6. Cấu trúc của luận văn
3.2. Một số gợi ý cho Việt Nam trong hợp tác chính trị-an ninh ASEAN
3.2.1. Lấy lợi ích dân tộc làm cơ sở hàng đầu cho mọi chính sách, đường lối và
hành động đối ngoại.
Đây vừa là xu thế chung của quốc tế, vừa đảm bảo phục vụ cho lợi ích thiết thân của đất nước. Văn kiện Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1-2011) khẳng định mục tiêu của hoạt động đối ngoại là “vì lợi ích quốc gia dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh”. Điều này có nghĩa rằng Đảng và Nhà nước ta đặt nguyên tắc này là nguyên tắc tối thượng cho mọi hoạt động ngoại giao.
Lý do để nhấn mạnh tới nguyên tắc này là: (i) đây là nguyên tắc tối quan trọng trong hoạch định chiến lược và xử lý đối ngoại, nếu không quán triệt điều này sẽ thiên về hành động theo “ý thức hệ” và bị cảm tính chi phối; (ii) chỉ có hành động theo nguyên tắc này mới tạo được sự đồng thuận giữa Đảng và nhân dân trong nội bộ dân tộc (kể cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài); (iii) tất cả các quốc gia đều coi đây là nguyên tắc cao nhất và là tối thượng trong việc đưa ra chính sách và thực hiện đường lối đối ngoại và Việt Nam cũng đã nêu rõ nguyên tắc này trong tất cả các văn kiện về đối ngoại; (iv) trong bối cảnh quan hệ quốc tế hiện nay, tuyên bố rõ nguyên tắc này cũng làm cho các nước khác giảm mặc cảm đối với ta về ý thức hệ; (v) việc cụ thể hóa của lợi ích dân tộc được chỉ ra rõ trong mục tiêu đối ngoại của ta. Với xu thế phát triển của cục diện thế giới và khu vực đã được dự báo, vấn
đề lợi ích quốc gia sẽ ngày càng được quan tâm trong đối ngoại của tất cả các nước. Trên thực tế, từ khi nhấn mạnh hơn vào lợi ích quốc gia, coi lợi ích quốc gia vừa là mục tiêu vừa là nguyên tắc quan trọng nhất trong hoạch định và xử lý các công tác ngoại giao thì sự nghiệp đối ngoại của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, thu được nhiều thành tựu quan trọng, tạo tiền đề vững chắc cho các bước phát triển mới.