Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, tự giáo dục, tự rèn luyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về đạo đức nhà báo và vận dụng vào giáo dục sinh viên ngành báo chí ở việt nam hiện nay (Trang 85 - 90)

Chƣơng 1 : TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC NHÀ BÁO

2.2.2.3. Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, tự giáo dục, tự rèn luyện

luyện trong sinh viên ngành Báo chí thông qua các hoạt động phong trào và công tác xã hội.

Bồi dƣỡng đạo đức cách mạng đối với sinh viên ngành Báo chí là vấn đề hết sức có ý nghĩa và đƣợc đƣợc tiến hành một cách thƣờng xuyên, đồng bộ, chú trọng kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục với tự giáo dục, giữa đào tạo với bồi dƣỡng, rèn luyện trong cuộc sống hằng ngày thông qua học tập và công tác xã hội. Mục đích của giáo dục – đào tạo nhằm mục tiêu phát triển con ngƣời toàn diện, “trƣờng học của chúng ta là trƣờng học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những ngƣời chủ tƣơng lai tốt của nƣớc nhà”[67, tr. 80]. Muốn tạo ra con ngƣời phát triển toàn diện, “ngƣời tốt” ngoài việc phát huy vai trò tích cực của ngƣời thầy, “học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ”. Trong đó, “cần xây dựng tƣ tƣởng dạy và học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Nhà trƣờng phải gắn liền với thực tế của nƣớc nhà”, và tùy thuộc vào hoàn cảnh, khả năng, “cần tham gia những công tác xã hội, ích nƣớc lợi dân”[67, tr. 80]. Trong thời đại ngày nay, giáo dục tri thức khoa học, chuyên môn, nghiệp vụ là yêu cầu thƣờng xuyên của công tác đào tạo. Song, quan trọng và ý nghĩa hơn cả là việc giáo dục tƣ tƣởng, đạo đức phải đƣợc nhà trƣờng coi trọng và đƣa lên nhiệm vụ hàng đầu trong việc đào tạo con ngƣời. Có thể nói, những tri thức khoa học mà sinh viên ngành Báo chí tiếp nhận sẽ đƣợc bổ sung hoàn thiện,

kiểm chứng và củng cố nhờ các hoạt động thực tiễn thông qua các phong trào của tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên và các tổ chức xã hội khác. Đứng trƣớc những diễn biến phức tạp của đời sống xã hội, Đoàn thanh niên cùng với Hội sinh viên cần đẩy mạnh hơn nữa việc phát huy vai trò là lực lƣợng xung kích cách mạng, là trƣờng học xã hội chủ nghĩa của tuổi trẻ Việt Nam. Thông qua những hình thức, phƣơng pháp hoạt động ngày càng thiết thực và phong phú sẽ tác động hiệu quả tới tâm tƣ, tình cảm và nguyện vọng góp phần nâng cao tính tƣ tƣởng, tính chính trị cho sinh viên ngành Báo chí. Đoàn là tổ chức của thanh niên, đại diện và bảo vệ lợi ích chính đáng của sinh viên, Đoàn thanh niên là cánh tay đắc lực của Đảng, có nhiệm vụ giúp Đảng tổ chức, chăm lo và giáo dục thanh niên nói chung, sinh viên nói riêng phấn đấu vì mục tiêu độc lập dân tộc và lý tƣởng cách mạng. Trong trƣờng đại học, Đoàn và Hội sinh viên là hạt nhân chính trị tham gia vào việc giáo dục tƣ tƣởng, niềm tin cách mạng, tuyên truyền tƣ tƣởng chính trị, định hƣớng đoàn viên thực hiện lối sống lành mạnh, văn minh, có ý thức đạo đức trong sáng… tức là góp phần tạo nên một thế hệ sinh viên có đủ đức, đủ tài. Đoàn chính là nơi sinh viên có thể bộc lộ hết quan điểm, ƣớc mơ, bày tỏ tình cảm cũng nhƣ những hiểu biết của mình về các vấn đề khác nhau trong xã hội. Thông qua các hình thức sinh hoạt, các phong trào Đoàn, chúng ta có thể nắm bắt tình trạng, xu hƣớng tâm lý, trình độ nhận thức về các vấn đề chính trị - xã hội, tâm tƣ, nguyện vọng của sinh viên. Vì thế, các tổ chức đoàn thể tìm ra những biện pháp, nội dung thích hợp để tác động đến quá trình hình thành nhân cách, đạo đức của sinh viên theo hƣớng tích cực. Có thể nói, Đoàn là một trong những môi trƣờng tốt để giáo dục nhân cách, đạo đức có hiệu quả đối với sinh viên. Vì vậy, nâng cao vai trò của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và các tổ chức xã hội trong hoạt động hàng ngày của sinh viên có ý nghĩa quan trọng trong công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên thƣờng xuyên phối hợp với chính quyền, với các khoa, phòng trong nhà trƣờng, với quá trình đào tạo và hoạt động giáo dục, các phong trào “Thanh niên lập nghiệp”, “Tuổi trẻ giữ nƣớc”, các cuộc thi tìm hiểu về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, sinh viên thanh lịch, phong trào “hiến máu nhân đạo”, “sinh viên tình nguyện” nhằm giáo dục bồi dƣỡng nâng cao nhận thức cho sinh viên về văn hóa truyền thống, ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Những hình thức hoạt động này không chỉ tạo ra phƣơng thức sinh hoạt văn hóa lành mạnh hấp dẫn, bổ ích mà còn góp phần quan trọng trong việc giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống và trách nhiệm cho sinh viên.

