Xây dựng học phần bắt buộc có tính đặc thù, gắn với yêu cầu nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về đạo đức nhà báo và vận dụng vào giáo dục sinh viên ngành báo chí ở việt nam hiện nay (Trang 90 - 107)

Chƣơng 1 : TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC NHÀ BÁO

2.2.2.4. Xây dựng học phần bắt buộc có tính đặc thù, gắn với yêu cầu nhiệm

nhiệm vụ của ngề báo

Sinh viên là tầng lớp xã hội đặc biệt vừa mang đặc điểm của tầng lớp trí thức vừa mang đặc điểm của tầng lớp thanh niên. Họ chủ yếu là học sinh vừa tốt nghiệp phổ thông trung học, ở độ tuổi sau 18 và đang ở giai đoạn tiếp tục phát triển, hoàn thiện và trƣởng thành toàn diện. Điểm tích cực trong lứa tuổi sinh viên là giàu ƣớc mơ hoài bão, có lý tƣởng, năng động, sáng tạo, nhiệt tình, có trách nhiệm xã hội khi đƣợc khơi dậy. Là thời kỳ dồi dào thể lực, trí tuệ, thích tìm tòi cái mới, là lứa tuổi phát triển tình cảm phong phú nhƣng dễ thay đổi cảm xúc. Điểm hạn chế của sinh viên nói chung là ít trải qua thực tiễn, lao động sản xuất, chiến đấu...cho nên ở họ còn thể hiện rõ sự thiếu vốn sống, sự trải nghiệm cuộc đời biểu hiện nhƣ: bồng bột, chủ quan, dễ hoang mang, dao động khi gặp khó khăn, tiếp thu thông tin ít chọn lọc hƣớng tới các giá trị mới hiện đại, ít quan tâm truyền thống.... Từ khi nƣớc ta thực hiện công cuộc đổi mới, sinh viên có xu hƣớng chú trọng về chuyên môn và xem nhẹ mặt phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống. Một bộ phận sinh viên nhận thức và định hƣớng chính trị - xã hội còn mờ nhạt, niềm tin chƣa vững chắc, ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm công dân chƣa cao. Nhìn nhận con ngƣời và các hiện tƣợng xã hội một cách siêu hình đôi khi có tính cực đoan. Về cơ bản, sinh viên tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội và công cuộc đổi mới đất nƣớc, khát vọng tự khẳng định mình, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, nhiệt tình hăng hái trƣớc những khó khăn, thử thách trong học tập và cuộc sống.

Nghề báo đòi hỏi có những phẩm chất mang yếu tố riêng biệt, cá tính nhƣ: sự mạnh mẽ, sức khỏe, sự quyết đoán, lòng dũng cảm, bản lĩnh dám chịu trách nhiệm, nhạy bén…Do đó, sinh viên chọn ngành Báo chí là những ngƣời dễ cảm nhận về các vấn đề của cuộc sống. Đây cũng chính là điều ảnh hƣởng

đến tƣ tƣởng sinh viên lớn nhất trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa – khi mà lợi nhuận và giá trị kinh tế đƣợc đề cao. Hơn nữa, trong điều kiện thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, âm mƣu “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc thông qua các công cụ khác nhau đã tác động mạnh mẽ đến tình cảm, tâm lý, lập trƣờng, quan điểm, lý tƣởng của sinh viên. Với những đặc điểm này, nếu sinh viên ngành Báo chí không đƣợc định hƣớng đúng đắn, sẽ không thể phát huy những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc, truyền thống của các thế hệ đi trƣớc để tiếp tục xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa mà mục tiêu cuối cùng là giải phóng con ngƣời. Việc không đánh giá đúng mức và tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức, không coi trọng giáo dục văn hoá lối sống mà chỉ quan tâm chú trọng vào việc đào tạo chuyên môn sẽ thiếu cân bằng giữa dạy nghề và dạy ngƣời.

