Trong Genji Monogatari, hình tượng của chàng hồng tử Genji đã định hình tư tưởng đạo đức của nước Nhật thời Heian và ảnh hưởng đến tận thời hiện đại. Đạo đức ấy dựa trên bi cảm mono no aware, một thứ đạo đức của sự rung động chân thành. Tình cảm, sự xao xuyến, niềm hoan ái mà Genji dành cho các tình nhân của mình là chân thành, khơng giả dối. Người Nhật đã nói rằng, Genji chính là con người đạo nhất nhất của xứ Phù Tang. Với sự ảnh hưởng của Murasaki và Genji Monogatari lên
Kawabata, khơng khó để hiểu được những tình cảm (vốn được xem là tội lỗi về đạo đức thông thường) của các nhân vật trongNgàn cánh hạc.
Trải qua quan hệ tình dục với người tình của cha mình, Kikuji vốn dĩ khơng hề thấy có gì là tội lỗi: “về mặt tình cảm, Kikuji khơng kháng cự cả phu nhân cũng khơng kháng cự gì. Có thể nói khơng có bóng dáng đạo đức hay gì cả” (Kawabata, 2021, tr.33). Phức cảm Genji đã chi phối tình cảm của anh dành cho bà Ota. Đó là tình cảm hồn tồn chân thành, khơng chút nào mang tính trả thù hay dối trá. Phu nhân Ota hiện diện xuyên suốt tác phẩm, cho đến khi bà đã chết và Kikuji kết hôn với Inamura thì suy nghĩ về phu nhân Ota và Fumiko vẫn khơng thốt khỏi anh. Với Kikuji, bà Ota mới là hiện thân của cái đẹp cao nhất. Nhìn cái chén Shino, Kikuji nghĩ mãi về bà Ota: “Càng nhìn kỷ vật kiệt tác, Kikuji càng cảm thấy phu nhân đúng là kiệt tác phụ nữ tuyệt vời nhất. Kiệt tác thì khơng có ơ uế” (Kawabata, 2021, tr.143). Thật vậy, kiệt tác cho dù bị chà đạp, đày đoạ, nó vẫn là kiệt tác; dẫu có bị lem luốc, sứt mẻ, bất tồn, nó vẫn mãi là kiệt tác, khơng chút ơ uế. Có lẽ khi nhìn chén Shino dính vết son, nghĩ về những người chủ trước đã từng dùng chén trà này, anh cũng đã liên hệ những tình yêu trước đây của bà Ota – với người chồng và với cha Kikuji. Cha Kikuji là một người đầy tội lỗi, lừa dối tình cảm của mẹ anh, song bà Ota thì khơng. Anh cảm nhận được dù cho cha anh thế nào, thì bà Ota vẫn là hiện diện của một tình yêu say đắm: “nhìn chén trà này, ta khơng nhớ ra những điều xấu xa của người chủ cũ” – chén Shino cùng vẻ đẹp của nó khơng bị mất đi bởi những người chủ trước, thì bà Ota cũng khơng mất đi vẻ đẹp của mình dẫu cho người bà yêu có tội lỗi thế nào đi chăng nữa.
Tình yêu của phu nhân Ota đã vượt lên trên cả thế giới thường nghiệm, vượt lên trên những chuẩn mực đạo đức thông thường, tiến vào thế giới huyễn tưởng của nền đạo đức dựa trên mono no aware, nơi mà kẻ cay nghiệt, thù hằn như Kurimoto Chikako không tài nào hiểu được. Tình u đó đã thu hút Kikuji. “Kikuji ngoan ngỗn bị mời gọi vào thế giới khác. Chỉ có thể là một thế giới khác, Ở đó, dường như khơng thể phân biệt được cha Kikuji và anh” (Kawabata, 2021, tr.64). Thế giới siêu việt ấy là thế giới của tình yêu, một loại tình yêu tuyệt đối, một sự rung động, khao khát dục tình khơng tì vết. Phu nhân Ota là người chủ ở đó, và bà điều khiển nó bằng tình u của mình, đưa Kikuji vào khơng phải bằng sự mê hoặc, rù quến, mà bằng tình yêu tối
chân thành. “Anh thấy dường như phu nhân là người phụ nữ khơng thuộc lồi người. Như người phụ nữ hơn cả loài người, hoặc như người phụ nữ cuối cùng của lồi người” (tr.64). Với phu nhân Ota, Kikuji có một thái độ tơn thờ cái đẹp tuyệt đối. Bà đơn giản chỉ là truy cầu tình yêu và nhục cảm, truy cầu theo đúng thiên tính của một người nữ được tạo ra trên thế giới. Mà chính vì thế giới này đã bị những diễn ngôn đạo đức khác chi phối, cho nên tình yêu của bà Ota mới trở nên lớn lao, trong sạch, khơng tội lỗi. Chính những “trách cứ nghiêm khắc mang tính đạo đức”, những trách cứ dựa trên những quy tắc đạo đức xã hội, “đã khiến cho nhục cảm trở nên bệnh hoạn” (tr.94). Là một nhà văn duy mỹ, Kawabata Yasunari đã ủng hộ cái tình yêu và dục cảm thuần chất, ngun thuỷ nhất của con người – đó chính là cái đẹp tối thượng.
