Katami có dạng Hán tự là 形見, tức “hình kiến” theo Hán-Việt, theo cách dùng phổ thông, chỉ vật kỷ niệm, vật gợi nhớ đến người đã khuất. Nếu phân tích theo nghĩa mặt chữ Hán, thì nó có nghĩa là đồ vật mà ta nhìn vào gợi nhớ về hình ảnh của người khác (thường là đã khơng cịn sống nữa). Trong văn học, katami được mở rộng nội hàm, ngồi sự vật gợi nhớ thì nó cịn mang nghĩa một người gợi nhớ. Theo Hồ Thị Hương Mai (2010), “[k]atami là người hay vật gợi nhớ đến kẻ đã khuất, có thể thay thế kẻ đó ở thời hiện tại” (tr.38). Dễ dàng nhận thấy trong Ngàn cánh hạc, các nhân
vật ln đi tìm katami của người tình. Motif nhân vật katami này cũng được Kawabata tiếp thu từ Murasaki Shikibu trong Genji Monogatari: “Trong Genji, Tamakazura là katami của Yugao, Murasaki là katami của Fujitsubo, Fujitsubo lại là katami của mẹ Genji. Cũng như thế, trong Ngàn cánh hạc của Kawabata, Fumiko và cả cái chén shino là katami của bà Ota, tình nhân của cha Kikuji lẫn chính chàng, và Kikuji lại là katami của cha chàng” (Hồ Thị Hương Mai, 2010, tr.38).
Ở trên đã lý giải phần nào về cái xung năng tính dục mà một con người đi tìm những bóng hình của người tình có những nét giống với cha hoặc mẹ của người đó. Nếu như thế, thì ngồi những gì mà Hồ Thị Hương Mai đã chỉ ra trong luận văn thạc sĩ được trích trên đây, có thể suy rộng ra: cha của Kikuji là katami của chồng và cha phu nhân Ota; phu nhân Ota là katami của mẹ Kikuji, và Kikuji lại vừa là katami của cha anh lẫn cha Fumiko (chồng phu nhân Ota). Số lượng nhân vật trong Ngàn cánh hạc không nhiều bằng Truyện Genji, song họ có những mối quan hệ gần gũi hơn, và
do đó, katami có thể chồng chéo lên nhau. Tuy nhiên, thấy rõ nhất trong tác phẩm này là katami về cha Kikuji và về bà Ota.
Khi nhìn thấy Kikuji ở buổi tiệc trà, bà Ota đã hỏi Kikuji có theo trà đạo khơng, anh bảo khơng thì bà Ota đã thốt lên: “Thật vậy sao? Nhưng dù gì cũng mang dịng máu đó mà”, và “có vẻ rất xúc động, mắt ươn ướt” (Kawabata, 2021, tr.17). Nói theo
Freud thì đây là một hành vi sai lạc từ vơ thức. Phu nhân Ota có lẽ khơng chủ ý nói ra câu đó, nhưng nhìn thấy Kikuji như là một katami của tình nhân bà – cha Kikuji – bà đã đột ngột nói ra câu ấy.
Từ phía Kikuji, anh cũng có hành vi sai lạc như thế. Vào lần cuối cùng anh gặp phu nhân Ota, bà ấy đã vô cùng yếu và muốn kết thúc sự sống. Bà trốn con để đến gặp Kikuji, nói rằng muốn gửi gắm Fumiko cho anh. Bấy giờ, Kikuji đã nói: “Nếu cơ nhà giống như bà…”; và chính anh cũng “thấy ngạc nhiên trước câu nói của mình”, “hồn tồn ngồi suy nghĩ của anh” (Kawabata, 2021, tr.65). Có thể thấy, mới ban đầu, khi bà Ota nhìn thấy Kikuji và Kikuji nghĩ về Fumiko, cả hai người đều chỉ đang tìm katami của người cũ trong đối phương.