Trong xu thế phát triển chung của báo chí, đội ngũ sinh viên ngành Báo chí ngày càng lớn mạnh cả về số lƣợng và chất lƣợng. Trong bối cảnh hiện nay, việc tu dƣỡng đạo đức cách mạng,lập trƣờng chính trị trở thành một yêu cầu không thể thiếu trong công tác đào tạo báo chí. Tại Đại hội lần thứ III, Hội nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh - ngƣời sáng lập nền Báo chí cách mạng Việt Nam đã nhấn mạnh cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ. Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dƣỡng đạo đức cách mạng. Lời dạy của Ngƣời khẳng định một chân lý rằng, muốn làm tốt sứ mệnh của ngƣời chiến sĩ cầm bút trên mặt trận tƣ tƣởng - văn hóa của Đảng, bên cạnh tri thức, kinh nghiệm, năng lực nghề nghiệp,… mỗi nhà báo phải thấm nhuần đạo đức cách mạng. Đó là “cái gốc”, cái không thể thiếu trong hành trang nghề nghiệp của ngƣời làm báo cách mạng. Chỉ nhƣ vậy, họ mới vững bƣớc trên con đƣờng tƣởng chừng dễ dàng, nhƣng đầy chông gai, khắc nghiệt.

Thấm nhuần và thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi nhà báo, mỗi sinh viên và các cơ sở đào tạo báo chí đều ra sức thực hiện, học tập theo tấm gƣơng đạo đức của Ngƣời. Vận dụng các môn giáo dục đạo đức, tƣ tƣởng mà trực tiếp là môn tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và đạo đức nhà báo, các cơ sở đào tạo sinh viên báo chí đã xây dựng nhiều chuyên đề chuyên sâu cũng nhƣ đẩy mạnh các cuộc thi tìm hiểu, kể chuyện về tấm gƣơng đạo đức của Ngƣời. Tuy nhiên, trƣớc những khó khăn của cuộc sống, sự tác động bởi mặt trái kinh tế thị trƣờng và sự chống phá quyết liệt bằng âm mƣu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, trong đó có âm mƣu lợi dụng thanh niên, sinh viên, đặc biệt là sinh viên ngành Báo chí có biểu hiện suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống, thiếu bản lĩnh trƣớc cám dỗ của lợi ích vật chất, giảm sút ý chí tu dƣỡng, rèn luyện dẫn đến vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm Luật Báo chí và các quy định của nhà trƣờng. Do đó, bồi dƣỡng đạo đức cách mạng đối với sinh viên nói chung, sinh viên ngành Báo chí nói riêng là một vấn đề hết sức có ý nghĩa và đƣợc đƣợc tiến hành một cách thƣờng xuyên, đồng bộ, chú trọng kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục với tự giáo dục, giữa đào tạo với bồi dƣỡng, rèn luyện trong cuộc sống hằng ngày thông qua học tập, nhất là thông qua các môn học giáo dục đạo đức, tƣ tƣởng và đặc biệt là lồng ghép đƣợc tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đạo đức nhà báo vào chƣơng trình đào tạo đặc thù cho các cơ sở đào tạo báo chí.

Để thực hiện thắng lợi lục tiêu cách mạng nƣớc ta trong thời kỳ mới, giáo dục đào tạo cần tiếp tục đƣợc quan tâm, và rằng giáo dục đào tạo là “quốc sách hàng đầu” phải đƣợc cụ thể hóa chứ không chỉ dừng ở chủ trƣơng hoặc triển khai thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán. Nghị quyết Trung ƣơng 2 Khóa VIII của Đảng và Hội nghị Trung ƣơng 8 Khóa XI là những chủ trƣơng quan trọng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo góp phần tạo ra đội ngũ nhân lực chất lƣợng cao, giàu về đạo đức, mạnh về tƣ tƣởng chính trị,

