Tổ chức Hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức, hoạt động của hội liên hiệp phụ nữ việt nam 1976 2002 001 (Trang 36 - 47)

1.3. Tổ chức và hoạt độngcủa Hội LHPNVN nhiệm kỳ 1982-1987

1.3.1 Tổ chức Hội

Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ V

Theo kế hoạch, Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ V sẽ diễn ra vào năm 1977. Nhưng năm 1979, chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra, cả nước phải tập trung mọi

nguồn lực, sức người, sức của vào công cuộc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, biên giới của đất nước khiến Đại hội phụ nữ không thể diễn ra theo đúng kế hoạch dự định dù mọi công tác chuẩn bị đại hội đã hoàn thành, các cấp hội đã tiến hành đại hội phụ nữ cấp mình.

Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ V diễn ra trong 2 ngày 19, 20/5/1982 tại Hà Nội. Đại hội có sự tham dự của 1.051 đại biểu (trong đó có 800 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 9 triệu hội viên và 25 triệu phụ nữ trong cả nước), 9 đoàn đại biểu phụ nữ quốc tế. Ông Phạm Văn Đồng, ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đến dự và phát biểu tại Đại hội.

Đại hội bầu Ban chấp hành Trung ương Hội khoá V gồm 109 Ủy viên. Ban chấp hành Trung ương Hội bầu Ban Thư ký gồm 15 ủy viên. Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam là bà Nguyễn Thị Định, 4 Phó Chủ tịch gồm các bà: Nguyễn Thị Như, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thị Thanh, Ngô Bá Thành.

Đại hội đã thông qua Điều lệ Hội gồm 9 chương, 25 điều. Điều lệ Hội quy định: Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là một tổ chức quần chúng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên của Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế. Tôn chỉ mục đích của Hội: Giáo dục, động viên, tổ chức phụ nữ cùng với toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa; trên cơ sở đó, thực hiện giải phóng phụ nữ. Hội là “Trường học về chủ nghĩa xã hội của phụ nữ, là người đại diện cho quyền bình đảng và làm chủ tập thể của phụ nữ, tham gia quản lý Nhà nước, quản lý mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước” [64, tr.12] Hội tổ chức và làm việc theo nguyên tắc dân chủ, đi sâu, đi sát hội viên, giáo dục, thuyết phục và thực hiện chỉ đạo theo hệ thống Hội từ Trung ương đến cơ sở và phối hợp với các ngành, các cơ quan khác có liên quan đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Tất cả phụ nữ Việt Nam từ 18 tuổi trở lên đều có thể trở thành hội viên của Hội. Hệ thống tổ chức của Hội chia thành 4 cấp: Trung ương – Tỉnh, thành phố trực thuộc – Huyện, quận và cấp tương đương – Xã, phường và cấp

tương đương (cấp cơ sở). Cơ sở Hội được tổ chức dựa theo đơn vị sản xuất, đơn vị hành chính dân cư. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp là đại hội đại biểu cấp đó, nơi ít hội viên là đại hội toàn thể hội viên. Đại hội Đại biểu toàn quốc, tỉnh, thành phố họp 5 năm/lần, huyện, quận và tương đương 5 năm họp 2 lần.

Hội cơ sở là nền tảng của tổ chức Hội. Đơn vị Hội cơ sở bao gồm: xã, phường, thị trấn, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp. Ngoài ra Hội còn có các tổ phụ nữ được tổ chức theo đơn vị sản xuất và tổ dân phố.

Đối với lực lượng nữ công nhân viên chức, Điều lệ khẳng định, đây là lực lượng nòng cốt của phong trào phụ nữ. Do vậy, Hội phối hợp với công đoàn cùng cấp để đưa các nghị quyết, chủ trương của Hội vào nữ công nhân viên chức.

Như vậy, Điều lệ Hội Liên hiệp phụ nữ lần thứ V đã quy định lại bộ máy tổ chức của Hội từ Trung ương đến cơ sở. Ở Trung ương, Ban Thường vụ khóa IV được thay thế bằng Đoàn Chủ tịch và Ban Thư ký. Đoàn Chủ tịch gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên, do Ban Chấp hành bầu ra và chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành; quyết định các chủ trương công tác giữa hai kỳ hội nghị Ban Chấp hành. Ban Thư ký là cơ quan thường trực của Ban Chấp hành và Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội, gồm Tổng Thư ký và các ủy viên. Các cấp hội phụ nữ, trước kia quy định thành 5 cấp, nay được quy định lại thành 4 cấp, không còn cấp khu.