Về sau, khi tiếp xúc gần với Fumiko, Kikuji cảm nhận rõ hơn bóng dáng của của bà Ota (bấy giờ đã qua đời): “Anh cảm nhận người phụ nữ một cách dữ dội. Cảm nhận phu nhân Ota, mẹ của Fumiko”; “Kikuji cảm nhận mùi hương của Fumiko, quả nhiên cảm nhận mùi hương của phu nhân Ota. Mùi hương vịng tay ơm của phu nhân Ota” (Kawabata, 2021, tr.137-8).
Không chỉ katami là con người nổi bật trongNgàn cánh hạc, tác phẩm này cịn
có những katami là sự vật. Đó là cái bình Shino bà Ota từng dùng để cắm hoa mà Fumiko đã tặng cho Kikuji, mà về sau anh nói rằng nhìn bình Shino là muốn gặp Fumiko; đó là cái chén Shino có vết son của bà Ota, mà cái vết son ấy để lại cho Kikuji nhiều xúc cảm liên quan đến ký ức với phu nhân Ota; cịn có cả cái chén Oribe nhiều duyên nợ xuất hiện trong buổi tiệc trà đầu tác phẩm. Katami liên tục xuất hiện trong cuộc đời Kikuji, khiến anh không ngừng nhớ đến cố nhân, không ngừng huyễn tưởng ra người xưa, đưa anh vào một thực tại khác, nơi đó những katami hiện lên chính người mà anh hằng mong nhớ.
Tuy nhiên, trong Ngàn cánh hạc, các katami không trường tồn mà tất cả đều bị
tan biến, hoặc bị khuất dần khỏi tầm mắt kẻ truy tầm, theo những cách cố tình hay khơng. Ngoại trừ việc bà Ota tìm kiếm katami của ông Mitani ở người con là Kikuji đã tự tử, thì hầu hết các katami khác đã lần lượt biến mất. Cái chén Shino có vết son của bà Ota đã bị Fumiko đập vỡ. Kikuji muốn tìm ghép lại những mảnh vỡ nhưng mãi
vẫn khuyết một mảng, khơng thể tồn vẹn như lúc đầu. Fumiko – katami của mẹ cô đối với Kikuji – sau rốt quyết định rời xa Kikuji. Tác phẩm khơng hồn thiện, độc giả khơng biết được rồi sau này Kikuji có thể gặp lại Fumiko không, nhưng sự phân ly đã hồn thành mục tiêu của nó: Fumiko muốn xa Kikuji và mong muốn anh kết hôn với Inamura Yukiko. Sau khi trở thành vợ chồng với Yukiko, Kikuji đã tìm cách bán đi chiếc bình Shino và chén trà Oribe có nhiều dun nợ. Bình Shino thì đã được truyền tay cho người khác, nhưng chén Oribe lại được Chikako mua về và để lại nhà của Kikuji. Tác phẩm (chưa hoàn kết) dừng lại ở sự kiện Chikako đau tim qua đời, song nếu phải dự đốn thì có lẽ số phận của chén Oribe kia sẽ nhanh chóng được Kikuji bán đi một lần nữa. Những sự biến mất của các katami dần dần đẩy Kikuji xa ra khỏi cái tình yêu dành cho mẹ con nhà Ota. Ban đầu đó là chủ ý của Fumiko. Lúc đập vỡ chén Shino, Fumiko đã thì thầm: “Cịn nhiều chén Shino đẹp hơn mà” (Kawabata, 2021, tr.150). Phải chăng cô đã muốn Kikuji qn mẹ con cơ và đi tìm tình u ở một người khác. Kikuji lúc đó tự hỏi Fumiko đã so sánh cái gì với chén Shino đó? Là chính Fumiko và mẹ, hay là tình u? Hẳn cơ đã mong Kikuji có được một tình u khác đẹp hơn, khơng nhuốm màu ơ uế như cái chén Shino đã bị dính vết son khơng chùi được.
Katami xuất hiện dày đặc và chồng chéo trong Ngàn cánh hạc, đặc biệt đối với nhân vật Kikuji, đã đưa anh từ những lún sâu vào ảo tượng của tình nhân quá cố đến những nỗ lực xố bỏ chúng để có thể hồ hợp, yêu thương trọn vẹn người vợ thuần khiết Yukiko.