Bố cục của Kinh Thánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng nhân học xã hội trong kinh thánh (Trang 29 - 39)

Chương 1 : Khái quát về Kinh thánh

1.1. Khái niệm, nguồn gốc và bố cục của Kinh Thánh

1.1.3. Bố cục của Kinh Thánh

1.1.3.1. Vài nét về cách bố cục

Căn cứ vào thời gian ra đời, nội dung, mục đích sử dụng, các giáo hội Ki-tô chia bộ Kinh Thánh thành các phần, khối, sách, đoạn (chương), câu. Tất cả các giáo hội Ki-tô đều thừa nhận Kinh Thánh gồm hai phần Cựu ước và Tân ước. Về thời gian, lấy thời điểm Chúa Giê-su giáng sinh (tương đương với Công lịch). Về nội dung, Kinh Thánh thể hiện sự giao ước giữa Thiên Chúa với loài người. Sự phân chia này còn đánh dấu sự ra đời một tôn giáo mới – Ki-tô giáo khác với Do-thái giáo. Tuy cùng thờ Thiên Chúa, nhưng Do-thái giáo chỉ thừa nhận Cựu ước là Kinh Thánh vì họ quan niệm rằng Đấng Cứu thế (Mê-si-a hay Ki-tô) sẽ đến cứu rỗi nhân loại nhưng chưa đến. Ngược lại, Ki-tô giáo cho rằng Đấng cứu thế đã đến, chính là Chúa Giê-su Ki-tô, điều đó đã được Cựu ước dự báo. Vì vậy, Ki-tô giáo thừa nhận cả Cựu ước và Tân ước. Ki-tô giáo còn chia Kinh Thánh thành từng khối (loại), sách, mỗi sách chia thành từng đoạn (chương), câu. Mỗi sách có nhiều đoạn, mỗi đoạn có nhiều câu theo số thứ tự từ

đầu đến cuối tác phẩm (đối với đoạn) và từ đầu đến cuối đoạn (đối với câu). Loại phân chia này được làm một cách ngẫu hứng, tuỳ tiện chứ không dựa vào nội dung, ý tứ được trình bày trong văn bản, thậm chí không quan tâm đến lôgíc ngữ pháp của mỗi câu. Thời kỳ đầu, Kinh Thánh chưa có cách phân chia này. Mãi đến năm 1266, nhà thần học Ê-ti-an-na Lăng-tôn mới thực hiện cách phân chia này đối với phần Cựu Ước. Trên cơ sở đó, năm 1555, nhà in Rô-bớt Anh- tanh thực hiện cách chia này đối với phần Tân Ước. Theo các nhà Kinh Thánh học, cách phân chia Kinh Thánh theo đoạn, câu tuy không hoàn hảo, nhưng thuận tiện cho việc tra cứu, sử dụng và là nét độc đáo của Kinh Thánh. Vì vậy, trong công trình này, những trích dẫn trong Kinh Thánh được thực hiện theo cách chia đó để trong ngoặc “đơn” (…), bên cạnh chú thích số thứ tự tài liệu và số trang trong ngoặc “vuông” […], theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.1.3.2. Cựu Ước

Cựu ước của đạo Ki-tô là kinh điển của đạo Do-thái. Tiếng Hê-bơ-rơ gọi là “Tanach”, nghĩa là Lề Luật và các tiên tri, bởi vì đạo Do-thái có ba bộ phận chính. Bộ phận thứ nhất Tô-rát (torah), dịch là “sách pháp luật”, thực ra bao hàm cả nội dung lịch sử và tín điều, lời dạy, chỉ đạo. Bộ phận thứ hai gọi là Nê- bim, dịch là sách tiên tri và bộ phận thứ ba gọi là Che-tu-bim, dịch là giáo huấn. Lấy chữ cái thứ nhất của mỗi từ ghép lại thành TNCH, thêm vào đó hai nguyên âm “a” để phát âm thành Ta-nách [93, tr.511]. Cựu ước của Ki-tô giáo gồm 46 quyển, chia thành 3 loại, nhưng không theo thứ tự như đạo Do-thái mà được sắp xếp theo thứ tự đầu tiên là sách lịch sử, thứ đến sách giáo huấnsách các tiên tri. Cũng có người tách bộ Ngũ Kinh đứng độc lập với các sách lịch sử, nhưng phần lớn đều chia Cựu ước thành ba phần nêu trên.