Kikuji cũng là một con người đạo đức theo nghĩa như thế. Đối với bà Ota, anh yêu bà và tôn thờ bà. Đến lượt Fumiko, ban đầu anh chỉ xem cô là katami, là thế thân cho mẹ cô, nhưng về sau, Kikuji nhận ra Fumiko là duy nhất, cũng là một cái đẹp tuyệt đối: “Fumiko đã trở thành sự thật hiển nhiên không thể so sánh, đối với Kikuji. Đã trở thành định mệnh. […] Thậm chí, ngay cả việc cơ thể người mẹ phảng phất trong cơ thể người con gái và Kikuji bị cám dỗ bởi những giấc mơ đáng ngờ ở đó, nay vết tích cũng khơng cịn” (Kawabata, 2021, tr.151). Với Fumiko, Kikuji lúc trước cảm thấy tội lỗi, nhưng chính sự thuần khiết của cơ đã vực anh dậy khỏi tội lỗi đó: “Phải chăng nỗi đau thuần khiết của Fumiko đã cứu rỗi anh? Khơng có sự phản kháng của Fumiko, chỉ là sự kháng cự của chính sự thuần khiết” (tr.151). Vậy tội lỗi mà Kikuji cảm thấy ở đây là gì?
Dường như đó khơng phải là tội lỗi của đạo đức thơng thường mà là tội lỗi của tình yêu. Vì Kikuji lúc sơ khởi chỉ xem Fumiko là thay thế cho người mẹ. Anh khơng u cơ thật lịng, mà chính là đang tìm bóng hình người mẹ trong người con. Nói theo quy chuẩn đạo đức Nhật Bản, tình u khơng chân thành trước cái đẹp, là một sự vô đạo đức. Để rồi khi anh cảm được “nỗi đau thuần khiết”, một nỗi đau tự thân, khơng đổ lỗi, khơng ốn trách của Fumiko, Kikuji đã thành thực yêu mến, xúc động trước cô. Đối với người vợ Yukiko, anh cũng cảm thấy tội lỗi tương tự như thế. Anh cưới Yukiko với một tình u khơng trọn vẹn. Cưới vợ một thời gian, nhưng anh vẫn khơng làm tình với Yukiko: “Khơng phải anh bất lực đâu. Khơng phải. Mà vì, sự ơ uế và ký
ức đồi bại của anh, chúng vẫn chưa buông tha anh” (Kawabata, 2021, tr.185). “Sự ô uế và ký ức đồi bại” của Kikuji chính là cái tình u mà anh dành cho bà Ota và Fumiko vẫn khơng thốt khỏi anh, và anh cảm thấy như thế là tội lỗi với người vợ Yukiko, dẫu cho anh luôn cảm nhận được sự tươi mới và thanh khiết nơi Yukiko. Mà có lẽ, chính sự trong sáng, trinh thuần, tuyệt mỹ của cô đã làm cho Kikuji mỗi lúc thấy tội lỗi hơn. Trong Kikuji lúc ấy luôn tồn tại hai luồng suy nghĩ: một bên là người vợ đáng yêu, cũng là một biểu tượng của cái đẹp; và một bên là những ký ức về mẹ con nhà Ota, “kỷ niệm với phu nhân Ota và Fumiko như khiến Kikuji khơng cịn sức lực, khơng rời khỏi tâm trí anh, như những cánh bướm huyễn tưởng” (tr.242). Quá trình chung sống với Fumiko, anh ngày càng nhận ra giá trị cái đẹp của vợ mình, anh cũng tơn thờ cơ, song vì tình u cho cơ chưa thật sự hồn tồn và chân thành – điều đó khiến anh đau khổ. Về sau, Kikuji muốn đẩy đi những katami gợi nhớ về bà Ota và Fumiko như cái bình Shino, chén Oribe, thư của Fumiko như một nỗ lực quên đi tình u về học để có thể tồn tâm tồn ý yêu Yukiko.
