Trong phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh (Trang 53 - 59)

Nguồn: Philip Martin & Jonas Widgren (2002), International Migration: Facing the Challenge

3.1.1. Trong phát triển kinh tế

Hiện tượng di cư và phát triển có liên quan với nhau, với việc phát triển định hình cho những cuộc di cư và ngược lại, di cư ảnh hưởng đến sự phát triển. Ngày nay, theo WB, những lợi ích mà hiện tượng di cư quốc tế ngày nay đem lại vượt lên trên lợi nhuận thu được từ quá trình tự do hố bn bán thương mại, đặc biệt là đối với những nước đang phát triển.

Năm 2006 WB, đưa ra 2 kịch bản: một là, xu hướng di cư đã xác định tỉ lệ

nhập cư vào các vùng trước đó vẫn khơng có sự thay đổi trong giai đoạn 2001– 2025; hai là, sẽ có thêm khoảng 14,2 triệu người di cư, trong đó có khoảng 4,5 triệu người di cư có trình độ cao, tương đương với 8% tăng thêm so với năm 2000. So sánh dự đốn về kết quả ước tính của 2 kịch bản này, kịch bản thứ 2 được cho là sẽ mang lại thêm khoảng 0,6% thu nhập toàn cầu với khoảng 1,8% cho các nước đang phát triển và 0,4% cho các nước phát triển. Những người di cư trước đó được cho là sẽ bị thay thế bởi những làn sóng di cư sau này và tổng mức thu nhập sẽ giảm khoảng 6%.[52]

Đối với kinh tế nƣớc di cƣ

Một là, đối với thị trường lao động, di chuyển lao động ra nước ngoài làm việc

được coi là giải pháp làm giảm tỉ lệ thất nghiệp trong nước, đồng thời tạo điều kiện cho những người lao động mới tìm kiếm việc làm. Ở những nước đơng dân với tỉ lệ thất nghiệp hoặc bán thất nghiệp cao, số lượng người di cư có lớn tới đâu thì cũng không tạo ra sự hẫng hụt trong thị trường lao động. Đồng thời, tại các nước đang phát triển tốc độ tạo cơng ăn việc làm khơng đủ nhanh để có thể tiếp nhận hết đội ngũ dân số tham gia lực lượng lao động hàng năm, lực lượng lao động trong nước

không được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ trong khi họ vẫn phải tiêu dùng để duy trì cuộc sống. Các chính sách di cư lao động sẽ giúp nhiều nước giảm tỉ lệ người lao động dư thừa. Tỉ lệ tăng trưởng của lực lượng lao động hàng năm ở những nước đơng dân có thể bù đắp cho khoảng trống người di cư để lại.

Thực tế đã chỉ ra rằng những nước có dân số lớn thì người lao động di cư có thể được thay thế một cách dễ dàng mà người thuê lao động không phải lo lắng đến kết quả công việc hay phải trả mức lương cao hơn cho người thay thế. Điều này rất thực tế khi ta nhận thấy rằng số người quyết định đi di cư chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong lực lượng lao động. Sự di cư của nguồn lao động dư thừa sẽ mở ra cơ hội có việc làm cho những lao động khác đang bị thất nghiệp tại địa phương.

Hai là, nguồn kiều hối do người di cư gửi về nhà giúp nâng cao mức sống,

xóa đói giảm nghèo trong nước, làm tăng chi tiêu của gia đình, góp phần thúc đẩy sự gia tăng của hoạt động đầu tư tư nhân trong dài hạn đồng thời là nguồn đóng góp để cân đối tài chính quốc gia.

Có thể coi kiều hối là nguồn lợi trước mắt và hữu hình mà hiện tượng di cư đem lại. Ước tính, số kiều hối do cơng dân ở nước ngoài được chuyển về các nước tăng nhanh chóng, từ khoảng 40 tỉ USD trong năm 1990 lên đến xấp xỉ 316 tỉ USD.[53, pg. 1] Kiều hối được gửi tập trung về một số nước, hầu hết các nước này là những nền kinh tế đang phát triển. Bởi lượng kiều hối được chuyển về nước theo nhiều cách hoặc thậm chí là “xách tay” hoặc nhiều nước không công bố cụ thể nên dự đốn con số thực tế có thể cao gấp đơi con số đưa ra dưới đây.

Nguồn: WB (2010): Migration and Development Brief 12.

Biểu đồ 3.2: Top 20 nền kinh tế có tỉ lệ kiều hối trong GDP cao nhất

Nguồn: WB (2010): Migration and Development Brief 12.