* Các sách lịch sử: gồm 21 quyển, trong đó có 5 quyển đầu gọi là Ngũ kinh, gồm: Sáng thế ký, Xuất hành, Lê-vi, Dân sốPhục truyền luật ký còn gọi là

thứ luật hay Đệ nhị luật. Người Do-thái gọi là Tô-rát (Torah) theo tiếng Híp-ri nghĩa là Lề Luật, xuất phát từ một chữ gốc có nghĩa là “lời chỉ thị” hay “lời

hướng dẫn”. Cả năm quyển sách nêu trên kể lại trình thuật nằm trong tâm điểm của đức tin Do-thái: làm thế nào Thiên Chúa tạo ra giao ước với các tổ phụ, mang hậu duệ của họ thoát khỏi cảnh nô lệ ở Ai-cập, ban cho họ Lề Luật trong đó có Mười điều răn và dẫn họ tới miền Đất Hứa [11, tr.216]. Họ tin rằng Ngũ kinh do chính Mô-sê biên soạn. Thực ra, bản Ngũ kinh hiện nay viết bằng tiếng Híp-ri được hoàn thành vào năm 400 TCN, có thể do Mô-sê biên soạn. Cả Ki-tô giáo và Do-thái giáo đều cho đây là năm quyển sách quan trọng nhất của Cựu ước.

Sách Sáng thế, gồm 5 chương, có hình thức biên niên sử thế giới dưới dạng truyền thuyết, kể về sự sáng tạo trời đất, vũ trụ, muôn loài và con người của Thiên Chúa; sự sa ngã của con người dẫn đến tội tổ tông truyền do E-và và A- đam gây ra; về sự gia tăng dân số của loài người, sự phân chia thành các bộ lạc, các dân tộc, chuẩn bị cho đề tài trung tâm là lựa chọn dân Chúa (tức dân tộc Do- thái) với tổ phụ của họ là áp-ra-ham, sau đó thông qua con cháu của ông ta là I- xa-ác, Gia-cóp và 12 con trai của Gia-cóp (12 ông tổ của 12 bộ tộc Do-thái) đến Mô-sê.

Sách Xuất hành, có 40 chương viết về cuộc hành trình của dân Do-thái do Mô-sê lãnh đạo dẫn dắt thoát khỏi Ai-cập về xứ Ca-na-an (tức vùng Pa-lét-tin và ít-ra-en ngày nay) miền đất mà Chúa đã hứa cho tổ phụ của người Do-thái; về cuộc hành trình qua sa mạc; về giao ước Xi-nai mà Thiên Chúa đã ban cho dân tộc Do-thái với Mười điều răn của Chúa qua trung gian Mô-sê. Qua giao ước này, Thiên Chúa nhận dân Do-thái là dân Chúa chọn và Thiên Chúa là Chúa của họ.

Sách Lê-vi, gồm 27 chương viết về đời sống tín ngưỡng cùng các nghi lễ thờ phụng Thiên Chúa của người Do-thái mà Thiên Chúa đã ban cho họ qua ông Mô-sê. Sách Dân số, gồm 36 chương viết về giai đoạn cuối cùng trở về miền Đất Hứa và việc kiểm tra lại dân số Do-thái. Sách Đệ nhị luật, gồm 34 chương viết về những bài giảng của ông Mô-sê trước khi vào xứ Ca-na-an, để truyền lại giao ước và cái chết của ông Mô-sê. Đề tài trung tâm của các cuốn sách này là

việc soạn luật bắt đầu từ những nguyên tắc đạo đức tôn giáo cơ bản (Mười điều răn) cho đến những chỉ dẫn tỉ mỉ về lễ nghi và những quy chuẩn pháp lý.

