ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi pháp tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh (qua so sánh với tiểu thuyết phía tây không có gì lạ của erich maria remarque và tiểu thuyết khói lửa của henri barbusse) (Trang 81)

3.1. Sự di chuyển giữa các điểm nhìn trần thuật

Trong tiểu thuyết, điểm nhìn được hiểu là vị trí người trần thuật quan sát, cảm thụ và miêu tả, đánh giá đối tượng. Hay“Điểm nhìn trần thuật cung cấp một phương diện để người đọc nhìn sâu vào cấu tạo nghệ thuật và nhận ra

đặc điểm phong cách trong đó” [37, tr. 113].

Trước hết, phải nói rằng, Nỗi buồn chiến tranh được xây dựng từ nhiều điểm nhìn trần thuật khác nhau. Đây có thể coi là cách tân lớn của tiểu thuyết Việt Nam sau 1986, cùng với những tiểu thuyết khác. Nếu tiểu thuyết trước kia hầu hết chỉ do một người kể chuyện thuật lại câu chuyện từ đầu đến cuối tác phẩm thì trong Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã cho nhiều nhân vật đồng thời tham gia kể chuyện và số điểm nhìn nghệ thuật của tác phẩm được nâng lên rõ rệt. Mạch kể chuyện của tác phẩm được thực hiện thông qua hai điểm nhìn chính là điểm nhìn từ nhân vật Kiên và điểm nhìn của người kể chuyện. Chính sự đa dạng trong điểm nhìn trần thuật đã khiến tác phẩm có được cái nhìn chiến tranh chân thực, cụ thể hơn.

3.1.1. Nhân vật trần thuật xƣng “tôi” trong Nỗi buồn chiến tranh

Phía tây không có gì lạ.

Đây là phương diện trần thuật mà người trần thuật là người kể chuyện và việc trần thuật được tiến hành từ điểm nhìn của nhân vật “tôi” – người quan sát và có khả năng nhìn thấy được mọi diễn biến của câu chuyện, có khả năng đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật.

Với tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh thì phương thức trần thuật chủ yếu là từ ngôi thứ ba (Kiên hoặc anh), nhưng do kết cấu lồng ghép nên tác giả cũng đã cho chúng ta biết về sự tồn tại liên tục của nhân vật người kể chuyện ở ngôi thứ nhất. Ở đây người kể chuyện gần như đã dấu mình phó mặc diễn biến câu chuyện cho dòng ý thức của nhân vật. Người kể chuyện ngôi thứ

nhất có một sự quan sát tường tận và kể lại câu chuyện một cách trung thực, khách quan. Tất cả mọi câu văn đều được bắt đầu với chủ ngữ là Kiên hoặc anh chứ không phải là “tôi thấy”… Qua đó cho thấy tác giả không muốn bộc lộ thái độ chủ quan của mình.

Mở đầu tác phẩm là đoạn văn miêu tả cảnh rừng mùa mưa của người kể chuyện. Tiếp đó là sự xuất hiện của các nhân vật mà không có sự báo trước hay giới thiệu nào của nhân vật “chỉ có non năm chục cây số từ thung lũng hồ cá sấu ở đông Sa Thầy ngang qua huyện 67… xe đậu lại bên bờ một con suối rộng phủ đầy củi mục. Người lái ngủ trong ca bin, còn Kiên lên thùng xe mắc

võng nằm một mình…”[42;tr.5 – 6]. Trong câu chuyện về cuộc đời người

lính, người kể chuyện đã lặng lẽ quan sát và miêu tả một cách rất rõ nét với một thái độ rõ ràng, khách quan. Đó là cái nhìn của người ngoài cuộc, anh ta đã khẳng định câu chuyện của mình vừa kể là có thật “Tôi đã chép lại hầu như toàn bộ theo đúng cái trình tự tình cờ tôi có được ấy, chỉ lược đi những trang không thể đọc nổi vì mực bị phai, vì viết quá tháu, những trang rõ ràng là trùng lặp, những mẫu thư nói chuyện người thứ ba không thể hiểu nổi hoặc

