1 .Mục đích và ý nghĩa của đề tài
5. Cấu trúc luận văn
2.3. Vai trò của Tổng thống Bill Clinton trong việc hoạch định chính sách đối ngoại đối vớ
2.3.1. Trên lĩnh vực kinh tế
Sau chiến tranh Việt Nam, chính quyền Mỹ thi hành lệnh cấm vận kinh tế và xếp Việt Nam trong danh sách các nước không được hưởng quy chế MFN theo Luật Thương mại năm 1974. Những quyết định đó làm cho quan hệ kinh tế thương mại của Việt Nam với các nước, đặc biệt là với Mỹ gặp rất nhiều khó khăn. Trước sự thay đổi của tình hình quốc tế và khu vực, những nỗ lực và thành tựu đổi mới của Việt Nam, sức ép của dư luận Mỹ đã buộc chính quyền Mỹ và cá nhân Tổng thống Bill Clinton phải điều chỉnh những quyết định trên. Vai trò của Tổng thống Bill Clinton được thể hiện trên những phương diện sau:
Thứ nhất, Tổng thống có vai trị quan trong trong việc ra quyết định bãi bỏ lệnh cấm
vận kinh tế với Việt Nam. Chính sách cấm vận4 có cả một lịch sử lâu dài, là sản phẩm trực tiếp của Chiến lược toàn cầu của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh và Trật tự thế giới hai cực Yalta. Ngay trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1945 - 1954), Đạo luật gia hạn các Hiệp định thương mại buôn bán của Mỹ năm 1951 đòi hỏi Tổng thống phải đình chỉ bn bán MFN đối với các nước cộng sản và các nước có xung đột với Mỹ. Đối với Triều Tiên, Mỹ sử dụng cấm vận để trừng phạt Bắc Triều Tiên và Trung Quốc, với Việt Nam áp dụng để hỗ trợ Pháp trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Sau 1954 và đặc biệt sau 1964 khi Mỹ mở rộng chiến tranh bằng không quân và hải quân ra miền Bắc Việt Nam thì một phần lãnh thổ Việt Nam bị liệt kê vào danh sách các nước cộng sản bị từ chối MFN. Năm 1974, Luật Thương mại và Tu chính án Jackson – Vanick đã ngăn cản trên thực tế toàn bộ hoạt động từ phía Mỹ trong việc hỗ trợ hoạt động đầu tư, buôn bán với Việt Nam. Ngày 30/4/1975, Quốc hội Mỹ ra lệnh phong tỏa tài sản của Việt Nam; ngày 15/5/1975, Mỹ tuyên
4 Là sự ngăn cấm quan hệ ngoại giao, viện trợ, thương mại, vũ khí,... của các tổ chức hoặc quốc gia như Liên Hợp Quốc, Mỹ, EU… đối với một nước nào đó. Mục tiêu của cấm vận là gây khó cho nước khác trên lĩnh vực bị cấm vận cũng như các lĩnh vực có liên quan. Ảnh hưởng của cấm vận kinh tế tùy thuộc vào sức mạnh kinh tế của nước cấm vận, khả năng kinh tế của nước bị cấm vận. Lệnh cấm vận thường được sử dụng như một sự trừng phạt chính trị do sự bất đồng về chính sách và hành động trái với một nhóm nước lớn mạnh về mọi mặt.
bố Lệnh cấm vận thương mại; ngày 22/6/1977, Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật Cấm viện trợ cho Việt Nam và ngày 6/8/1978 ra Nghị quyết không cho phép Mỹ bồi thường. Như vậy, thông qua nhiều văn bản, chính sách cấm vận của Mỹ thể hiện trên những bình diện như: Cấm quan hệ đi lại, giao lưu giữa công dân hai nước; Cấm hoạt động kinh doanh, buôn bán và đầu tư của doanh nhân hai nước; Trừng phạt các cơng ty ở nước thứ ba có quan hệ kinh doanh với Việt Nam; Phong toả tài sản của Việt Nam tại Ngân hàng Mỹ; Ngăn cản các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF cho Việt Nam vay tiền.
Cũng giống như trường hợp Cuba, Lệnh cấm vận về kinh tế đối với Việt Nam là hành động đơn phương của Mỹ và xuất phát từ Thượng viện Mỹ. Khác với trường hợp của Cuba, lệnh cấm vận là do sự chiếm đoạt các tài sản của công dân Hoa Kỳ và tổng công ty, Lệnh cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam là do hệ quả của cuộc chiến tranh Việt Nam. Vào thời điểm sau 1975 cho đến trước khi bình thường hố, quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước rất hạn chế; chỉ nhận được sự giúp đỡ của một số nước như Nhật Bản, các tổ chức phi chính phủ của Mỹ... Từ sau Đổi mới, các nhà kinh tế, đặc biệt là thương nhân Mỹ nhận thấy Việt Nam là một thị trường còn để ngỏ, giàu tiềm năng và họ bắt đầu gây sức ép đến chính quyền Mỹ. Khi Tổng thống Bill Clinton lên cầm quyền, các tổ chức kinh tế Mỹ đã yêu cầu dỡ bỏ lệnh trừng phạt này đối với Việt Nam.