Các ban, đơn vị chuyên môn trong nhiệm kỳ vẫn là 13, tuy nhiên một số ban, đơn vị được thay đổi, giải thể, thành lập mới cho phù hợp với yêu cầu kiện toàn bộ máy Trung ương Hội cũng như đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Ủy ban Quốc gia thập kỷ phụ nữ thành lập ngày 12/02/1985 theo Quyết định số 41/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, sau khi Công ước “Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối với phụ nữ” của Liên hiệp quốc ra đời và Việt Nam đã tham gia ký công ước. Ủy ban do bà Nguyễn Thị Định – Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam làm Chủ tịch, có chức năng thực hiện Công ước và kiểm điểm những thành tưu của Chính phủ Việt Nam trong thập kỷ phụ nữ lần thứ nhất (1975-1985). Nhiệm vụ cụ thể của Ủy ban:

+ Tuyên truyền rộng rãi ý nghĩa của thập kỷ phụ nữ; tổng kết và giới thiệu thành tích các phong trào hoạt động trong lĩnh vực giải phóng phụ nữ và thực hiện quyền bình đẳng nam nữ.

+ Tổ chức việc phối hợp, hướng dẫn và đôn đốc, kiểm tra các ngành, các cấp chấp hành tốt các chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối với phụ nữ.

+ Quan hệ, phối hợp với Liên hiệp quốc và các tổ chức hoà bình và tiến bộ kiên trì cuộc đấu tranh nhằm các mục tiêu: "Bình đẳng, phát triển và hoà bình" chống các thế lực đế quốc và phản động.

Ban Quản trị tài chính được thành lập theo Quyết định số 16/QN-PN, ngày 05/3/1983 của Ban Thư ký, gồm 4 phòng chuyên môn: Phòng quản trị, Phòng Tài vụ, Phòng sản xuất kinh doanh, Phòng kiến thiết, xây dựng, tiếp nhận viện trợ. Ban có các nhiệm vụ:

+ Quản lý tài sản, cơ sở vật chất, kinh phí Nhà nước cấp đáp ứng yêu cầu hoạt động của TW Hội.

+ Thực hiện các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước, chủ trương của TW Hội đã ban hành đối với cán bộ CNVC.

+ Chăm lo đời sống cán bộ CNV trong cơ quan.Tổ chức sản xuất để tăng kinh phí hoạt động cho Hội, cải thiện đời sống cho cán bộ CNVC.

+ Quản lý, kiểm tra tài chính TW Hội và các đơn vị cấp hai. Kiểm tra hướng dẫn việc thu chi hội phí của các cấp Hội.

Hai ban không phù hợp tình hình mới được giải thể là Ban Kinh tế tài chính và Ban miền Nam.

Các ban được đổi tên gồm: Văn phòng Trung ương Hội được đổi thành Ban Văn phòng tổng hợp, Ban Nghiên cứu quyền lợi đời sống phụ nữ đổi thành Ban Gia đình đời sống, Ban Nghiên cứu thành Ban Phụ vận. Trong đó, chức năng, nhiệm vụ của Ban Văn phòng tổng hợp và Ban Nghiên cứu phụ vận không thay đổi so với nhiệm kỳ trước.

Riêng Ban Gia đình đời sống có phạm vi đối tượng rộng hơn so với nhiệm kỳ trước. Ban nghiên cứu, đề xuất với Đảng và Nhà nước xây dựng chính sách, chế độ về quyền lợi, sức khoẻ đối với tất cả phụ nữ và trẻ em chứ không giới hạn trong phụ nữ và trẻ em khu vực Nhà nước và thủ công nghiệp mà mở rộng thành tất cả phụ nữ trẻ em. Công tác chỉ đạo thực hiện Luật Hôn nhân gia đình được quan tâm

hơn, trở thành một nhiệm vụ cụ thể. Bỏ nhiệm vụ tham gia giải quyết các vấn đề tệ nạn xã hội do chiến tranh để lại cho phụ nữ và trẻ em.

Các ban, đơn vị chuyên môn khác cơ bản vẫn giữ nguyên như trước.