phát huy tiềm năng và phẩm chất con ngƣời Việt Nam cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Đây là một chủ trƣơng cũng nhƣ tƣ tƣởng chỉ đạo đúng đắn, kịp thời nhằm khắc phục những yếu kém của hệ thống giáo dục, mở ra hƣớng đi mới cho sự nghiệp giáo dục toàn diện. Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ƣơng Khóa IX của Đảng đã khẳng định: Nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, trƣớc hết là chất lƣợng giáo dục chính trị, lý tƣởng, đạo đức lối sống, đặc biệt ở bậc cao đẳng, đại học phải đƣợc coi trọng. Giáo dục đào tạo phải gắn liền dạy chữ với dạy nghề, trong đó dạy ngƣời là mục đích cao nhất. Coi trọng trí tuệ tài năng, lấy đạo đức làm gốc, tất yếu phải nâng cao chất lƣợng dạy và học lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣỏng Hồ Chí Minh ở các trƣờng đại học, cao đẳng. Công tác giảng dạy, học tập các học phần lý luận chính trị là một nội dung của giáo dục con ngƣời xã hội chủ nghĩa, cùng với các môn học chuyên ngành, các lĩnh vực giáo dục khác phải cần thiết xây dựng các học phần gắn với đặc thù của báo chí trong đó đề cao đến các yếu tố tính tƣ tƣởng, giai cấp, tính đảng, tính chiến đấu, tính quần chúng và đặc biệt lƣu ý đến việc sức mạnh của báo chí trong đời sống xã hội để ngƣời học ý thức đƣợc vai trò, trách nhiệm của mình trong dời sống xã hội. Thực hiện tốt việc xây dựng các học phần đặc thù cũng chính là góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả giáo dục và đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài. Tại Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ƣơng khoá IX về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tƣ tƣởng, lý luận trong tình hình mới tiếp tục nhấn mạnh về ý nghĩa của việc dạy và học lý luận cũng nhƣ đạo đức trong giáo dục khi khẳng định cần phải “đổi mới mạnh mẽ chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp dạy và học lý luận, coi trọng chất lƣợng và tính hiệu quả”, phải “đề cao và coi trọng giáo dục đạo đức công dân đặc biệt là trong các trƣờng học, trong thanh thiếu niên”. Quan điểm này một lần nữa khẳng định tầm

quan trọng và ý nghĩa của việc giáo dục lý luận chính trị cũng nhƣ đạo đức trong việc phát triển toàn diện con ngƣời.

Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục lý luận chính trị tạo nên sự thống nhất cao hơn nữa trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân đó là nhiệm vụ của công tác lý luận trong tình hình mới của Đảng ta. Trong những năm gần đây, nhiều đề án và các quyết định của Đảng, Nhà nƣớc liên quan đến công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng cho sinh viên. Đặc biệt, Quyết định 494/QĐ-TTg năm 2002 về việc phê duyệt đề án "Một số biện pháp nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giảng dạy, học tập các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong các trƣờng đại học, cao đẳng" đã thể hiện tính nhất quán của Đảng, Nhà nƣớc, sự quan tâm cũng nhƣ vai trò quan trọng của công tác giáo dục đạo đức, lý tƣởng cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay. Đây là cơ sở chỉ đạo để việc giảng dạy, học tập các môn học lý luận chính trị, các học phần đạo đức nhà báo ngày càng đƣợc nâng cao.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Để hình thành và phát triển nhân cách thì việc hình thành, phát triển các phẩm chất đạo đức phù hợp với chuẩn mực và yêu cầu của xã hội là vấn đề mang tính cốt lõi, cơ bản. Đạo đức, đặc biệt là đạo đức cách mạng “không phải từ trên trời rơi xuống” mà chỉ đƣợc hình thành thông qua quá trình giáo dục đạo đức. Có thể khẳng định giáo dục đạo đức cho sinh viên là một yếu tố quan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục. Giáo dục đạo đức cho sinh viên là một quá trình lâu dài, khó khăn và phức tạp không nhƣ việc truyền thụ tri thức văn hóa, kỹ năng kỹ xảo và đòi hỏi phải có sự tham gia của toàn xã hội. Trong đó, nhà trƣờng là nòng cốt, đóng vai trò trung tâm của quá trình giáo dục. Vì vậy, nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh luôn là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của các cơ sở đào tạo, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo trong những năm vừa qua.

Sự phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta trong những năm vừa qua đã tác động đến đời sống xã hội nói chung và sinh viên nói riêng trên cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực. Sự tác động theo chiều hƣớng tiêu cực đã làm xói mòn nhiều giá trị có tính truyền thống và có xu hƣớng đi ngƣợc lại với truyền thống và đạo lý của con ngƣời Việt Nam. Trong đó, tƣ tƣởng hƣởng thụ không chịu phấn đấu, rèn luyện đạo đức, chạy theo lối sống thực dụng trong đó có một bộ phận sinh viên, thanh niên là một trong những nguyên dân dẫn đến sự xuống cấp đạo xã hội trong thời gian vừa qua. Trƣớc thực trạng đó, cần có những giải pháp đúng đắn góp phần hạn chế mặt tiêu cực, phát huy những mặt tích cực trong đời sống tinh thần của xã hội. Vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đạo đức nói chung, đạo đức nghề báo nói riêng giáo dục cho thanh niên, sinh viên ngành Báo chí góp phần phát triển toàn diện cả đức và tài, trong đó đạo đức là gốc trong sinh viên là một trong

những nội dung quan trọng trong công tác giáo dục – đào tạo trong giai đoạn hiện nay.