những mẫu ghi chép linh tinh tối nghĩa.” [42;tr.285]. Đó là những lời chân

thật mà người kể chuyện đã trình bày và còn khẳng định “Không hề có một

chữ nào là của tôi trong bản thảo mới”. Tất cả những hiện thực chiến tranh,

những nỗi buồn tình yêu trong chiến tranh đều có thật, “tôi” không hề thêm hay bớt một chi tiết nào ở đó, mà nhiệm vụ của tôi là “Chỉ xoay xoay vặn vặn

như một người chơi Ru-bic vậy thôi”. Vai trò của người cầm bút ở đây là

“xoay xoay vặn vặn” sắp xếp các bản thảo sao cho hợp lý, để người đọc nhìn

rõ hiện thực ấy như sáu mặt của khối vuông Ru-bic. Và ở đây dường như người kể chuyện đã nhận thấy được sự đồng cảm giữa mình và tác giả

“dường như do sự tình cờ của câu chữ và của bố cục, tôi và tác giả đã ngẫu nhiên trở nên hòa đồng tư tưởng, trở nên rất gần nhau. Thậm chí tôi ngờ rằng

có quen anh trong chiến tranh” [42;tr.285]. Tình cảm của người kể chuyện với nhân vật được bày tỏ một cách nồng nhiệt, gần gũi và hòa đồng với nhau. Phải chăng đó là sự đồng cảm, tri âm của những con người từng đi qua chiến tranh, từng nếm trải những buồn vui, mất mát mà vết thương lòng không bao giờ lành lại được. Góc nhìn của họ trở nên trùng khít, và họ hiểu được nhau bởi anh ta cũng có những ngày như vậy: “Chúng tôi đã gặp nhau trên đường chiến tranh, vào một ngày nào đó. Cùng lê bước trong bụi đỏ và trong bùn

lầy, vai đeo tiểu liên, lưng đeo gùi, chân đi đất…đã cùng chung một số phận,

chia nhau đủ mọi thăng trầm, thắng bại, hạnh phúc đau khổ, mất và còn…”

[42;tr.286]. Đó là những đắng cay, buồn đau mà cả anh và tôi cũng như mọi người lính đều phải nếm trải.

Qua đó chúng ta thấy được qua hai cốt truyện lồng ghép nhưng vẫn tồn tại một điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ nhất. Trong mạch đầu của câu chuyện khi kể về cuộc đời người lính thì người kể chuyện đã dấu mặt, lặng lẽ quan sát và miêu tả nhưng đến mạch chuyện sau thì người kể chuyện đã nhập cuộc cùng với các nhân vật khác của tiểu thuyết.

Đến với Phía Tây không có gì lạ , nhân vâ ̣t chính và cũng là người tường thuâ ̣t câu chuyê ̣n theo ngôi thứ nhất là P aul Baume, mô ̣t người lính Đức trẻ . Ta thấy xuyên suốt câu chuyê ̣n, Remarque thường dùng từ “chúng tôi” để nói lên tình đồng đô ̣i - cái duy nhất mà chiến tranh tạo nên . Những người lính ấy đã trải qua những giây phút câ ̣n kề cái chết cùng nhau nên ho ̣ gắn bó với

nhau, chia sẻ với nha u tất cả những gì ho ̣ có “ Chúng tôi không nói nhiều

nhưng chúng tôi để ý săn sóc nhau từng ly từng tí , thiết tưởng còn hơn cả

những cặp tình nhân. Chúng tôi là hai con người, hai tàn lửa sống nhỏ bé, và

ngoài kia, là đêm tối, là vòng vây của thần chết”[17;tr.40]. Remarque mở đầu

câu chuyê ̣n với viê ̣c nhóm lính bô ̣ binh mừng rỡ được nhâ ̣n khẩu phần gấp đôi vì quân số của đại đội bị thiệt hại mất một nửa (gần 80 người). Và câu chuyện