Tuy nhiên, việc bãi bỏ Lệnh cấm vận này phải được sự đồng ý của Quốc hội và sự phê chuẩn của Thượng viện Mỹ. Nhiều cuộc tranh luận đã dấy lên ở phòng Bầu dục, tại các cuộc họp Quốc hội và dư luận Mỹ đã buộc Tổng thống Clinton và Quốc hội xem xét vấn đề trên. Mặt khác, nhiều chính phủ khác nhau ở châu Á, châu Âu đã kêu gọi sự viện trợ quốc tế cho Việt Nam và thông báo cho quan chức Mỹ biết rằng họ đang hướng đến cải thiện hơn nữa bằng mối quan hệ song phương. Cuối tháng 3/1993, các công ty thành viên của Hội đồng Thương mại Mỹ - Việt Nam có trụ sở tại Washington đã yêu cầu Tổng thống Clinton xem xét trực tiếp lợi ích của cộng đồng kinh doanh Hoa Kỳ và thiết lập lại các quan hệ thương mại với Việt Nam. Ngày 18/3/1993, Thượng nghị sĩ Claiborne Pell và Richard Lugar của Ủy ban Đối ngoại đã gửi một lá thư đến Tổng thống Clinton kêu gọi dỡ bỏ Lệnh cấm vận thương mại và các biện pháp trừng phạt khác đối với người Việt Nam cũng như thành lập văn phòng liên lạc ngoại giao tại Hà nội [53, p. 834]. Trong bức thư của Thượng nghị sĩ Pell và Lugar gửi đến Tổng thống Bill Clinton vào tháng 3/1993 đã yêu cầu Mỹ kết thúc tình trạng cô lập về kinh tế với Việt Nam. Trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 4/1993, nhóm nghiên cứu
thuộc cả hai Đảng từ Trung tâm Chính sách quốc gia, đứng đầu là cựu Ngoại trưởng Edmund Muskie đã kêu gọi chính quyền Clinton tiếp tục thực hiện các bước đi để cải thiện quan hệ và dỡ bỏ Lệnh cấm vận. Tại cuộc họp ngày 1/7/1993, các thành viên của hai đảng đều kêu gọi dỡ bỏ Lệnh cấm vận trên cơ sở giải quyết vấn đề POW/MIA. Đây là vấn đề mà các chính quyền trước và các đời Tổng thống Mỹ tiền nhiệm đã gặp rất nhiều khó khăn và do đó vẫn duy trì chính sách cấm vận Việt Nam, không đồng ý để cho IMF giúp đỡ Việt Nam. Mặt khác, một trong những trọng tâm chính sách đối ngoại của chính quyền Clinton với Việt Nam là hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Trung Quốc và muốn biến Việt Nam thành một mắt xích, là một phần trong chiến lược đó [53, p. 841]. Chính điều này đã tạo nên sức ép đối với chính quyền Bill Clinton và với chính bản thân Tổng thống. Đồng thời, Tổng thống Bill Clinton đưa ra yêu cầu coi vấn đề POW/MIA là điều kiện tiên quyết tiến đến một mối quan hệ ngoại giao và quan hệ kinh tế mới. Bản thân Tổng thống cho rằng chấm dứt lệnh cấm vận là "cách tốt nhất để giải quyết số phận của những người vẫn cịn mất tích và về người mà chúng tơi khơng chắc chắn"[68, p. 10].
Căn cứ mức độ tiến triển trong quan hệ hợp tác Việt Nam – Mĩ về vấn đề MIA, ngày 13/9/1993, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố nới lỏng Lệnh cấm vận, cho phép các công ty dự án thầu của Mỹ hỗ trợ cho các cơ quan tài chính quốc tế tại Việt Nam. Ngày 27/1/1994, trên cơ sở các cuộc trao đổi của đại diện cấp cao hai nước, Thượng Viện Mỹ đã bỏ phiếu tán thành dỡ bỏ Lệnh cấm vận kinh tế với Việt Nam với đa số phiếu 62/38 [22, p. 6]. Ngày 3/2/1994, Tổng thống Bill Clinton ra tuyên bố bãi bỏ Lệnh cấm vận chống Việt Nam và đề nghị hai nước trao đổi cơ quan liên lạc. Ngày 8/10/1994, Quốc hội Mỹ thông qua Nghị quyết bãi bỏ Lệnh cấm vận viện trợ cho Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu việc chấm dứt bao vây cấm vận Việt Nam suốt gần 20 năm và mở đường cho hai nước tiến đến chỗ thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức. Đồng thời, quyết định bãi bỏ Lệnh cấm vận đã khai thông quan hệ Việt Nam với các tổ chức tài chính tiền tệ trên thế giới.
