Vai trò của Tổng thống Mỹ trong lĩnh vực đối ngoại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tổng thống bill clinton trong việc hoạch định chính sách đối ngoại với việt nam (Trang 31 - 34)

1 .Mục đích và ý nghĩa của đề tài

5. Cấu trúc luận văn

2.1. Vai trò của Tổng thống Mỹ trong lĩnh vực đối ngoại

2.1.1. Theo Hiến pháp

Đối với tất cả các nước trên thế giới, Hiến pháp là đạo luật gốc, là nền tảng xây dựng mọi đạo luật khác hay “luật của mọi bộ luật”. Hiến pháp Mỹ ra đời vào năm 1787 dựa trên học thuyết phân chia quyền lực, đã định hướng cho sự phát triển của thể chế chính phủ, các thiết chế nhà nước, nguyên tắc hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước….

Ngay từ thời lập quốc, các đại biểu lập hiến Mỹ đã nhận thấy vai trò của ngoại giao trong hoạt động của chính quyền. Áp dụng triệt để học thuyết phân chia quyền lực, các nhà lập hiến đã trao ba quyền lập pháp, hành pháp và từ pháp cho ba cơ quan và cá nhân. Tổng thống Mỹ, theo quy định của Hiến pháp, là người đứng đầu cơ quan hành pháp, chịu trách nhiệm đảm bảo việc thi hành pháp luật. Trong lĩnh vực đối ngoại, Tổng thống Mỹ có quyền hạn rất lớn.

Thứ nhất, Hiến pháp trao cho Tổng thống thẩm quyền đại diện cho quốc gia trong việc

“bổ nhiệm các đại sự, công sứ, lãnh sự,… tiếp kiến các đại sứ và công sứ” [1, tr. 561 - 562]. Như vậy, Tổng thống là quan chức Liên bang chịu trách nhiệm tối cao về các mối quan hệ giữa Mỹ với các nước khác. Tổng thống bổ nhiệm các đại sứ công sứ và lãnh sự với sự phê chuẩn của Thượng viện; tiếp nhận các đại sứ và các quan chức nhà nước khác của nước ngoài. Cùng với Bộ trưởng Ngoại giao, Tổng thống điều hành tất cả các mối liên hệ chính thức với chính phủ các nước hoặc đích thân tham gia Hội nghị thượng đỉnh. Mặt khác, việc tiếp nhận các quan chức ngoại giao nước khác với sự phê chuẩn của Thượng viện khơng chỉ có tính chất lễ nghi mà có ý nghĩa pháp lý nhất định. Việc Tổng thống có chấp nhận quan chức, nhận viên ngoại giao của một nước hay khơng, có cơng nhận chính phủ mới của nước đó hay khơng và có thiết lập quan hệ ngoại giao hay không rất quan trọng bởi sự khẳng định đó sẽ biến một nước hoặc thành một chủ thể trong quan hệ quốc tế hoặc không tồn tại với tư cách đó. Như vậy, Tổng thống Mỹ là nhà ngoại giao chủ chốt của Mỹ, là đại diện tối cao trong quan hệ đối ngoại.

Thứ hai, quyền ký kết các Điều ước quốc tế - một cơng cụ quan trọng để bảo vệ lợi ích

thống. Khoản 2 Điều 2 của Hiến pháp Mỹ khẳng định: “Tổng thống có quyền ký kết các điều ước với điểu kiện được 2/3 số thượng nghị sĩ có mặt đồng ý” [1, tr. 561]. Trong lịch sử nước Mỹ, các Tổng thống trong nhiệm kì của mình đã tham gia rất nhiều điều ước quốc tế nhưng điều ước có được thực hiện trên thực tế hay khơng phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của Thượng viện Mỹ. Có rất nhiều điều ước quốc tế mà Tổng thống ký kết bị Thượng viện phủ quyết như: Quốc hội phủ quyết Hiệp ước Versailes năm 1920 và Hiệp ước thử vũ khí hạt nhân…