Bên cạnh những tình yêu tuyệt đối của những nhân vật đã nêu, có một nhân vật phản diện xuyên suốt tác phẩm, người đã cay nghiệt, chà đạp, đày đoạ những mối tình ấy: Kurimoto Chikako, một người tình của cha Kikuji. Bà ta làm mọi cách để bôi nhọ phu nhân Ota và mắng nhiếc cả Fumiko khi cơ cịn là một bé gái; sau này Chikako đay nghiến mẹ con nhà Ota khi thấy họ qua lại với Kikuji. Chikako còn nhúng tay vào việc mai mối cho Kikuji và Yukiko ở tiệc trà, đến khi hai người đi tuần trăng mật cũng bằng cách nào đó ảnh hưởng đến. Chikako là hiện thân của những gì trần tục, xấu xí, độc ác. Vết bớt trên ngực bà làm Kikuji ám ảnh mãi từ lúc nhìn thấy cho đến tận sau này. Chính vì những thù hằn, độc hại như thế, cho nên Kurimoto Chikako sẽ mãi chẳng hiểu được tình yêu thực sự là gì. Chikako khơng tài nào chạm được vào thế giới tình yêu tuyệt đối của Ota cũng như của Kikuji. Về sau, Chikako chết vì đau tim, Kikuji đã nói một câu như cay độc: “Tim bà cơ đó thiên hạ vơ địch chứ chẳng chơi” (Kawabata, 2021, tr.274). Chikako suốt đời chà đạp con tim người khác, cuối cùng bà ta cũng chết vì chính trái tim mình.
Tác phẩm bị bỏ dở ở sự kiện này không phải là chủ ý của tác giả, song độc giả vẫn có quyền cho mình hy vọng rằng, khi nhân tố đày đoạ cái đẹp đã chết đi, cái đẹp
sẽ trở lại, rực rỡ, say mê, hoan ái. Như nhà nghiên cứu Nhật Chiêu từng phát biểu, Kawabata Yasunari là “người cứu rỗi cái đẹp”, cho nên sự lỡ dở của tác phẩm cho phép người đọc dự đoán được sự cứu rỗi mà Kawabata sẽ viết ra trong dự định của mình. Với Kawabata, tình yêu, cái đẹp và đạo đức là đồng nghĩa và có thể thay thế cho nhau.
KẾT LUẬN
Ngàn cánh hạc tạm kết với cái chết của trà sư Chikako, người gắn chặt mối nghiệt duyên giữa các nhân vật, đồng thời cũng là người đại diện cho một nền trà đạo suy vi. Sự bất toàn của tác phẩm cũng giống như sự bất toàn của cuộc đời. Cái đẹp vẫn ở đó, sự suy vi, lụi tàn của cái đẹp (hay cụ thể là của trà đạo) vẫn ở đó như một lẽ hiển nhiên của đời sống. Kawabata Yasunari với tư cách của một nhà văn có lẽ khơng nên bị gán cho cái nhiệm vụ của một nhà tư tưởng hay một nhà cải cách xã hội để đưa ra giải pháp cho hoàn cảnh nước nhật thời điểm bấy giờ. Cái đẹp, cái không đẹp, người Nhật, nước Nhật hay tất cả mọi thứ xuất hiện trong văn chương Kawabata đơn giản chỉ là những cảm nhận giản đơn của ông mà thôi.
Ngàn cánh hạc là một tác phẩm thấm đượm tinh thần mono no aware. Những nhân vật nữ là hiện thân của cái đẹp hiện lên với hai vẻ đẹp sóng đơi: vẻ đẹp thực tại vơ thường (phu nhân Ota và Fumiko) và vẻ đẹp thuần khiết xa vời (Yukiko). Những bóng hồng ấy xoay quanh một trái tim “biết mono no aware” của Kikuji và khơi gợi lên trong lòng người đọc bao nhiêu xúc cảm. Sự trầm buồn của một đất nước kiêu hãnh nay lại lâm vào cảnh chiến bại phả vào tâm hồn của các nhân vật, cũng như thấm đẫm trong khơng khí của các mối quan hệ giữa họ. Cái đẹp của con người hay của nghệ thuật truyền thống dù vẫn đẹp đến nao lòng song cứ dần dần tan tác như ngàn cánh hạc hối hả in bóng lên ánh chiều tàn.
Ngàn cánh hạc khơng phải là câu chuyện tình của những mối quan hệ trái với luân thường, đạo lý mà là những ghi chép hết sức tinh tế của Kawabata về tâm lý và tâm hồn Nhật Bản. Tình yêu giữa các thế hệ chồng chéo lên nhau dưới sự dẫn dắt của phức cảm Genji. Hình kiến của tình yêu được lồng vào trong các nhân vật để rồi
người này bị người kia thu hút bởi những dấu ấn liên quan đến người cũ. Nhưng sau tất cả những tình cảm nhập nhằng, đan cài, khó có thể phân tách ấy lại là tình yêu tuyệt đối với những xúc cảm thuần khiết nhất của con người. Đạo đức, ln lý khơng cịn quan trọng khi đứng trước vẻ đẹp chân tâm, tình cảm chân thành trong sáng nhất của con người. Gấp lại Ngàn cánh hạc, thứ còn vương vấn lại trên đầu ngón tay người đọc chỉ là mùi hương trầm buồn, thanh sạch của thế giới nơi cái đẹp trị vì.