Ngoài ra, còn 16 sách lịch sử khác gồm, sách Giô-suê (24 chương); Thủ lãnh (21 chương); Rút (4 chương); Sa-mu-en quyển 1 (31 chương); Sa-mu-en quyển 2 (24 chương); các Vua quyển 1 (22 chương); các Vua quyển 2 (25 chương); Sử biên niên quyển 1 (29 chương); Sử biên niên quyển 2 (36 chương);

ét-ra (10 chương); Nơ-khe-mi-a (13 chương); ét-te (10 chương); Tô-bi-a (14 chương); Giu-đi-tha (16 chương); Ma-ca-bê quyển 1 (16 chương) và Ma-ca-bê quyển 2 (15 chương). Các sách lịch sử nói về sự chinh phục miền Đất Hứa Ca- na-an, hình thành nhà nước Do-thái cổ đại dưới sự lãnh đạo của Giô-suê; về sự phân chia đất đai và các chi tộc; về sự cường thịnh, huy hoàng của quốc gia Do- thái gắn với tên tuổi của các vị anh hùng dân tộc như Đa-vít, Sa-lô-môn; về sự khủng hoảng của nhà nước Do-thái do mâu thuẫn nội bộ và các cuộc chiến tranh với bên ngoài dẫn đến sự phân chia thành vương quốc miền Bắc (ít-ra-en), vương quốc miền Nam (Giu-đa), cũng như bị Ai Cập, át-xi-ry, Ba-bi-lon, Hy-lạp xâm chiếm (từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ III TCN) và sự phục hưng của nhà nước Do-thái sau khởi nghĩa của anh em nhà Ma-ca-bê vào năm 164 TCN.

*Các sách giáo huấn còn gọi là sách khôn ngoan: có 7 quyển, gồm Gióp (42 chương); Thánh vịnh (150 chương); Châm ngôn (31 chương); Giảng viên (8 chương); Diễm ca (8 chương); Khôn ngoan (19 chương) và Huấn ca (51 chương). Các loại sách này có thể được viết bằng văn vần, kịch thơ hay những bài ca nhằm ghi lại những cảm xúc, có khi là lời ca chiến thắng, lời hát ca ngợi lao động, có khi là lời ca đau thương vì bị mất mát chia ly. Thực ra, đó là những lời giáo huấn, răn dạy lẽ sống, tín ngưỡng, sự tuân giữ lề luật của dân Do-thái đối với Gia-vê, thậm chí có chỗ đề cập đến cả tình yêu và hôn nhân. Sách giáo huấn, Thánh vịnh chủ yếu gắn liền với việc thờ cúng ở đền, như sách truyện ngụ ngôn ông vua khôn ngoan Sa-lô-môn đề cập đến những châm ngôn về dạy học. Sách Gióp đặt ra một cách gay gắt vấn đề về mục đích của đau khổ, sách than

thở của Giê-rê-mi-a khóc vì sự diệt vong của Giê-ru-sa-lem, sách của Ê-dê-ki-en là những châm ngôn biểu thị tâm trạng hoài nghi.

*Các sách tiên tri: có 18 quyển, gồm I-sai-a (66 chương), Giê-rê-mi-a (52 chương), Ai ca (4 chương), Ba-rúc (4 chương), Ê-dê-ki-en (48 chương), Đa-ni- en (12 chương), Hô-sê (14 chương), Giô-en (3 chương), A-mốt (9 chương), Ô- va-đi-a (1 chương), Giô-na (4 chương), Mi-kha (6 chương), Na-khum (3 chương), Kha-ba-cúc (3 chương), Xô-phô-ni-a (3 chương), Khác-gai (3 chương), Da-ca-ri-a (14 chương) và Ma-la-khi (4 chương). Sách tiên tri là những lời dự báo của các ngôn sứ hay những nhà tiên tri về xã hội, tôn giáo và tương lai của dân tộc Do-thái, những biến động lớn về thời tiết, thiên tai. Người Ki-tô giáo tin vào những lời tiên tri vì họ cho rằng Đức Chúa Trời đã đặt lời vào môi miệng của các vị ấy. Các lời tiên tri trong Cựu ước chủ yếu được đưa ra từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ IV TCN trong bối cảnh nhà nước Do-thái có nhiều biến cố dữ dội, thường xuyên bị các nước láng giềng xâm lược, như át-xi- ry, Ai-cập, Ba-tư, nhất là cuộc lưu đày Ba-bi-lon từ năm 586 đến năm 538 TCN. Trong đó, nổi lên là những nhà tiên tri lớn như Ê-li-a, Ê-li-sa, Giê-rê-mi-a, Ê-dê- ki-en, Đa-ni-en và các nhà tiên tri nhỏ, hợp thành văn bản Ma-sô-rét của Cựu ước – “Sách tiên tri”. Sách tiên tri đặc biệt quan tâm đến vấn đề các nguyên tắc đạo đức, như qua tiên tri Ô-sin ở thế kỷ VIII TCN, Chúa nói: “Ta thích khoan dung chứ không phải sát hại”. Đáng chú ý có những lời tiên tri về xuất hiện của một Đấng thiên sai (Mê-si-a), được Ki-tô giáo triệt để khai thác gắn với tên tuổi của Chúa Giê-su Ki-tô.