Như vậy, Lệnh cấm vận vừa hạn chế quan hệ kinh tế của Việt Nam với thế giới vừa làm cho các công ty thương mại Mỹ bị thiệt hại so với các nước khác như Hàn Quốc, Nhật, Pháp, Đức… khi tiếp cận thị trường Việt Nam. Do đó, quyết định bãi bỏ Lệnh cấm vận là đòi hỏi khách quan. Trong quá trình bãi bỏ Lệnh cấm vận kinh tế đối với Việt Nam, vai trò của Tổng thống Bill Clinton thể hiện ở chỗ đệ trình dự luật lên Quốc hội, thúc đẩy quá trình và ra quyết định bãi bỏ lệnh cấm vận. Mặt khác, có thể nói việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt thương mại
của Mỹ là kết quả của việc sử dụng có hiệu quả thương lượng để có được cam kết đạt yêu cầu ... từ chính phủ Việt Nam”[68]. Sau khi Lệnh cấm vận được bãi bỏ, quan hệ kinh tế Việt Nam - Mỹ đã được khai thông. Tuy nhiên, Việt Nam lại nằm trong danh sách những nước không được hưởng MFN và điều này ảnh hưởng rất nhiều đến quan hệ buôn bán giữa hai nước. Do đó, để thực hiện mục tiêu đối ngoại cải thiện hơn nữa mối quan hệ kinh tế với các nước Đơng Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, đưa Việt Nam hội nhập với khu vực ASEAN, Tổng thống Bill Clinton cần xem xét vấn đề có nên trao MFN cho Việt Nam không.
Thứ hai, Tổng thống Bill Clinton có vai trị quan trọng trong việc ra quyết định miễn
áp dụng tu chính án Jackson – Vanick đối với Việt Nam, tức là cho phép Việt Nam được hưởng MFN.
Tu chính án Jackson – Vanick được Quốc hội Mỹ đưa ra năm 1974 với nội dung chủ yếu là cấm dành MFN trong buôn bán với các nước xã hội chủ nghĩa và không cho phép các quốc gia này tiếp cận chương trình hỗ trợ của chính phủ Mỹ. Theo khoản IV, mục 401 (19 U.S.C. Đ2431) của đạo luật này, Tổng thống phải tiếp tục từ chối áp dụng MFN đối với bất kì nước có nền kinh tế phi thị trường hiện chưa được hưởng chế độ này vào ngày đạo luật được ban hành. Theo khoản IV, mục 402, Đạo luật năm 1974 yêu cầu Tổng thống từ chối áp dụng MFN (bao gồm đãi ngộ thuế quan, nguồn vốn tín dụng và đầu tư) đối với một nước có nền kinh tế phi thị trường không đủ điều kiện hưởng MFN vào ngày ban hành đạo luật (3/1/1975) và từ chối hoặc hạn chế nghiêm ngặt quyền di cư của công dân của nước này. Một nước bị Mỹ từ chối áp dụng MFN theo mục 401 có thể được hưởng quy chế này trong hai trường hợp:
Một là, nước này phải ký kết được Hiệp định thương mại song phương (căn cứ vào
mục 405, 19 U.S.C. Đ2435(b))
Hai là, nước bị coi là mục tiêu phải tuân thủ các yêu cầu về tự do di cư của Tu chính
án Jackson–Vanik. Việc tn thủ nêu trên phải có quyết định của Tổng thống về việc quốc gia đó cho phép công dân tự do di cư một cách không hạn chế [16, tr. 252-253].