tiếp tục với những trâ ̣n đánh ác liê ̣t “ Những cơn bão táp của trọng pháo gầm thét ù tai , những tràng súng máy khô khan , nổ giòn giã , những quả đại bác

hạng nhẹ rống rít . Bóng đêm chỉ còn là gầm rống và chớp giật . Sứ c chấn

động của mìn thì thật kinh khủng: chỗ nào có mìn nổ, chỗ đó thành một cái hố

chôn chung. Thật chẳng khác gì ngồi trong một cái nồi hơi âm vang mãnh liê ̣t

mà người ta đập chan chát lên nó khắp ba bề bốn bên”[17, tr.73]. Những trâ ̣n

đánh đó hủy hoa ̣i tinh thần con người mô ̣t cách khủng khiếp “ Đó là một trạng thái căng thẳng chết người , không khác gì lấy một con dao mẻ nạo suốt dọc

tủy xương sống”. Thâ ̣t nghe ̣n ngào khi đo ̣c những đoa ̣n Remarque nói v ề các

tân binh, những chú bé không có chút kinh nghiê ̣m chiến trâ ̣n : “Dù rằng viện

binh đối với chúng tôi là rất cần , nhưng những cậu lính mới chỉ tổ làm bận

chúng tôi hơn là giúp ích chúng tôi ”[17,tr.51], “Sau một trận phá o kích, mấy

chú tân binh nhợt nhạt cả người , nôn thốc nôn tháo”. Những tân binh không

chịu nổi chuyện phải sống lâu dưới hầm chiến hào , họ đòi ra ngoài , bất chấp đa ̣n bo ̣n và cái chết . Lúc đó, phải nệ cho một trận thì họ mới tỉnh ra “ Chúng tôi nghe ̣n ngào khi nhìn thấy chúng nó chồm lên , chạy và ngã xuống . Chúng tôi muốn đánh cho chúng một trận vì chúng nó ngu quá , lại cũng muốn ôm

chúng vào lòng và mang chúng đi khỏi cái nơi không phải là của chúng”.[17;

tr.51]. Như vậy với những kiểu lồng ghép khác nhau, Nỗi buồn chiến tranh

Phía tây không có gì lạ đều làm nổi bật được vai trò của nhân vật chính

trong tác phẩm, tạo cảm giác gần gũi chân thật vì người trần thuật trực tiếp tham gia vào câu chuyện, xuất hiện như một con người thực, hiện hữu trong thế giới mà các nhân vật đang sinh sống hoạt động.

3.1.2. Nhân vật trần thuật xuất hiện ở ngôi thứ ba

Trần thuật ở ngôi thứ ba là kiểu trần thuật người kể chuyện không xuất hiện trực tiếp mà mượn điểm nhìn của nhân vật kể chuyện. Trong Nỗi buồn

tưởng giao điểm nhìn cho nhân vật Kiên (Nỗi buồn chiến tranh ) và Paul Baumer (Phía tây không có gì lạ ). Bảo Ninh đã không nâng đỡ, chấn chỉnh nhân vật mà tự tin để cho nhân vật nhập cuộc với một lập trường độc lập. Qua nhân vật Kiên, cụ thể là qua ý thức và vô thức của anh, người đọc tham gia trực tiếp vào chiến tranh, nhìn thấu những cuộc giết hại tàn sát nhau rất kinh hoàng, chứng thực sự suy tàn, bản năng khát máu của con người. Chiến tranh hiện lên với Kiên thật riêng tư: chiến tranh là những cơn mưa rừng bất tận, những trận đánh ác liệt “máu tung xối, chảy tóe, ồng ộc, nhoe nhoét”… sau trận đánh khốc liệt mà toàn cõi B3 tiểu đoàn 27 độc lập của Kiên bị mất hoàn toàn phiên hiệu chỉ còn anh sống sót. Đọc đến đây , ta như nhớ tới cảm nhâ ̣n của Baume khi nói về chiến tranh “ Chiến tranh như những con sông đã cuốn chúng tôi theo dòng của nó . Với những người nhiều tuổi hơn , chiến tranh chỉ là một sự gián đoạn.Họ có thể nghĩ đến một cái gì vượt ra ngoài phạm vi của nó. Nhưng chúng tôi , chúng tôi đã bị chiến tranh tóm lấy , và không biết về

