6. Cấu trúc của luận văn
3.2. Một số gợi ý cho Việt Nam trong hợp tác chính trị-an ninh ASEAN
3.2.2. Tôn trọng và tuân thủ các quy tắc ứng xử theo luật pháp quốc tế nói chung,
chung, Hiến chương ASEAN và những quy định của các diễn đàn hợp tác chính trị - an ninh trong khu vực nói riêng.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, tất cả các quốc gia phải tăng cường hợp tác quốc tế. Nước ta đang trong quá trình chủ động tham gia ngày càng sâu rộng vào đời sống mọi mặt của quan hệ quốc tế do vậy, bên cạnh duy trì lập trường nhất quán, chúng ta phải tuân thủ luật pháp quốc tế và tập quán quốc tế. Điều này buộc các nhà hoạch định chiến lược phải điều tiết và cân đối chính sách giữa lợi ích quốc gia dân tộc và các nguyên tắc mở rộng quan hệ quốc tế. Trong việc mở rộng quan hệ quốc tế về mặt Nhà nước, chúng ta tuân thủ các quy tắc ứng xử cơ bản của quan hệ quốc tế được ghi trong Hiến chương Liên hợp quốc, bao gồm: tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; bình đẳng và cùng có lợi; giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng hòa bình; làm thất bại mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền. Đây là thành quả đấu tranh chung của các dân tộc trên thế giới, trong đó có dân tộc ta. Các nguyên tắc này hoàn toàn phù hợp với lợi ích của Việt Nam. Trong quan hệ đối ngoại của Đảng và các đoàn thể, tổ chức nhân dân (đối ngoại nhân dân), chúng ta thực hiện các nguyên tắc cơ bản sau: độc lập tự chủ; bình đẳng; tôn trọng lẫn nhau; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; cùng nhau thúc đẩy hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; không quan hệ với các đảng phái, tổ chức cực đoan. Việc điều tiết hoạch định chính sách vừa phải bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế của gia cấp công nhân, vừa phải tuân thủ các nguyên tắc, quy định của luật pháp quốc tế.
Luật pháp quốc tế là công cụ quan trọng để ta sử dụng để bảo vệ lợi ích chính trị và an ninh của một quốc gia nhỏ như Việt Nam nhất là trong bối cảnh toàn cầu có những biến chuyển phức tạp. Tuân thủ luật pháp quốc tế cũng chính là cơ sở nền tảng để Việt Nam có thể tranh thủ được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết các xung đột giữa ta và chủ thể quan hệ quốc tế khác.
Chúng ta cần phải hiểu và tuân thủ Hiến chương ASEAN. Điều này đồng nghĩa với việc quán triệt trong nội bộ coi Hiến chương là một bước tiến quan trọng của ASEAN, góp phần tổng thể làm tăng sức mạnh, vị thế và vai trò của ASEAN, do vậy cần nghiêm chỉnh thực hiện ở mọi cấp độ, mọi cơ chế hợp tác… Theo đó, cần hiểu rõ Hiến chương, đánh giá đúng hiệu lực và tác động của Hiến chương, nhìn nhận Hiến chương một cách khách quan, thực tế. Cần phổ biến, tuyên truyền rộng rãi, tổ chức các khóa học về Hiến chương ASEAN cho các tầng lớp xã hội, nhất là các bộ, ngành tham gia hoạt động đôi ngoại và hội nhập ASEAN.
Trong khuôn khổ hợp tác trên lĩnh vực hợp tác chính trị - an ninh ASEAN, Việt Nam cần tuân thủ các quy tắc ứng xử cũng như tôn trọng “luật chơi”. Vì mục đích, lợi ích chiến lược cao nhất và lâu dài của Việt Nam là giữ vững một ASEAN mạnh, Việt Nam cần phải có chiến lược tổng thể, chỉ đạo tập trung và khi cần thì phải linh hoạt chấp nhân và nhân nhượng một số lợi ích cục bộ, hoặc chấp nhận một số thách thức tạm thời để cho ASEAN có được sức mạnh cần thiết. Ví dụ như chấp nhận rang buộc chặt chẽ hơn, pháp điển hóa cao hơn trong lĩnh vực chính trị - an ninh.