Cùng với kiện toàn ban chấp hành, quy định tổ chức Hội phụ nữ các cấp, bộ máy chuyên trách công tác Hội ở các cấp cũng được củng cố. Đến 1982, tổng biên chế cán bộ hội ở 40 tỉnh, thành là 1.278 cán bộ và nhân viên. Trên tất cả các đơn vị tỉnh, thành, quận, huyện và cấp tương đương đã xây dựng tương đối ổn định bộ phận lãnh đạo chủ chốt gồm: Hội trưởng, Hội phó và các ủy viên thường vụ chuyên trách. Đội ngũ cán bộ hội chủ chốt ở cơ sở được củng cố và bổ sung số chị em trẻ, có văn hóa, nhiệt tình và năng lực công tác, trên 50% hội trưởng dưới 40 tuổi, nhiều hội trưởng có trình độ văn hóa cấp II, cấp III, 50-60% hội trường có trình độ sơ cấp chính trị. Nghị quyết 34-HĐBT ra đời với tinh thần “tinh gọn bộ máy, giảm nhẹ biên chế, nâng cao năng lực hoạt động”, Trung ương Hội đã kiện toàn bộ máy ở Trung ương và hướng dẫn các tỉnh, thành sắp xếp, điều chỉnh kiện toàn bộ máy cấp tỉnh, huyện, cơ sở. Đến năm 1985, 31/40 tỉnh bộ máy được sắp xếp lại còn 4 ban gồm Văn phòng, Tổ chức, Tuyên huấn, Đời sống và gia đình 9 tỉnh có 5-7 ban do đặc thù riêng của từng địa phương nên vẫn lập ban mới, tái lập các ban cũ: Nông nghiệp, Ban Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, ban dân tộc, ban tôn giáo…

Phương thức làm việc thời kỳ này cũng được đổi mới, trong đó chuyển biến mới nhất trong các cấp là mở rộng được mối quan hệ phối hợp ngang với các ngành, đoàn thể. Nhờ đó, các cấp hội đã động viên, giáo dục, huy động được sức mạnh của phụ nữ trong tất cả các ngành, cấp vào thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, phong trào riêng của phụ nữ và hoàn thành mục tiêu của ngành, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình, mục tiêu chung của cả nước.

Nhiệm kỳ này, công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở hội có bước tiến hơn trước. Hội đã xây dựng được tổ chức cơ sở ở khắp các vùng, miền của đất nước, trên các địa bàn dân cư, trong các đơn vị sản xuất. Tính đến năm 1985, tổng số hội viên của Hội có 8.734.838 người, trong đó phía Bắc có 5.627.964 hội viên, phía Nam có 3.106.874 hội viên. Hội đã xây dựng được 10.220 chi hội, trong đó có

8.986 chi hội xã, 719 chi hội phường, 399 chi hội thủ công, 74 chi hội chị và 42 chi hội đặc biệt trực thuộc tỉnh, thành. [76, tr.2] Số cơ sở hội đạt khá chiếm hơn 50%, cá biệt có nơi trên 70%, số cơ sở yếu kém chiếm khoảng 20%.

1.3.2. Hoạt động chính của Hội

Sau Đại hội phụ nữ lần thứ V, trước tình hình kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn, nhưng phụ nữ nông dân chiếm hơn 60% lực lượng lao động trên mặt trận sản xuất nông nghiệp đã phát huy vai trò tương trợ, giúp nhau giống vốn, tích cực sản xuất, chăn nuôi, phấn đấu đảm bảo thời vụ và diện tích. Bên cạnh sự chỉ đạo khẩn trương của các cấp, các ngành, các cấp hội đã đứng ra vận động chị em cho nhau vay hàng chục tấn thóc giống, hàng triệu đồng tiền mặt và giúp nhau hàng chục triệu ngày công; đồng thời động viên chị em vượt qua khó khăn, phấn đấu bảo đảm gieo cấy kịp thời vụ, hết diện tích. Hội đã cùng ngành nông nghiệp tổ chức các phong trào thi đua và hội nghị động viên, thành lập ban chỉ đạo hội thi cấy, chọn thợ giỏi. Một số tỉnh, các cấp hội có cách làm hay, góp phần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp: Thái Bình thường xuyên mở lớp chuyên đề bồi dưỡng kỹ thuật trên từng khâu nâng cao kiến thức cho người lao động, tạo điều kiện cho chị em nông dân chủ động áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; phong trào chị em nhận ruộng cao sản phấn đấu giành năng suất cao tiếp tục được duy trì và phát triển ở các địa phương. Nhiều nơi, chị em đã nhanh chóng tiếp thu khoa học kỹ thuật mới trong thâm canh lúa, ngô cao sản đại trà có năng suất cao, tập trung vốn đầu tư cho sản xuất, tích cực cải tạo đồng ruộng, làm phân, làm thủy lợi, phát triển diện tích cây trồng vụ đông tăng khá. Nhờ các biện pháp tích cực trên cùng sự cố gắng, nỗ lực của đông đảo chị em phụ nữ, kế hoạch sản xuất nông nghiệp các năm cơ bản được hoàn thành, nhiều tỉnh có năng suất cao, công tác giao nạp sản phẩm, làm nghĩa vụ cho nhà nước có nhiều tiến bộ. Một số tỉnh đạt và vượt mức kế hoạch. Tiêu biểu như các cấp hội và hội viên Hội phụ nữ của tỉnh Long An đã góp phần vào thành tích 4 năm liền là tỉnh hoàn thành nghĩa vụ lương thực. Công tác chăn nuôi gia đình được đẩy mạnh phát triển với lực lượng chủ yếu là phụ nữ. Lực lượng phụ nữ trong cả nước đã góp phần tăng số lượng lợn và bò so với năm 1980 lần lượt là 1,8 triệu

