Chƣơng 1 : TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC NHÀ BÁO
2.2.2.2. Nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục đạo đức và trách nhiệm
nhiệm của nhà báo trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội đối với người làm công tác quản lý, cơ sở đào tạo và sinh viên.
Tại Đại hội lần thứ hai Hội nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Báo chí của chúng ta không phải để cho một số ít người xem, mà để phục vụ nhân dân, để tuyên truyền giải thích đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ, cho nên phải có tính chất quần chúng và tinh thần chiến đấu. Báo chí cách mạng phải làm tốt nhiệm vụ cầu nối giữa Đảng, Nhà nƣớc với nhân dân. Báo chí là kênh thông tin hai chiều để đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc đƣợc nhận thức và thực hiện bởi nhân dân và những tâm tƣ nguyện vọng của nhân dân về những gì còn bất cập của cơ chế, chính sách đƣợc phản hồi lại để đƣợc điều chỉnh cho ngày càng phù hợp hơn. Báo chí góp phần đắc lực vào việc thúc đẩy sự phát triển xã hội, góp phần quản lý xã hội, quản lý đất nƣớc bằng thông tin kịp thời về các mặt của đời sống xã hội. Trên lĩnh vực này, báo chí có sức mạnh đặc biệt to lớn. Báo chí đã và đang tham gia vào quá trình hoạch định và hoàn thiện các chính sách kinh tế - xã hội. Trong tƣơng lai, vai trò này sẽ ngày càng lớn hơn do những đòi hỏi khách quan của sự phát triển. Chúng ta có thể thấy rằng, báo chí có vai trò to lớn và ảnh hƣởng sâu rộng trong đời sống xã hội. Sau Lập pháp, Hành pháp và Tƣ pháp, báo chí đƣợc xem là cơ quan quyền lực thứ tƣ. Khi nền kinh tế càng phát triển thì báo chí cũng không ngừng đổi mới, năng động và sáng tạo hơn trong tác nghiệp. Báo chí nƣớc ta ngày càng bám sát đời sống xã hội, thông tin nhanh chóng các tin tức sự kiện, đƣờng lối chính sách của Đảng và Chính phủ tới quần chúng, góp phần củng cố, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhân loại đang sống trong thời kỳ báo chí và thông tin phát triển nhanh chƣa từng có; công nghệ thông tin với kỹ thuật hiện đại đã tạo điều kiện cho hoạt động báo chí đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của xã hội. Thông tin vô
cùng phong phú, đa dạng, nhanh chóng, và đi kèm theo đó là vấn đề phức tạp về kiểm soát, quản lý nội dung. Cùng với báo in, báo nói, báo hình thì mạng Internet đã bao phủ toàn cầu, làm thay đổi tƣ duy trong hoạt động báo chí truyền thống. Từ đó, sự cạnh tranh trong thông tin cũng trở nên gay gắt hơn. Thời gian gần đây những phát sinh tiêu cực trên một số loại hình báo chí và những bất cập trong quản lý đã làm cho những ngƣời có trách nhiệm thật sự quan tâm và đặt ra nhiều vấn đề cần đƣợc giải đáp. Vì thế, ngƣời làm báo phải nắm vững tính đảng trong hoạt động báo chí. Báo chí của chúng ta là báo chí cách mạng, hoạt động báo chí chịu sự lãnh đạo và định hƣớng của Đảng, sự quản lý của Nhà nƣớc, thực hiện đúng tôn chỉ mục đích, có nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc đến với nhân dân; phản ánh tâm tƣ, nguyện vọng của nhân dân, làm cầu nối giữa Đảng, Nhà nƣớc với nhân dân. Từ đó, cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc rằng, báo chí phải phục tùng sự lãnh đạo và quản lý đó, hƣớng vào phục vụ lợi ích chung của Đảng và nhân dân, không vì lợi ích nào khác. Không mơ hồ, nhập nhằng với quan điểm báo chí tƣ sản, mà luôn khẳng định một cách rõ ràng quan điểm của Đảng đối với báo chí. Thông tin trên báo chí là thông tin có chủ đích, có định hƣớng và mục tiêu rõ ràng. Vì vậy, công tác quản lý báo chí luôn đƣợc xem trọng và phải làm thƣờng xuyên.