Để thực hiện đƣợc mục tiêu giáo dục – đào tạo đội ngũ những ngƣời làm báo trong tƣơng lai một cách toàn diện cần thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp nhằm phát huy tốt nhất giá trị đạo đức truyền thống, đạo đức cách mạng và đạo đức nghề báo theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Việc giáo dục – đào tạo những sinh viên vừa “hồng” vừa “chuyên”, có hoài bão lập thân lập nghiệp, vì hạnh phúc của bản thân, vì sự phồn vinh của đất nƣớc, của dân tộc là công việc hệ trọng, lâu dài, đòi hỏi sự quan tâm và tham gia tích cực của gia đình, nhà trƣờng, xã hội, trong đó quan trọng hơn cả là ở các trƣờng đại học, cao đẳng. Đó là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự hình thành nhân cách ở sinh viên. Nó là nơi trực tiếp giáo dục con ngƣời, làm cho nhân cách con ngƣời ngày càng phát triển hoàn thiện. Giúp cho xã hội tƣơng lai sẽ có những con ngƣời mới, con ngƣời đƣợc rèn luyện phát triển toàn diện.

KẾT LUẬN

Bƣớc sang thế kỷ XXI, thế kỷ của khoa học và công nghệ đã đƣa nhân loại tiến lên một nấc thang mới trong tiến trình phát triển, loài ngƣời đang chuyển sang nền văn minh trí tuệ. Tuy nhiên, cuộc cách mạng khoa học công nghệ cũng đặt ra nhiều vấn đề đối với sự tồn tại, phát triển của xã hội loài ngƣời. Thế kỷ XXI đang chứng kiến những thành tựu to lớn, nhƣng cũng đang phải gánh chịu những hậu quả không mong muốn từ mặt trái của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Một trong những vấn đề có tính chi phối, biểu hiện rõ và tập trung nhất là sự xung đột lợi ích. Điều này dẫn đến các cuộc đấu tranh và có xu hƣớng ngày càng gia tăng, đặt các nƣớc trƣớc những thách thức không nhỏ trong tiến trình phát triển, trong đó có những thách thức nảy sinh trong mặt trận đấu tranh tƣ tƣởng. Từ đó, đòi hỏi công tác định hƣớng tƣ tƣởng, dƣ luận xã hội, trong đó có vai trò chủ đạo của báo chí tiếp tục đƣợc quan tâm và nâng lên tầm cao mới để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng nƣớc ta. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, công tác giáo dục tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống của nhà trƣờng nói chung và sinh viên ngành Báo chí nói riêng có một vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục. Nhờ đó, giáo dục tƣ tƣởng, đạo đức có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trƣớc yêu cầu, nhiệm vụ mới và tính chất của thời đại, sự phát triển của kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa đã nảy sinh nhiều vấn đề cần tiếp tục đƣợc quan tâm nghiên cứu. Trong đó, tƣ tƣởng, đạo đức nghề báo đƣợc đặt ra nhƣ một yêu cầu trong công tác tuyên truyền và định hƣớng tƣ tƣởng. Vì thế, phải nâng cao tính tƣ tƣởng, trách nhiệm, đạo đức của nhà báo mà việc đầu tiên là đào tạo, bồi dƣỡng những nhà báo trong tƣơng lai không chỉ giỏi về chuyên môn, mà còn có lập trƣờng tƣ tƣởng kiên định, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức và đạo đức cách mạng trong sáng góp phần

đánh giá đúng vai trò, vị trí và tầm quan trọng cũng nhƣ thực trạng của việc giáo dục tƣ tƣởng, đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Báo chí là cơ sở cho việc xác định phƣơng hƣớng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao tính tƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về đạo đức nhà báo và vận dụng vào giáo dục sinh viên ngành báo chí ở việt nam hiện nay (Trang 90 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)