Giáo dục ý thức đạo đức thông qua các hoạt động chính trị - xã hội, gắn suy nghĩ với hành động, lời nói với việc làm trong đời sống đạo đức là một trong những yêu cầu cơ bản trong công tác giáo dục đạo đức trong nhà trƣờng góp phần hình thành thế hệ nhà báo không phải là “lý thuyết suông”. Đạo đức với tƣ cách một hình thái ý thức xã hội bao gồm tri thức đạo đức, quan điểm đạo đức, tình cảm đạo đức. Giáo dục là một quá trình tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể, sự tác động từ bên ngoài làm cho chủ thể nhận thức tự biến đổi bản thân, tự hoàn thiện, nâng cao trình độ, văn hóa và năng lực tƣ duy. Có thể nói, những tác động của khách thể chỉ có ý nghĩa khi chủ thể nhận thức lĩnh hội đƣợc những giá trị của nội dung giáo dục, biến nó thành nguyên tắc chi phối suy nghĩ, hành động của bản thân và “biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục” là khâu quan trọng, có tính quyết định trong giáo dục. Vì vậy, sinh viên cần phải đề cao vai trò “tự giáo dục” của bản thân mình, điều này không chỉ đòi hỏi thái độ tự học nghiêm túc, tích cực, mà còn phải có mục đích học tập đúng đắn để hoàn thiện nhân cách của ngƣời làm việc trong lĩnh vực báo chí. Sinh viên ngành Báo chí càng phải nghiêm túc thực hiện việc phê bình và tự phê bình để kịp thời uốn nắn những lệch lạc

trong quan niệm, trong tƣ tƣởng, đây cũng là cơ hội để sinh viên báo chí bày tỏ thái độ, quan điểm của mình về các giá trị tinh thần. Nội dung này xuất phát từ tính đặc thù của báo chí và sự tác động của nó đến đời sống xã hội. Một trong những hình thức tự giáo dục có hiệu quả, mang tính thực tiễn là thông qua các hoạt động phong trào và công tác xã hội. Các phong trào hoạt động nhƣ: phong trào làm theo những tấm gƣơng học tập, rèn luyện tốt trong sinh viên, các phong trào của Đoàn thanh niên nhƣ: “Thi đua học tập tiến quân vào khoa học công nghệ”, “Văn minh giảng đƣờng”, “Thanh niên tình nguyện”, Văn hoá văn nghệ - thể dục thể thao, Phòng chống các tệ nạn xã hội, phong trào “ba xung kích, bốn đồng hành”... Đặc biệt, trong những năm gần đây phong trào thanh niên chung tay xây dựng nông thôn mới đƣợc phát động góp phần phát huy sức mạnh của đội ngũ trí thức trẻ. Cùng với đó, cần tạo môi trƣờng và cơ chế thuận lợi cho sinh viên ngành Báo chí tích cực tham gia các diễn đàn do Đoàn phát động nhƣ: tìm hiểu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, tìm hiểu mục tiêu lý tƣởng của Đảng, đạo đức nhân cách nhà báo, “Đoàn viên thanh niên phấn đấu trở thành đảng viên”…Qua đó, đẩy mạnh phong trào học tập, rèn luyện cũng nhƣ phấn đấu vào Đảng góp phần bồi dƣỡng phẩm chất đạo đức, lập trƣờng và tƣ tƣởng chính trị cho sinh viên ngành Báo chí.