Bên cạnh công tác quản lý, ngƣời làm báo cần nhận thức sâu sắc về vấn đề chất lƣợng thông tin và sự tác động của nó trong đời sống xã hội. Vấn đề này đã có nhiều ý kiến với mong muốn đƣợc các cơ quan báo chí quan tâm. Cũng nhƣ các loại sản phẩm khác, sản phẩm thông tin cần phải có chất lƣợng. Vì có nhƣ vậy thì ngƣời tiêu dùng mới ƣa chuộng. Vậy, thế nào là thông tin có chất lƣợng? Thông tin có chất lƣợng đƣợc hiểu nôm na là thông tin phản ánh đúng sự thật, đúng lúc, đúng yêu cầu, có tính giáo dục tƣ tƣởng và có văn hóa. Thông tin là nhu cầu thiết yếu của sự tồn tại và phát triển diễn ra thƣờng
xuyên liên tục trong đời sống xã hội. Nhƣng không phải thông tin nào cũng cần đến mà ngƣời ta cần những thông tin có liên quan thiết thân với đời sống của họ. Đối với từng giới, từng nhóm ngƣời hay từng cộng đồng dân cƣ sẽ có nhu cầu thông tin khác nhau. Vì vậy, tin tức đƣa lên báo, đài phải đƣợc chọn lọc trên cơ sở nhu cầu khác nhau đó. Mặt khác, đời sống xã hội có sự vận động biến đổi, báo chí phải đi sát thực tế, phản ánh đƣợc hơi thở của cuộc sống, tâm tƣ, nguyện vọng của ngƣời dân. Khi thông tin đúng sự thật, đúng lúc, đúng yêu cầu... sẽ tạo đƣợc sức hấp dẫn với ngƣời đọc. Mức độ hấp dẫn của báo chí không chỉ ở mức độ hài lòng, thỏa mãn của số đông ngƣời đọc, ngƣời xem đối với nội dung đƣợc phản ánh, mà còn tác động làm chuyển biến vấn đề mà báo chí phản ánh.
Cùng với nâng cao chất lƣợng thông tin, trách nhiệm xã hội của nhà báo là vấn đề phải đƣợc nhận thức đầy đủ, thấu đáo. Khi đặt vấn đề trách nhiệm của nhà báo, nhiều ngƣời đồng tình quan điểm nhà báo trƣớc hết phải có trách nhiệm đối với đời sống chính trị - kinh tế - xã hội. Trong nghề báo, thông tin đƣợc hiểu nhƣ là một của cải xã hội chứ không phải là một sản phẩm thông thƣờng. Do đó, nhà báo không chỉ chịu trách nhiệm trƣớc cơ quan quản lý, xét cho cùng còn chịu trách nhiệm trƣớc toàn bộ công chúng với những lợi ích xã hội đa dạng. Vì thế, thông tin báo chí có tính xã hội cao, đáp ứng đa dạng sự quan tâm, sở thích và nhu cầu, tác động cùng lúc tới nhiều tầng lớp nhân dân. Vì thế, sức ảnh hƣởng của nó tới toàn xã hội trên tất cả các lĩnh vực là vô cùng lớn. Từ đó mà báo chí giống nhƣ một thứ quyền lực có tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và hành động của con ngƣời trong xã hội, điều này xét đến cùng là ở sự nhận thức và trách nhiệm của ngƣời làm báo.