Như vậy, theo quy định của Đạo luật năm 1974, Việt Nam là nước có nền kinh tế phi thị trường và chưa được hưởng MFN. Do đó, theo mục 401, Việt Nam sẽ bị Mỹ từ chối cấp MFN. Quan hệ buôn bán của Việt Nam với các nước, đặc biệt với Mỹ gặp rất nhiều khó khăn và việc tự do di cư bị hạn chế. Việt Nam đã bổ sung các quy định về di trú để thúc đẩy các cuộc phỏng vấn của cơ quan nhập cư Mỹ. Kể từ năm 1979 - 1998, hơn 480.000 người Việt
Nam đã nhập cư hợp pháp vào Mỹ thơng qua Chương trình ra đi có trật tự (ODP). Trong thời gian này, Việt Nam cũng đã tích cực thực hiện chương trình tái định cư cho người tị nạn Việt Nam (ROVR), tạo cơ hội cho người Việt tị nạn tại Đông Nam Á được định cư ở Mỹ. Tính đến năm 1998, Việt Nam đã xác định 14.000/18.000 người mà Mỹ cho rằng có đủ điều kiện theo chương trình ROVR để cơ quan nhập cư Mỹ phỏng vấn. Việt Nam cũng sẽ cam kết cấp hộ chiếu cho những người đã được cơ quan nhập cư Mỹ chấp nhận cho tái định cư ở Mỹ [25, tr. 5]. Trước nỗ lực của Việt Nam trong việc tuân thủ các yêu cầu về tự do di cư, ngày 10/3/1998, trên cơ sở quyền lực được trao trong đạo luật Tổng thống Bill Clinton đã ra quyết định tạm miễn áp dụng Tu chính án Jackson – Vanick đối với Việt Nam. Quyết định này cho phép các nhà đầu tư Mỹ ở Việt Nam cạnh tranh có hiệu quả hơn tại Việt Nam và nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan Mỹ như Exim bank, Cơ quan đầu tư tư nhân Hải ngoại (OPIC), Cục hàng hải (MADRAG) và USAID. Theo luật pháp Mỹ, quyết định miễn áp dụng chỉ có giá trị trong vịng một năm. Vì vậy, hàng năm vào khoảng thời gian này, chính quyền và Quốc hội Mỹ đều phải bày tỏ quan điểm về việc áp dụng Tu chính án đối với Việt Nam. Đạo luật này được Tổng thống Bill Clinton tuyên bố gia hạn “miễn” trong năm 1999 và năm 2000. Ngày 3/8/1999, việc gia hạn Tu chính án Jackson - Vanik đã được thông qua tại cuộc bỏ phiếu tại Thượng nghị viện với số phiếu là 297/130. Ngày 26/7/2000, việc gia hạn Tu chính án Jackson-Vanik đã được thơng qua cuộc bỏ phiếu tại Thượng nghị viện với số phiếu là 332/91[22, p. 80-81].
So với Trung Quốc, việc gia hạn MFN đối với Việt Nam từ phía chính quyền Clinton và bản thân Tổng thống diễn ra chậm hơn 6 năm. Giống như trưòng hợp của Trung Quốc, sự gia hạn MFN của chính quyền Clinton và bản thân Tổng thống đều xuất phát từ yêu cầu về sự “tiến bộ” trong vấn đề di cư. Tuy nhiên, ngoài cam kết đạt được sự “tiến bộ” trong vấn đề di cư, do ảnh hưởng của sự kiện Thiên An Mơn, Trung Quốc cịn phải cam kết với chính quyền Clinton về nhân quyền liên quan đến tù nhân lao động bắt buộc và phải tuân thủ tuyên bố thế giới về nhân quyền. Với Việt Nam, việc gia hạn này chỉ cần đáp ứng một điều kiện duy nhất đó là vấn đề di cư. Thượng nghị sĩ J. Kerry thuộc Đảng Dân chủ cho rằng quyết định của Tổng thống phục vụ lợi ích của nhân dân Mỹ cũng như các cơng ty Mỹ. Đại diện thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam, N. Hickerson cũng khẳng định đây là một tiến bộ lớn giúp cho các công ty và doanh nghiệp Mỹ có thêm điều kiện và khả năng cạnh tranh ở Việt Nam
[13, tr. 205]. Việc gia hạn đạo luật này đã tạo tiền đề để Quốc hội Mỹ ký quyết định dành cho Việt Nam PNTR5 vào tháng 1/2007.
Sau khi bãi bỏ lệnh cấm vận, chính quyền Bill Clinton rất quan tâm đến việc thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai nước bằng một Hiệp định thương mại song phương. Từ tháng 10/1995 đến giữa năm 1996, các cuộc gặp gỡ, thảo luận, chuẩn bị cho việc đàm phán, ký Hiệp định thương mại đầu tiên giữa hai nước từng là “đối thủ” trong quá khứ đã chính thức bắt đầu. Việt Nam cung cấp thông tin, tài liệu và trả lời hàng ngàn câu hỏi của Hoa Kỳ về luật lệ, cơ chế, chính sách liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư và sở hữu trí tuệ… Qua 11 vịng đàm phán, ngày 14/7/2000, tại Washington, Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa kỳ (BTA) đã được kí kết giữa Đại sứ Barshesky và Bộ trưởng Vũ Khoan. Tổng thống Bill Clinton đã long trọng thông báo tại cuộc họp báo ở Vườn Hồng - Nhà trắng vào hồi 16h30 ngày 13/7/2000. Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kì có hiệu lực từ ngày 10/12/2001. Đây là một điểm sáng trong quan hệ Việt Nam - Mỹ, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư giữa hai nước. Trong bài phát biểu ngay sau lễ ký kết tại Washington, Tổng thống Bill Clinton cho