1.1.3.3. Tân Ước

Tân ước là tập hợp gồm 27 quyển, các sử gia Ki-tô giáo thường chia thành bốn loại, gồm các sách Phúc Âm, Công vụ Tông Đồ, Thánh thưKhải huyền. Nhưng các nhà nghiên cứu chia Tân ước thành ba loại, gồm sách lịch sử, giáo huấn và tiên tri như Cựu ước.

*Các sách lịch sử, có 5 quyển, gồm 4 quyển Tin Mừng của Mát-thêu, Mác- cô, Lu-ca, Gio-an và sách Công vụ Tông Đồ của Lu-ca. Trong đó, các sách Tin

Mừng có vị trí quan trọng nhất và là phần trung tâm của Tân Ước. Theo quan điểm của thần học Ki-tô giáo, Tin Mừng hay Phúc âm hoặc Tin lành là tin vui cứu độ và việc rao giảng tin vui ấy. Mở đầu Tin mừng Mác-cô viết: “Khởi đầu Tin Mừng Đức Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa” (Mc 1,1), [38, tr.1660]. Tông Đồ Phao-lô đã hiểu như vậy khi nói đến việc rao giảng tin vui cứu độ đã được thể hiện nơi Đức Chúa Giê-su. Do đó, thoạt đầu Tin mừng không phải là một cuốn sách, một tác phẩm văn chương hay lịch sử. Sở dĩ có bốn sách Tin mừng của Mát-thêu, Mác-cô, Lu-ca và Gio-an khác nhau là do mỗi tác giả ấy rao giảng tin vui cứu độ khi thuật lại những lời rao truyền của Chúa Giê-su cũng như kể về cuộc tử nạn và phục sinh của Người [49, tr.39]. Nói cách khác, Tin mừng là toàn bộ giáo huấn của Ki-tô giáo mà những ai tin tưởng sẽ chấp nhận trong tinh thần và cố gắng thực hiện. Gọi là “tin” vì những điều Chúa Giê-su mạc khải đều đã có từ trước và được giấu kín. Gọi là “mừng” vì những tin ấy cho biết sự tốt lành của Thiên Chúa đã làm người và vì Đức Ki-tô Giê-su, nhân loại sa ngã đã được ban ơn lành cứu rỗi [31, tr.305]. Các sách này đều được viết bằng tiếng Hy-lạp vào nửa sau thế kỷ thứ I, có sự bổ sung vào thế kỷ thứ II SCN.

Đối tượng trần thuật của các sách Phúc âm là cuộc đời, những phép màu, học thuyết, sự trừng phạt (qua việc đóng đinh trên cây thập tự phổ biến ở Pa-lét- tin thời ấy) và sự phục sinh của Chúa Giê-su Ki-tô. Bốn quyển sách Tin mừng đều viết về Chúa Ki-tô nhưng không biên soạn dồn lại thành một quyển mà vẫn để độc lập nguyên cả bốn quyển riêng. Trong bốn quyển Tin mừng, có ba quyển của Mát-thêu, Mác-cô, Lu-ca có bố cục giống nhau, có tài liệu giống nhau và cách hành văn giản dị theo lối bình dân, chỉ có một số ít sự kiện khác nhau nên được gọi là các sách Tin mừng Cộng quan hay Tin mừng Nhất lãm. Theo nghiên cứu của nhà Thánh Kinh học G.T Man-lây: nếu lấy Tin mừng của Mác-cô ở giữa có tất cả 661 câu thì có 606 câu giống với 500/1068 câu của Phúc âm Mát- thêu và giống 320/1149 câu của Phúc âm Lu-ca [52, tr.359]. Giám mục Nguyễn Sơn Lâm cho biết ba sách trên có 330 câu giống nhau, 178 câu trong sách Mát- thêu và Mác-cô giống nhau, 100 câu của Mác-cô và Lu-ca giống nhau, 230 câu