Những mặt tồn tại trong hoạt động báo chí trong thời gian qua còn chậm đƣợc khắc phục, tạo nên những bức xúc trong dƣ luận xã hội, ảnh hƣởng đến uy tín của giới báo chí. Xu hƣớng xa rời tôn chỉ, mục đích, không
ít ấn phẩm phụ của báo in, báo điện tử và chuyên trang của báo điện tử đăng tải nhiều thông tin tiêu cực, giật gân, câu khách, gây phản cảm trong công chúng. Một số cơ quan báo chí đăng, phát các thông tin nhạy cảm về chính trị, đối ngoại, an ninh, quốc phòng, tác động tiêu cực đến dƣ luận xã hội, làm phƣơng hại đến lợi ích đất nƣớc. Những thông tin sai sự thật do tiếp nhận thông tin, đơn, thƣ khiếu nại, tố cáo hoặc khai thác thông tin từ truyền thông xã hội nhƣng bỏ qua khâu thẩm định, xác minh dẫn đến xâm phạm lợi ích, quyền bí mật của các tổ chức và cá nhân ảnh hƣởng tiêu cực đến uy tín tổ chức, danh dự cá nhân. Nhiều bài viết trên các trang báo, thông tin điện tử chỉ tập trung phản ánh những tiêu cực, mặt trái xã hội ở mức độ đƣa tin, không thể hiện quan điểm phê phán, đấu tranh. Hoạt động liên kết trong truyền hình và báo điện tử có xu hƣớng gia tăng, nhƣng chỉ tập trung vào những nội dung mang tính thƣơng mại; không ít chƣơng trình có hình ảnh, lời thoại phản cảm; cách tiếp cận vấn đề, sự kiện không phù hợp, thiếu tính nhân văn và sức thuyết phục gây bức xúc trong xã hội. Từ đó, việc xem xét thấu đáo và tìm ra giải pháp là một trong những yếu tố góp phần quan trọng, quyết định đến việc nâng cao nhận thức về vai trò của báo chí trong đời sống xã hội để từ đó, phát huy vai trò, phẩm chất chính trị, đạo đức và trách nhiệm xã hội của những ngƣời làm báo.
Với sức mạnh của báo chí – quyền lực thứ tƣ thì vai trò và đạo đức của nhà báo là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp, quyết định đến dƣ luận xã hội và có thể thay đổi hiện thực xã hội theo chiều hƣớng tích cực hoặc tiêu cực. Điều này phụ thuộc vào trách nhiệm, trình độ, lập trƣờng quan điểm chính trị và đạo đức nhà báo. Từ đó, việc giáo dục các phẩm chất của nhà báo chân chính cần đặc biệt coi trọng và tiến hành thƣờng xuyên, liên tục và ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trƣờng. Vì vậy, việc nâng cao tính tƣ tƣởng, tính chính trị trong sinh viên ngành Báo chí không chỉ góp phần nâng cao chất lƣợng đội ngũ
tuyên truyền, mà còn góp phần vào sự ổn định xã hội, đấu tranh ngăn chặn những tƣ tƣởng sai trái góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, ổn định và phồn vinh. Nhƣ vậy, khi đƣa thông tin lên báo chí, nhà báo phải có đầy đủ ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp và phải có bản lĩnh chính trị của ngƣời làm báo. Muốn có đƣợc những phẩm chất ấy, nhà báo phải kỳ công học tập, rèn luyện không ngừng trên cơ sở lý luận nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, khoa học xã hội... cộng với thực tiễn của quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình.
