẹ, hơn nữa, bà Ota cũng là một người mẹ. Ở đây, khơng thể tách bạch hồn tồn giữa sự tìm kiếm khát khao tình dục và khát khao tình mẹ của Kikuji. Nếu có thể quay về xét đến vơ thức của ơng Mitani thì có thể mạnh dạn suy đốn rằng, bản thân ơng cũng có những ẩn ức liên quan đến bóng dáng người mẹ của ông (tức bà nội Kikuji) mà ơng tìm kiếm ở vợ và người tình. Những bóng hình này được truyền sang cho đứa con bằng cách này hay cách khác. Phải chăng có những nét giống nhau ở phương diện nào đó mà mẹ Kikuji và người tình của cha anh cùng chia sẻ? Người đọc không được biết đến quá nhiều về mẹ anh, chỉ nhận biết được nỗi đau mà một Kikuji khi cịn nhỏ đã chịu đựng vì căm phẫn thay cho mẹ. Những xúc cảm đó được chơn giấu ở tầng vô thức, và khi anh tiếp xúc với phu nhân Ota, nó trỗi dậy, đi tìm kiếm một sự vỗ về của tình mẹ lẫn những nhục cảm nơi tình luyến ái.

Độc giả cịn có thể nhìn ra phiên bản nữ của phức cảm Genji ở Fumiko – con gái phu nhân Ota. Sau khi cha cô mất, mẹ cô tiến đến với cha Kikuji. Tương tự với những ẩn ức về người mẹ và tình nhân của người cha, Fumiko cũng có những ẩn ức về người cha và tình nhân của người mẹ khi còn bé. Chồng chết, bà Ota đi tìm kiếm một bóng hình nào đó mà trong vơ thức hẳn có những nét giống với chồng và cha bà ta. Fumiko thừa hưởng điều đó từ mẹ. Hơn nữa, trong q trình qua lại giữa ơng Mitani và phu nhân Ota, trong vơ thức của Fumiko đã hình thành nên ẩn ức về người con trai nhà Mitani, sau khi mẹ con cơ bị Kurimoto Chikacho chì chiết: “Khoảng năm em mười một hay mười hai, từ khi nghe sư phụ Kurimoto nhiếc mắng, việc “bác Mitani” có một người con trai đã khắc sâu trong tim em” (Kawabata, 2021, tr.199). Một điều đáng lưu ý là một loạt biến cố xảy ra giữa mẹ con cô và Kikuji, để rời xa và quên đi tình u với anh, cơ đã lên đường về q cha du lịch, thăm nơi chôn nhau cắt rốn của ơng Ota, một nơi mà Fumiko chưa hề biết. Có thể xem đây như là một hành trình tìm lại căn nguyên của tình u mà cơ dành cho Kikuji. Một mối liên hệ giữa cha cô và Kikuji dần hiện ra: cơ tìm về nơi đã hình thành nên con người của cha cô, để hiểu hơn về cha, đồng thời cũng hiểu hơn về mình và tình u của mình. Vơ thức của người cha đã hình thành ở vùng Taketa, và những vô thức này đã truyền sang Fumiko trong sự yêu thương và giáo dục của người cha khi cô con bé. Hiểu về mình, Fumiko muốn nghĩ về Kikuji nhiều hơn và như thế, dễ dàng xa anh hơn:

“Em nhớ anh, và để rời xa anh, em đã đến cao nguyên này, đến quê hương của cha em. Cứ cam chịu ám ảnh ân hận và tội lỗi mỗi khi nghĩ về anh thì em khơng thể xa anh được. […] Em nghĩ về anh, để xa anh. […] Chắc chắn khơng có chuyện quên được anh, nhưng cho dù sau này có nhớ lại bằng trái tim đã vẩn đục xấu xa như thế nào đi nữa, khi em nghĩ về anh tại cao ngun này, em tin mình đã có thể chia xa”. (Kawabata, 2021, tr.210)

Fumiko đã viết như thế trong những bức thư chia ly cơ gửi cho Kikuji.

Nhìn chung, Kawabata Yasunari đã kế thừa từ Genji Monogatari cách xây dựng những tình cảm phức tạp của con người, mà cái “tính nữ vĩnh cửu” luôn là cứu cánh mà Kawabata muốn hướng tới. Khơng những vậy, Kawabata cịn phát triển phức cảm Genji ở nhân vật nữ, như cái cách mà phức cảm Électre đã diễn tiến từ phức cảm

Oedipe. Ở những tác phẩm khác của Kawabata Yasunari, người ta cũng dễ dàng nhận thấy phức cảm Genji bàng bạc trong các nhân vật chính.

Một phần của tài liệu Tiếp nhận tác phẩm Ngàn cánh hạc của nhà văn Kawabata Yasunari (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)