Giáo dục đạo đức phải chú ý đến tâm tƣ, nguyện vọng, chiều hƣớng tƣ tƣởng, kịp thời tuyên truyền, định hƣớng trong sinh viên, định hƣớng tƣ tƣởng chính trị thông qua các hoạt động, những thông tin có nội dung lành mạnh trong nhà trƣờng. Bằng các hình thức tuyên truyền phong phú thông tin nội bộ của Đoàn trƣờng, sản xuất chƣơng trình truyền hình, dẫn chƣơng trình, các buổi nói chuyện thời sự, xem phim tƣ liệu trong các buổi míttinh…để phát động các phong trào rèn luyện nhân cách, phong trào nói lời hay làm việc tốt, phong trào sinh viên báo chí sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Việc thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền và nêu gƣơng sẽ tạo ra động

cơ bên trong để sinh viên ngành Báo chí khắc phục chủ nghĩa cá nhân, tƣ tƣởng cơ hội, thực dụng, hoài nghi, thiếu lý tƣởng vào Đảng và con đƣờng cách mạng của Đảng, nhân dân trong đời sống tinh thần của sinh viên. Về phía giảng viên và đơn vị quản lý đào tạo cần tổ chức thƣờng xuyên với các hình thức phong phú, đa dạng về cuộc thi Olimpic các môn khoa học Mác - Lênin, các cuộc thi tìm hiểu về Đảng Cộng sản, về Chủ tịch Hồ Chí Minh là cơ sở thực tiễn để làm giàu thêm tri thức lý luận chính trị cho sinh viên.

Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả các hoạt động xã hội là một trong những yếu tố tác động trực tiếp, có hiệu quả thực tế và góp phần chuyển biến nhận thức của sinh viên một cách dễ dàng nhất bởi lẽ, các hoạt động này không chỉ thiết thực với xã hội, mà còn có tính thực tiễn và giáo dục cao, phù hợp với tính năng động, sôi nổi thích khám phá và cống hiến của tuổi trẻ. Muốn vậy, nhà trƣờng, các tổ chức đoàn thể phải thể chế hoá bằng các quy chế cụ thể nhƣ quy chế công tác sinh viên, quy chế nội trú, ngoại trú, quy chế đánh giá điểm rèn luyện, tiêu chí giới thiệu học lớp bồi dƣỡng nhận thức về Đảng và kết nạp đảng…Nhà trƣờng cần tăng cƣờng hơn nữa sự kết hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, phòng ban chức năng, các đoàn thể trong các hoạt động nhằm kiểm tra khả năng vận dụng lý luận vào hoạt động rèn luyện hàng ngày và đánh giá phẩm chất đạo đức, năng lực xã hội, phẩm chất chính trị là cơ sở để đánh giá sinh viên toàn khóa học. Việc tự rèn luyện trong một môi trƣờng văn hóa chính trị lành mạnh đƣợc vận động trên nền tảng vững chắc bởi cơ chế phối hợp giữa các đơn vị chuyên môn và đoàn thể có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách và lối sống cho sinh viên nói chung và sinh viên ngành Báo chí nói riêng. Đặc biệt với những sinh viên chƣa tích cực, chủ động trong học tập và rèn luyện, sống buông thả, dễ dãi trong tình bạn, tình yêu thì việc giáo dục học, phát huy vai trò tự giáo dục, tự rèn luyện có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về đạo đức nhà báo và vận dụng vào giáo dục sinh viên ngành báo chí ở việt nam hiện nay (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)