Nâng cao nhận thức về vai trò trách nhiệm của nhà báo đối trong đời sống xã hội cũng là một bộ phận của công tác tƣ tƣởng chính trị trong nhà trƣờng và thể hiện ở một số phƣơng diện nhƣ: kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin - nền tảng tƣ tƣởng của Đảng ta; việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và nghĩa vụ của sinh viên với nhà trƣờng. Việc phân tích làm rõ những diễn biến phức tạp cũng nhƣ những vấn đề phát sinh trong kinh tế thị trƣờng, trong lĩnh vực báo chí, tuyên truyền là một trong những giải pháp trực tiếp để nâng cao nhận về vai trò cũng nhƣ sự tác động của báo chí và các hệ quả của nó đối với đời sống. Bởi vậy, nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành Báo chí, của ngƣời quản lý cũng nhƣ cơ sở đào tạo là hết sức cần thiết, trƣớc hết cần khắc phục thái độ, tâm lý coi nhẹ, xem thƣờng các học phần lý luận chính trị, đạo đức và các học phần liên quan đến giáo dục đạo đức, tƣ tƣởng của một bộ cán bộ quản lý và cơ sở đào tạo. Việc giáo dục cho sinh viên có nhận thức, thái độ học tập đúng đắn thể hiện ở sự cố gắng học tập, coi việc học tập rèn luyện đạo đức cần đƣợc ƣu tiên hàng đầu là một trong những nội dung quan trọng nhất đối với giảng viên và cơ sở đào tạo. Nhờ đó, sinh viên hiểu đúng vị trí, vai trò của đạo đức là một bộ phận không thể thiếu trong mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trƣờng xã hội chủ nghĩa, nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa giáo dục đạo đức với yêu cầu giáo dục chuyên môn góp phần đào tạo sinh viên ngành Báo chí toàn diện. Cùng với
đó, các cơ sở đào tạo cần đánh giá đúng về mối quan hệ chặt chẽ giữa các môn học giáo dục đạo đức, tƣ tƣởng với các môn học chuyên ngành để phối hợp giảng dạy và có phƣơng pháp phù hợp trong quá trình đào tạo. Đồng thời, cần kết hợp giữa giảng viên lý luận với giảng viên bộ môn để có sự đấu tranh phê phán thái độ thờ ơ chính trị, coi thƣờng lý luận, mơ hồ về niềm tin, lý tƣởng trong một bộ phận sinh viên. Có nhƣ vậy, chúng ta mới khắc phục đƣợc những quan niệm và thái độ coi trọng chuyên môn, nghiệp vụ, coi nhẹ giáo dục lý luận chính trị và rèn luyện tƣ tƣởng đạo đức, lối sống của những ngƣời làm báo.
Một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng nữa trong việc nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành Báo chí là phát huy vai trò của các cấp ủy Đảng cũng nhƣ Ban giám hiệu và lãnh đạo các khoa. Việc tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của Đảng bộ và Ban giám hiệu đối với công tác giáo dục đạo đức thông qua các nghị quyết của Đảng ủy nhà trƣờng, qua nội dung sinh hoạt thƣờng kỳ của chi bộ quán triệt các quan điểm, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc và vai trò của báo chí trong đời sống chính trị - kinh tế - xã hội giúp sinh viên nhận thức đúng đắn các quan điểm chính trị và sự tác động của báo chí trong đời sống xã hội. Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức về trách nhiệm của nhà báo trong việc tuyên truyền, định hƣớng dƣ luận xã hội và nhƣ vậy chính là xác định đƣợc tầm quan trọng của công tác chính trị, tƣ tƣởng đối với nhà báo trong tƣơng lai. Mặt khác, Phòng công tác sinh viên và Thanh tra giáo dục nhà trƣờng cần kết hợp với bộ môn khoa học lý luận - với tƣ cách là lực lƣợng chủ công trong giáo dục lý luận chính trị và giáo dục tƣ tƣởng chính trị đạo đức cho sinh viên cần đƣợc các cấp uỷ Đảng và Ban giám hiệu nhà trƣờng tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để nâng cao hiệu quả phối hợp. Đồng thời, tạo môi trƣờng thuận lợi cho sinh viên học tập, rèn luyện, trải nghiệm thực tiễn qua các hoạt
động phong trào, các câu lạc bộ chuyên môn. Đảng bộ và Ban giám hiệu nhà trƣờng cần tiếp tục quan tâm đến việc nắm bắt tình hình diễn biến tƣ tƣởng, xây dựng môi trƣờng văn hoá phục vụ công tác tƣ tƣởng, chính trị trong nhà trƣờng. Bên cạnh đó, nghị quyết, các chƣơng trình hành động và công tác của các đoàn thể cần chú ý đến nhiệm vụ giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho sinh viên ngành Báo chí.