sau ra làm sao nữa.”[ 17;tr.33]. Đó là “một cuộc chiến tranh chưa từng được

biết tới, như thể đó là cuộc chiến tranh của riêng anh”. Kiên là một con

người riêng biệt, một cái tôi cá nhân duy nhất giữa rừng người trong cuộc chiến. Kiên thuộc loại người mà chính anh gọi là “không tài nào nhấc chân ra khỏi miệng hố chiến tranh, loại người bị những ký ức quá kinh khủng đè

bẹp và làm cho suy đốn” [42;tr.174]. Bởi vậy mà mọi ký ức trong chiến tranh

luôn ám ảnh tâm hồn Kiên không cho anh trở về với thực tại. Kiên còn nhớ rất rõ gương mặt ảo não và giọng thảm thiết của Can – người đồng đội đáng thương hơn là đáng giận. Chỉ có Kiên mới hiểu được những nỗi lòng của Can, nhìn thấy xác Can mà ai cũng ghê tởm, thậm chí còn khinh bỉ. Chỉ mình Kiên là âm thầm đau đớn và thương bạn, day dứt với câu nói của Can “Tôi không

sợ chết, nhưng cứ bắn mãi, giết mãi thế này thì chết hoại tình người”. Hình

nở “chỉ riêng Kiên là không sao gột hẳn được Can khỏi tâm trí. Đêm đêm anh

nghe thấy Can trở về thì thào ngay bên võng” [42;tr.26]. Đó là tình người, là

tấm lòng thấu hiểu của Kiên với đồng đội mình, anh đã luôn lo lắng một điều gì cho đồng đội mình khi nghĩ về giấc mơ của Can, hình ảnh của Can.

Kiên nhìn chiến tranh bằng đôi mắt của người lính trực tiếp ở chiến trường nên hơn ai hết anh thấy được cả phần khốc liệt đau thương, bi thảm rùng rợn của những trận chiến ác liệt với những xác chết ngập đầy “trên mặt nước lềnh bềnh xác người sấp ngửa, xác muông thú cháy thui, trương sình…”

[42;tr.7]. Với mười năm trên chiến trường, anh đã chứng kiến tất cả những mất mát đau thương và cả những niềm vui chiến thắng. Nhưng điều làm Kiên đau đớn nhất đó là anh đã nhìn thấy cái chết nhiều hơn cả sự sống, anh không chỉ quan sát mà còn nếm trải những nỗi đau đó. Đúng là hình ảnh lúc Thịnh “con” bắn chết một con vượn rất to nhưng lúc ngã nó ra cạo sạch thì “con vật hiện nguyên hình một mụ đàn bà béo xệ, da sùi lở nửa xám nửa trắng hếu,

cặp mắt trợn ngược”, tất cả đều kinh hãi và “thất kinh rú lên, ù té quảng tiệt

nồi niêu dao thớt”. Dù đã có lúc họ cũng tự tay giết bao nhiêu là con người

nhưng đó là vì mạng sống của chính mình mà họ phải nổ súng vào kẻ thù. Nhưng còn gì đau đớn hơn khi họ đã vô tình giết chết một đồng loại của mình, một người rừng khốn khổ. Chiến tranh đã đẩy cuộc sống con người đến những tột cùng của đau khổ, lầm lẫn phi nhân tính.

