1 .Mục đích và ý nghĩa của đề tài
5. Cấu trúc luận văn
2.2. Một số nhân tố ảnh hưởng tới vai trò của Tổng thống trong lĩnh vực đối ngoại
Khi bàn về việc hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ người ta thường nhớ đến Tổng thống như là một “kiến trúc sư trưởng”. Để trở thành một “kiến trúc sư trưởng” trong việc hoạch định được một đường lối đối ngoại phù hợp và triển khai được trên thực tế, Tổng thống cần phải có sự hỗ trợ của rất nhiều cơ quan, nhân viên và chịu sự chi phối của nhiều nhân tố như: cá nhân Tổng thống, Quốc hội Mỹ và lợi ích quốc gia.
2.2.1. Cá nhân Tổng thống
Nhân tố cá nhân là nhân tố chủ quan quyết định trực tiếp tới vai trò của Tổng thống trong lĩnh vực đối ngoại. Trong những nhân tố cá nhân như cá tính, kinh nghiệm, năng lực, tầm nhìn …, yếu tố đóng vai trị chính, quan trọng nhất là ý chí hành động và khả năng tập hợp lực lượng. Tổng thống được Hiến pháp trao cho quyền lực về đối ngoại, quyền được cung cấp thơng tin nhanh chóng bởi các cơ quan giúp việc nhưng để một chính sách đối ngoại hình thành và được thực hiện trên thực tế phụ thuộc vào ý chí của Tổng thống. Khi có nhãn quan chính trị, có tầm nhìn chiến lược, Tổng thống sẽ tạo ra được một đội ngũ trí thức
đầy tiềm năng làm chức năng cố vấn, giúp Tổng thống hoạch định chính sách đối ngoại sát với thực tiễn.
Bên cạnh đó, vấn đề đời tư của Tổng thống có ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc hoạch định chính sách đối ngoại. Những vấn đề đó sẽ là cơ sở để cho các thế lực chống đối dựa vào để phản đối chính sách đối ngoại hoặc gây khó khăn cho quá trình ra quyết định, đặc biệt là vấn đề đời tư của Tổng thống Bill Clinton.
2.2.2. Sự kiềm chế của Quốc hội
Khi trao cho Tổng thống - người đứng đầu cơ quan hành pháp quyền lực về đối ngoại, các nhà lập hiến cũng lo sợ về sự độc đoán và những hành động vượt quyền của Tổng thống. Nhằm kiềm chế, giám sát hoạt động Tổng thống trên lĩnh vực đối ngoại, Hiến pháp quy định sự chia sẻ quyền lực giữa Tổng thống và Quốc hội. Sự kiềm chế của Quốc hội đối với Tổng thống trong lĩnh đối ngoại thể hiện ở những bình diện sau:
Thứ nhất, theo Hiến pháp Mỹ các Điều ước quốc tế được Tổng thống kí kết chỉ có
hiệu lực khi có “sự nhất trí của hai phần ba số Thượng nghị sĩ có mặt” hay nói cách khác Thượng viện là cơ quan phê chuẩn. Thượng nghị sĩ cũng chuẩn y đại sứ và các quan chức ngoại giao cao cấp khác do Tổng thống đề cử. Quốc hội cũng có quyền kiểm sốt các chi phí hoạt động đối ngoại.
`Thứ hai, Hiến pháp trao cho hai cơ quan này quyền lực về chiến tranh, giữa Tổng
thống và Quốc hội có sự kiềm chế và hợp tác lẫn nhau thông qua hàng loạt các sự kiện như: Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ năm 19643, Nghị quyết về Quyền chiến tranh năm 1973. Tuy nhiên trên thực tế, đạo luật này không được thực hiện, minh chứng đó là chiến dịch “Bão táp sa mạc” và Chiến dịch khơng kích Nam Tư do Tổng thống Bush và Bill Clinton tiến hành.
Như vậy, so với Quốc hội ở nhiều quốc gia khác, Hiến pháp Mỹ cho phép Quốc hội có vai trị quan trọng trong lĩnh vực đối ngoại, có ảnh hưởng trực tiếp đến những quyết định đối ngoại của Tổng thống. Thượng nghị sĩ Jposeph R.Biden - Đảng viên Đảng Dân chủ đã nói “các Tổng thống đều nhận thức được tầm quan trọng của Quốc hội, đây là một đối tác trong việc thực hiện chính sách đối ngoại… Có được sự ủng hộ của Quốc hội, các Tổng thống hiểu
3
Ngày 2/8/1964, hai tàu chiến Maxdox và Joytunner của hải quân Mỹ đã bị hải quân Việt Nam đánh đuổi trong khi đang
hỗ trợ thơng tin cho biệt kích Mỹ xâm nhập vào miền Bắc Việt Nam. Sự kiện trên được Quốc hội Mỹ thông qua bằng Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ và giao cho Tổng thống những quyền sau: tiến hành chiến tranh ở Đông Nam Á bất cứ lúc nào, nơi nào và với bất cứ phương tiện gì mà Tổng thống thấy phù hợp; tiến hành mọi hoạt động quân sự “theo quyết định của Tổng thống”; quyết định thời điểm mà nghị quyết khơng cịn hiệu lực.