Thứ ba, Tổng thống Mỹ là tổng tư lệnh các lực lượng quân đội Mỹ. Khoản 2 điều 2

của Hiến pháp Mỹ quy định “Tổng thống sẽ là tổng tư lệnh các lực lượng lục quân và hải quân Hợp chủng quốc”[1, tr. 561]. Vào thời điểm xây dựng Hiến pháp, Mỹ chủ trương thực hiện chính sách trung lập, do đó quyền hạn của Tổng thống tại thời điểm đó khơng lớn. Tuy nhiên, từ đầu thế kỉ XX, nước Mỹ nổi lên như một siêu cường có sức ảnh hưởng lớn trong quan hệ quốc tế, do đó vai trị là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang của Tổng thống Mỹ được nâng cao. Các Tổng thống Mỹ đã sử dụng điều khoản này để thực hiện quyền lực của mình giải quyết các vấn đề có liên quan đến đối ngoại.

2.1.2. Các đạo luật khác

Cũng giống với một số nước khác như Cộng hòa Liên bang Đức hay Cộng hịa Lưỡng tính Pháp, quyền lực của Tổng thống trên lĩnh vực đối ngoại rất lớn như: ký kết điều ước quốc tế, bổ nhiệm đại sứ, tun bố chiến tranh hay hịa bình, quyền đại diện tối cao của Nhà nước. Ví dụ, Điều 59 Hiến pháp Cộng hịa Liên bang Đức quy định “Tổng thống Liên bang đại diện Liên bang trong các quan hệ quốc tế và nhân danh Liên bang ký kết các điều ước quốc tế với nước ngoài”[11, tr. 103]. Tuy nhiên, trên lĩnh vực này quyền lực của Tổng thống Mỹ rất lớn bởi quyền lực này không chỉ dựa trên cơ sở của Hiến pháp mà còn dựa trên nhiều đạo luật khác và quyền lực này luôn được mở rộng trong quá tình thực hiện quyền lực. Để giới hạn cũng như cụ thể hoá quyền lực của Tổng thống một số đạo luật đã được ban hành như Nghị quyết về Quyền chiến tranh; Đạo luật Thương mại…

Trên lĩnh vực quân sự, Tổng thống được Hiến pháp trao quyền là tổng tư lệnh lực

lượng vũ trang và trao cho Quốc hội quyền tuyên bố chiến tranh. Trong quá trình thực hiện quyền lực, Tổng thống đã cố gắng mở rộng quyền lực của mình trên khía cạnh này. Lo sợ trước sự gia tăng ngày càng lớn về quyền lực của Tổng thống, Quốc hội đã ra Nghị quyết về Quyền chiến tranh (1973). Nghị quyết nêu rõ mục tiêu đảm bảo rằng Tổng thống và Quốc

hội cùng có chung quyết định đối với vấn đề điều động quân đội Hợp chủng quốc Hoa Kì vào vòng chiến sự; đồng thời đưa ra những hạn chế nhất định với Tổng thống trong việc sử dụng lực lượng quân đội.

Một là, Tổng thống chỉ được quyền điều động quân đội vào khu vực chiến sự trong ba

trường hợp cụ thể: Quốc hội tuyên bố chiến tranh, được Quốc hội cho phép và trong tình huống khẩn cấp quân đội, tài sản và lãnh thổ của Mỹ bị tấn công.

Hai là, Tổng thống bằng mọi cách phải tham khảo ý kiến của Quốc hội trước và sau

khi quân đội Mỹ được triển khai vào vùng chiến sự. Nếu Quốc hội không cho phép, Tổng thống phải rút quân và ngừng ngay mọi hoạt động quân sự.

Ba là, thời hạn triển khai quân đội không quá 60 ngày hoặc không quá 90 ngày trong

trường hợp đặc biệt. Thời hạn 60 đến 90 ngày trở về của bộ binh sẽ chỉ bắt đầu khi Tổng thống đệ trình bản báo cáo viết trên lên Quốc hội hoặc từ ngày mà Quốc hội quy định bản báo cáo đó cần phải đệ trình [6, tr. 137].