Ở Phía tây không có gì lạ , tác giả đã thâ ̣t tài tình khi để cho nhân vâ ̣t

chính bộc lộ tấn bi kịch đau đớn , những giằng xé tâm hồn, những bất ổn bên trong tâm khảm trong quãng thời gian về phép của Baumer. Sự la ̣ lẫm trên chính ngôi nhà quen thuộc của mình , lạ lẫm với chính người thân của mình đã khiên Baumer cảm thấy hoảng sợ, anh vừa thèm muốn được như họ, lại vừa khinh bỉ họ. Và anh quyết định: “Không bao giờ tôi nên về phép nữa.”. Khi quyết định như thế, anh bình thản trở lại với các bạn nơi chiến tuyến tiếp tục

chiến đấu cho đến lúc anh là người cuối cùng trong số bảy người ra đi của lớp học mình. “Năm, tháng cứ việc đến. Tôi sẽ chẳng mất gì cả, mà thời gian cũng chẳng có thể lấy được gì của tôi nữa. Tôi chỉ có một thân, một mình, chẳng còn mảy may hy vọng điều gì nữa, nên tôi có thể chờ đón thời gian mà

không hề sợ hãi.”[17;tr.284]. Và cái chết với gương mặt bình yên của anh như

một sự lựa chọn của kết thúc, khép lại quãng thời gian đâu khổ cả về thể xác lẫn tâm hồn.

Còn trong Nỗi buồn chiến tranh , tác giả lại không chọn cái chết làm điểm kết thúc của nhân vâ ̣t chính , mà để nhân vật là người xuyên suốt cuốn truyê ̣n. Khi chiến tranh đã qua, trở về với cuộc sống đời thường, Kiên không thể nào quên được quá khứ của mình, đặc biệt là những người đồng đội của anh – những con người đã hy sinh cho anh được sống sót. Anh mơ thấy Thịnh “con”, mơ thấy Hòa – cô giao liên xinh tươi, dũng cảm. và anh vô cùng đau đớn khi thấy hình ảnh Hòa gục ngã giữa trảng cỏ và đằng sau bọn Mĩ xô tới, vây xám lại trần trùng trục. Kiên đã nghĩ chính nhờ sự hy sinh của Hòa cùng biết bao đồng đội thân yêu ruột thịt, vô số và vô danh, những người lính thường, những liệt sĩ của lòng nhân đã làm cho đất nước này tươi đẹp hơn và làm nên vẻ đẹp tinh thần cho cuộc kháng chiến.

Ngay trong khi hòa bình sắp đến nhưng Kiên vẫn nhói lên trong tim một nỗi buồn và anh đột nhiên thấy tràn ngập trong cảm giác cô đơn trơ trọi. Nhìn thấy bên cạnh những niềm vui hân hoan là những xác người chết nằm la liệt. Những con người đáng sống thì đã nằm xuống cả, họ không hưởng được niềm vui chiến thắng. Trước những cảnh tượng ấy trong anh đã dậy lên một cảm giác đau đớn hãi hùng, đặc biệt khi thấy cảnh một đồng đội đã không chút nương tay khi lôi xác cô gái xuống bậc tam cấp, tóc tai xõa tung, gáy và sọ xác chết nảy bình bịch như trái banh. Bởi vậy khi được sống trong hòa bình thì lòng Kiên vẫn nặng trĩu một nỗi buồn, một nỗi đau của một con người

từng trải, từng chứng kiến. Anh không thể nào chịu nổi “mỗi khi được nge người ta kể hoặc được xem phim, được thấy cảnh ngày 30 tháng Tư ở Sài Gòn trên màn hình ảnh: cười reo, cờ hoa, bộ đội, nhân dân, nườm nượp,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi pháp tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh (qua so sánh với tiểu thuyết phía tây không có gì lạ của erich maria remarque và tiểu thuyết khói lửa của henri barbusse) (Trang 81)