rằng họ sẽ tự tin và làm việc có hiệu quả hơn và người Mỹ sẽ ở đằng sau họ”[61]. Hay như lời nhận xét của Thượng nghị sĩ Gordon H. Smith - Đảng viên Đảng Cộng hồ “Một chính sách đối ngoại hữu hiệu địi hỏi sự tham gia liên tục và đích thực của hai phái Quốc hội và Tổng thống… Nếu thiếu những tham gia như vậy, nội dung chính sách đối ngoại Mỹ sẽ bị mang đặc điểm mơ hồ và thiếu nhất quán”[62].
2.2.3. Vấn đề lợi ích quốc gia
Lợi ích quốc gia là lợi ích của một nước trong mối quan hệ quốc tế; là vấn đề cốt lõi của ngoại giao, an ninh và quốc phịng. Chính sách đối ngoại, an ninh và quốc phòng của một nước bao giờ cũng phải đảm bảo duy trì và làm tăng sức mạnh và sức ảnh hưởng của nước đó trên trường quốc tế. Với Mỹ, lợi ích quốc gia là cơ sở để hoạch định chính sách đối ngoại (cụ thể là chiến lược an ninh quốc gia và chiến lược quốc phòng) và ngược lại chính sách đối ngoại phải thúc đẩy lợi ích quốc gia. Như đã biết, Mỹ là một cường quốc có Chiến lược tồn cầu và chiến lược này thay đổi theo thời gian và sức mạnh của Mỹ. Mặt khác, ở Mỹ tồn tại nhiều đảng phái và các tổ chức chính trị; sự đấu tranh tranh gay gắt về quyền lực giữa Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa, giữa Quốc hội và Tổng thống. Do đó, mục tiêu cụ thể trong chính sách tồn cầu của Mỹ thường xuyên thay đổi như: mục tiêu sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất là tìm kiếm, giành giật mở rộng thị trường và gây ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới; mục tiêu trong Chiến tranh Lạnh là đảm bảo an ninh tuyệt đối cho lãnh thổ của Mỹ, ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô và chủ nghĩa xã hội, cạnh tranh với các nước tư bản khác… Tuy nhiên, có một điểm bất biến khơng thay đổi trong lợi ích của Mỹ, dù là chính quyền của Đảng Dân Chủ hay Đảng Cộng Hịa thì lợi ích quốc gia của Mỹ đều phản ánh và phục vụ tham vọng bá chủ thế giới của Mỹ. Mặt khác, lợi ích quốc gia Mỹ được xác định trên một số cơ sở nhất định như: ảnh hưởng của nhóm lợi ích, các đảng phái, các tổ chức chính trị, mơi trường quốc tế do đó lợi ích quốc gia của Mỹ mang tính giai cấp, phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền.
Tổng thống là quan chức duy nhất của Chính phủ được cử tri trong cả nước trực tiếp bầu ra; được Hiến pháp trao cho quyền là người đứng đầu cơ quan Hành pháp, Tổng thống sẽ là người được dư luận thừa nhận là người bảo vệ lợi ích của nước Mỹ. Do đó, trong những vấn đề liên quan đến lợi ích quốc gia, vai trị của Tổng thống trong lĩnh vực đối ngoại tăng lên rất nhiều. Tổng thống có quyền đơn phương khẳng định quyền lực của mình trong những trường hợp đặc biệt nhằm phục vụ hay bảo vệ lợi ích của Mỹ. Nếu hoạt động của Tổng thống
không bảo vệ được lợi ích của quốc gia hoặc đe dọa tới lợi ích của quốc gia thì quyền lực Tổng thống bị hạn chế và bị dư luận lên án.
Như vậy, có thể nói nhân tố lợi ích quốc gia có tính chất hai mặt, có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm quyền lực của Tổng thống hay nói cách khác chi phối lớn đến việc hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của Thống thống trên thực tế.
2.3. Vai trò của Tổng thống Bill Clinton trong việc hoạch định chính sách đối ngoại đối với Việt Nam