Những thách thức mà hợp tác chính trị-an ninh ASEAN phải đối mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của toàn cầu hóa đến hợp tác chính trị an ninh các nước ASEAN trong những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 73 - 75)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1. Triển vọng hợp tác Chính trị-An ninh của các nước ASEAN trong những năm

3.1.2. Những thách thức mà hợp tác chính trị-an ninh ASEAN phải đối mặt

- Cơ chế hợp tác chính trị - an ninh ASEAN còn lỏng lẻo:

Diễn đàn an ninh Đông Nam Á (ARF) được thành lập từ năm 1993 đã có những bước tiến triển đáng kể, là một diễn đàn bổ ích cho đối thoại và hợp tác về các vấn đề chính trị, an ninh khu vực. Tuy nhiên ARF vẫn còn là một tiến trình lâu dài và phức tạp vừa hợp tác và đấu tranh, do tính đa dạng của các thành viên cũng như tính chất các vấn đề an ninh khu vực nên không dễ dàng đi tới thống nhất những quan điểm chung. Nguyên tắc đồng thuận, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau đang bị tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ vừa qua do tình hình chính trị - xã hội của một số nước thành viên trong khu vực.

- Nội bộ ASEAN khó có thể đạt được sự thống nhất và nhận thức chung về quan niệm an ninh và mối đe dọa chung trong tình hình mới.

Tính đến nay, trên thực tế nhận thức của các nước ASEAN về mối đe dọa chủ yếu đang phải đối mặt vẫn ở góc độ rộng và mang tính khái niệm, thiếu nhận

thức chung, đến mức các nước càng khó đạt được nhận thức chung về mối đe dọa tiềm tàng. Đặc biệt là quan điểm của các nước thành viên ASEAN rất khác nhau về những vấn đề như cái gì là mối đe dọa an ninh chủ yếu, làm thế nào để đối phó với mối đe dọa an ninh. Ví dụ, Phi-líp-pin, Thái Lan và Xin-ga-po tán thành chính sách chống khủng bố của Mỹ, coi chủ nghĩa khủng bố là mối đe dọa an ninh chính, còn In-đô-nê-xi-a và Ma-lay-xi-a thì không coi chủ nghĩa khủng bố là mối đe dọa chính của mình. Ngoài ra, nội bộ các nước ASEAN tồn tại bất đồng về nhiều vấn đề như nhân quyền, dân chủ và thành lập lực lượng gìn giữ hòa bình khu vực. Các nước ASEAN tồn tại nhận thức khác nhau về quan niệm an ninh và mối đe dọa chung, hơn nữa các bên đều có lợi ích đặc biệt về các lĩnh vực khác nhau và các vấn đề riêng. Trong tình hình này, hợp tác an ninh đa phương hiển nhiên là thiếu đi nền tảng.

- Các lực lượng vũ trang giữa các nước ASEAN thiếu khả năng điều tiết và hợp tác, thể hiện rõ sự do dự không quyết đoán trong việc chuyển từ hợp tác an ninh song phương sang đa phương.

Hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin của lực lượng vũ trang của đa số các nước ASEAN đều không có cách đáp ứng đầy đủ nhu cầu triển khai hành động quân sự đa phương. Bên cạnh đó, chiến lược quân sự và học thuyết quân sự khác nhau đã khiến cho một số nước ASEAN ngày càng dựa vào hợp tác an ninh song phương hoặc các nước lớn ngoài khu vực, từ đó làm yếu đi hành động an ninh tập thể của nội bộ các nước ASEAN và sẽ cản trở những cố gắng của các nước ASEAN trong hợp tác an ninh đa phương.

- Những khiếm khuyết tồn tại trong phương thức quyết sách và cơ chế quyết sách đặc biệt - “phương thức ASEAN” sẽ cản trở hành động chung của hợp tác an ninh đa phương.

Hợp tác an ninh - chính trị ASEAN thể hiện rõ tính đặc biệt rất lớn và có phương thức vận hành độc đáo, nhấn mạnh tính độc lập và khác biệt giữa các nước cũng như tính đặc biệt mà các nước cần quan tâm trong các công việc an ninh khu vực, từ đó sinh ra một phương thức hợp tác mới đó là “phương thức ASEAN”. Trọng tâm của “Phương thức ASEAN” là hiệp thương, độc lập chủ quyền và không can thiệp, tức là “nguyên tắc bình đẳng

tuyệt đối”, “nguyên tắc nhất trí chung”. ASEAN là một tổ chức mang tính khu vực tương đối lỏng lẻo, ở mức độ nhất định, cơ chế hợp tác này được hình thành trong thực tiễn lâu nay đã thúc đẩy sự phát triển của ASEAN, nhưng cơ chế này cũng khiến cho kết cấu nội bộ và sức ràng buộc của ASEAN bị yếu đi, cản trở việc hình thành “cơ cấu xuyên quốc gia” và “quyền lực tối cao” của ASEAN, tức là thiếu đi vai trò lãnh đạo. Điều này đã cản trở tiến trình hợp tác an ninh đa phương sâu sắc và thống nhất trong nội bộ ASEAN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của toàn cầu hóa đến hợp tác chính trị an ninh các nước ASEAN trong những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)