Như vậy, theo đạo luật này, Tổng thống chỉ thực hiện vai trị này khi có sự phê chuẩn và đồng ý của Quốc hội. Sau khi Nghị quyết được thông qua, nhánh Hành pháp, đứng đầu là Tổng thống phản đối vì cho rằng quyền hạn triển khai quân đội của Tổng thống không chỉ giới hạn trong những hoàn cảnh trên và được mở rộng hơn nữa. Do đó, từ Tổng thống Ford đến Bush, không một Tổng thống nào tuân thủ hoàn toàn Nghị quyết trên. Bản thân Nghị quyết về Quyền chiến tranh mà Quốc hội đưa ra có nhiều kẽ hở tạo điều kiện cho Tổng thống thực hiện mong muốn của mình. Nghị quyết quy định Tổng thống sẽ tham khảo ý kiến của Quốc hội trong mọi hồn cảnh có thể nhưng khơng nói rõ là hồn cảnh nào là hồn cảnh “có thể”. Vì vậy, Tổng thống được toàn quyền tự do quyết định hình thức và thời điểm tham khảo ý kiến. Nghị quyết cũng không yêu cầu Tổng thống sẽ tham khảo ý kiến của tất cả 535 Nghị sĩ và cũng không yêu cầu cụ thể Tổng thống phải tham khảo ý kiến của ai, các nhân vật lãnh đạo trong Quốc hội, trong đảng phái. Điều này đã tạo ra kẽ hở cho những hoạt động của CIA – cơ quan giúp việc cho Tổng thống trong giai đoạn 1975 – 1976 ở Angola mà Quốc hội không thể can dự được. Mặt khác, do ảnh hưởng bởi ý thức hệ, nhiều người tin rằng Tổng thống thực sự có cơ sở hợp hiến khi tiến hành chiến tranh. Qua đó ta có thể thấy, cuộc đấu tranh giữa Quốc hội và Tổng thống trên lĩnh lực đối ngoại rất căng thẳng.

Trong lĩnh vực thương mại, Hiến pháp Mỹ không trao cho Tổng thống một quyền cụ

mại quốc tế, Quốc hội dần dần trao nhiều quyền hành về thương mại cho Tổng thống. Trong Đạo luật các Hiệp định thương mại có đi có lại năm 1934, Quốc hội đã trao cho Tổng thống quyền đàm phán thuế quan tương hỗ với các nước khác. Để duy trì sức mạnh của kinh tế Mỹ, năm 1974, Quốc hội thơng qua Tu chính án Jackson – Vanick thuộc Đạo luật Thương mại, theo đó quyền lực của Tổng thống trong lĩnh vực thương mại được quy định như sau: Tổng thống muốn trao MFN cho một nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa thì phải cung cấp cho Quốc hội những bằng chứng về việc nước này khơng thi hành chính sách hạn chế di cư; quyền được Quốc hội thơng qua nhanh chóng với việc bỏ phiếu tán thành hay không tán thành các hiệp định thương mại liên quan đến hàng rào phi quan thuế đã được đám phán ký kết mà khơng có sự thay đổi về nội dung; đàm phán các hiệp định đa phương các nước. Với quyền thông qua một hiệp định thương mại một cách nhanh chóng mà Quốc hội trao cho Tổng thống đã làm tăng uy tín cho Tổng thống [6, tr. 154-155]. Tuy nhiên đến năm 1992, khi Hiệp định NAFTA và Vòng đàm phán thương mại Urugoay trong khuôn khổ WTO kết thúc vào năm 1994, quyền thông qua hiệp định nhanh trong đàm phán của Tổng thống bị chấm dứt. Như vậy, quyền lực của Tổng thống trong lĩnh vực thương mại chỉ được thực hiện một cách tuyệt đối khi được sự cho phép của Quốc hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tổng thống bill clinton trong việc hoạch định chính sách đối ngoại với việt nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)