mức kế hoạch. Nhờ những cố gắng và nỗ lực tích cực, phụ nữ nông dân đã góp phần quan trọng đưa mức sản xuất lương thực bình quân hàng năm từ 13,4 triệu tấn trong thời kỳ 1976-1980 lên 17 triệu tấn thời kỳ 1981-1985; xuất hiện ngày càng nhiều cánh đồng cao sản 8 – 10 tấn/ha. [87, tr.4] Hàng loạt cá nhân, tập thể, đơn vị xuất sắc trên mặt trận sản xuất nông nghiệp được tuyên dương là các nữ anh hùng, nữ chiến sĩ thi đua toàn quốc như Võ Thị Hồng tập đoàn ấp Bắc (Mộc Hoá, Long An), Nguyễn Thị Bảy - Hợp tác xã Thọ Hải (Thọ Xuân, Thanh Hóa), Đỗ Thị Ru - Hợp tác xã muối Trần Phú (Hải Hậu, Hà Nam Ninh...).

Việc vận động phụ nữ tham gia cải tạo nông nghiệp ở các tỉnh Nam bộ tiếp tục được các cấp hội quan tâm, chỉ đạo sâu sát. Năm 1985, công tác cải tạo nông nghiệp, điều chỉnh ruộng đất về cơ bản hoàn thành. Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã vận động phụ nữ tích cực vào tập đoàn, hợp tác xã, hợp tác xã mua bán, hợp tác xã tín dụng. Một số nơi có cách làm sáng tạo dựa vào điều kiện thực tế của địa phương như: Thành phố Hồ Chí Minh vận động phụ nữ gắn cải tạo công thương nghiệp ở nội thành với cải tạo nông nghiệp và cải tạo thị trường nông thôn; Long An vận động phụ nữ gắn cải tạo nông nghiệp với xây dựng tín dụng nông thôn; Minh Hải gắn cải tạo nông nghiệp với cải tạo nghề rừng, nghề cá, cây ăn quả… Đến tháng 02/1985, toàn Nam bộ có 29.333 tập đoàn sản xuất, 482 hợp tác xã, chiếm 67% số hộ nông dân với 62% diện tích canh tác. [31, tr.3] Các tỉnh, thành: Tiền Giang, Hậu Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Cửu Long, Kiên Giang, An Giang… hội phụ nữ các cấp đã đi sâu vận động giáo dục chi em tham gia điều chỉnh ruộng đất, vào tập đoàn sản xuất và hợp tác xã, tích cực lao động sản xuất tập thể và thực hiện tốt phát triển kinh tế gia đình.

Quán triệt Nghị quyết của Ban Bí thư Trung ương, thực hiện chủ trương của cấp uỷ địa phương để hoàn thiện cơ chế khoán sản phẩm và củng cố hợp tác xã, các cấp hội đã cử cán bộ tham gia các đoàn về giúp hợp tác xã củng cố các đội sản xuất, nắm tình hình thực hiện các khâu khoán đến nhóm và người lao động. Một số cấp hội đã đề xuất với cấp uỷ, hợp tác xã giải quyết bảo hộ lao động nữ đảm bảo điều kiện sản xuất, sức khoẻ cho chị em như xà xạp, xe cải tiến…

Các cấp Hội đã phối hợp với các ngành tiến hành khảo sát tình hình lao động nữ và cán bộ nữ, đời sống phụ nữ và trẻ em. Từ đó, Hội đã đề xuất với Đảng, Nhà nước những vấn đề cần thiết phải giải quyết và tham gia xây dựng một số văn bản, chỉ thị, nghị quyết, chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em. Hai văn bản đặc biệt quan trọng liên quan đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ được ban hành trong nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức, hoạt động của hội liên hiệp phụ nữ việt nam 1976 2002 001 (Trang 36 - 47)