của Mát-thêu và Lu-ca giống nhau. Về bố cục, cả ba sách này đều có 4 điểm giống nhau, như: 1. chuẩn bị cho tác vụ của chúa Giê-su; 2. Chúa Giê-su hoạt động ở Ga-li-lê; 3. hành trình của Chúa Giê-su vào thành Giê-ru-sa-lem và 4. Chúa Giê-su hoạt động ở Giê-ru-sa-lem, tử nạn và phục sinh [49, tr.46]. Nhiều nhà Thánh Kinh học đã tiến hành nghiên cứu và chỉ ra sự lệ thuộc lẫn nhau giữa các bản Phúc âm Nhất lãm (cái gọi là “vấn đề Nhất lãm”). Từ thế kỷ XVIII, đã xuất hiện quan điểm cho rằng có hai nguồn gốc về các sách Tin mừng nhất lãm. Quan điểm này cho rằng bản Phúc âm cổ nhất là Phúc âm Mác-cô, nó được sử dụng làm cơ sở cho trần thuật trong các bản Phúc âm của Mát-thêu và Lu-ca. Nguồn gốc thứ hai là tập hợp những bài giảng của Chúa Ki-tô và những cốt truyện của Chúa. Ngược lại, nhà nghiên cứu G-rít-bách (1745-1812) lại khẳng định sự phụ thuộc của Phúc âm Mác-cô vào Phúc âm Mát-thêu và Phúc âm Lu- ca. Tuy nhiên, đa số các nhà Kinh Thánh học hiện nay đều thừa nhận Tin mừng của Mác-cô độc lập với Tin mừng của Mát-thêu và Lu-ca, còn Tin mừng của Mát-thêu độc lập với Tin mừng của Lu-ca [49, tr.49].

Riêng Tin mừng của Gio-an được bố cục khác không theo lối biên niên sử nên rất ít trùng lặp với ba Phúc âm Nhất lãm. Phúc âm của Gio-an đứng riêng biệt, không chỉ có những đặc điểm riêng về khái niệm mà còn đưa ra một sử liệu khác của các sự kiện và đặt vào trọng tâm những cốt truyện không có trong các Phúc âm “Nhất lãm”.

Việc các bản Phúc âm khác nhau lựa chọn theo các cốt truyện khác, cũng như trình bày chúng theo các cách khác nhau đã đưa đến việc tập hợp những truyện kể trong Phúc âm thành một văn bản thống nhất. Điều này đã được Téc- tu-leng thực hiện vào cuối thế kỷ II. ông là người sáng tạo ra cái gọi là sự hài hòa của bốn âm điệu (Diathessaron). Mặc dù điều này rất phổ biến ở thời kỳ Ki- tô giáo sơ kỳ, đặc biệt là ở các dân tộc “man rợ” khác nhau, từ người Xê-ri-a đến người Giéc-manh, song cuối cùng Giáo Hội vẫn có một sự lựa chọn có lợi cho bốn bản Phúc Âm khác nhau. Ngay diện mạo và lĩnh vực quan tâm của chúng đã thể hiện rõ những sự tương phản. Thí dụ, đặc trưng cho Phúc âm của Mát-thêu

trước hết là việc định hướng vào độc giả người Do-thái (bắt đầu từ gia phả của Chúa Ki-tô có nguồn từ áp-ra-ham và Đa-vít), đi liền với gia phả ấy là những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng nhân học xã hội trong kinh thánh (Trang 29 - 39)