Những số liệu mới nhất cho thấy, Ấn Độ, Trung Quốc, Mê-hi-cô, Phi–lip– pin tiếp tục là những nước nhận được nhiều kiều hối nhất trong năm 2009; trong top 20 nước nhận nhiều kiều hối có cả các nước phát triển như Pháp, Tây Ban

49 48 22 22 20 15 11 10 10 10 10 9 9 7 7 7 7 7 6 5 5 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

50 Kiều hối (tỉ USD)

50 38 38 31 28 27 26 25 24 22 20 20 19 17 15 14 12 12 11 11 11 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Tỉ lệ % trong GDP

Nha, Đức, Bỉ, Anh... “Nhớ lại vào những năm đầu của thập niên 90 thế kỷ trước, số kiều hối ít ỏi chỉ khoảng 1 tỷ USD gửi về nước không chỉ giúp cho một bộ phận người dân thốt khỏi khó khăn mà cịn tạo thêm sức mạnh cho nền kinh tế trong thời kỳ đầu đổi mới. Từ đó đến nay, những cải tiến về chính sách liên quan đến dịng tiền này đã kích thích kiều hối liên tục tăng trưởng. Năm 2000 là 2 tỷ USD, năm 2003 là 2,6 tỷ, năm 2006 lên 4 tỷ, năm 2008 cao nhất với 7,2 tỷ. Sang năm 2009, ngay từ đầu năm các cơ quan quản lý đã dự kiến lượng kiều hối sẽ giảm mạnh do suy thoái kinh tế, nhưng cuối cùng cũng đạt gần 6,3 tỷ USD qua con đường chính thức. Tình hình kiều hối năm nay đang tăng trưởng khả quan”[55]. Đối với rất nhiều nước đang phát triển, kiều hối chiểm một tỉ lệ cực cao trong tổng thu nhập quốc dân. Ước tính, có ít nhất 11 nền kinh tế mà kiều hối chiếm tỉ lệ trên 10% tổng thu nhập quốc dân.

Để tìm ra những ảnh hưởng thực sự của kiều hối thì cần phải nhìn vào tác dụng và mục đích sử dụng kiều hối. Kiều hối giúp tăng thu nhập và giảm nghèo. Số liệu thống kê từ 71 nước đang phát triển cho thấy tỉ lệ nghèo giảm 2,1% khi tỷ lệ di cư lao động là 10% và giảm 3,5 % khi lượng tiền do những lao động này gửi về nước tăng 10%.[21, pg. 1645-1669] Nhiều nghiên cứu đã so sánh cách tiêu dùng của những gia đình có người di cư và khơng có người di cư và thấy rằng những gia đình có người di cư thường dùng kiều hối để tiêu pha nhiều hơn. Ngồi mua sắm, kiều hối cịn được sử dụng khá nhiều để chi cho những dịch vụ về y tế và giáo dục. Thêm nữa, người di cư bằng cách gửi tiền về, sẽ giúp người thân vượt qua giới hạn của những thị trường chưa phát triển nơi mà chi phí vận tải cao, sự hạn chế khả năng tiếp cận thị trường do cơ sở hạ tầng yếu kém… Kiều hối cũng là nguồn vốn đầy tiềm năng để làm tăng thu nhập cho những gia đình khơng có người di cư vì kiều hối có được sử dụng để trả cho các khoản dịch vụ và hàng hoá được cung cấp bởi những thành phần khác trong nền kinh tế địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Kiều hối có thể được sử dụng để đầu tư. Một người di cư có thể giúp cho gia đình mình vốn và sự bảo đảm về thu nhập, thúc đẩy sự chuyển dịch mơ hình kinh tế gia đình trở nên hiệu quả hơn, có thể là hoạt động buôn bán sản

phẩm nông nghiệp hoặc kinh doanh nhỏ. Kiều hối cũng giúp giảm bớt những sự hạn chế về tín dụng trong những mơ hình làm ăn kiểu mới. Bằng cách cung cấp khả năng tài chính và bảo đảm thu nhập cho người nhận kiều hối có thể đầu tư, người di cư và kiều hối có thể tạo ra “thu nhập theo cấp số nhân” cho người nhận. Kiều hối

là một nguồn ngoại tệ quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia, đặc biệt là những

nước đang phát triển. Số lượng kiều hối gửi về các nước nhiều khi còn lớn hơn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện hàng năm. Kiều hối cũng là nguồn cung ngoại tệ quan trọng giúp cân đối tài chính quốc gia, đặc biệt là những nền kinh tế sử dụng nhiều ngoại tệ để nhập khẩu hàng hoá, nguyên liệu bởi khi nhập khẩu sẽ mất nhiều ngoại tệ. Tiền gửi của những người di cư đã đóng góp quan trọng vào cán cân thanh tốn của nhiều nước đang phát triển ví dụ như Ấn Độ, In-đơ-nê-xi-a, Pakistan, Băng-la-đét, Sri Lanka và Phi–lip–pin.

Ba là, cộng đồng hải ngoại có thể đóng vai trị thúc đẩy đầu tư về q hương.

Ví dụ, những lao động người Ấn Độ làm việc trong lĩnh vực phần mềm ở thung lũng Silicon (Hoa Kỳ) đã góp phần đáng kể mang lại lợi nhuận cho ngành công nghiệp phần mềm Ấn Độ. Trung Quốc cũng hưởng lợi rất nhiều từ sự đầu tư của Hoa kiều về nước, tạo công ăn việc làm và thúc đầy xuất khẩu. Trong những năm qua, chính phủ Trung Quốc cũng đã tích cực đưa ra chính sách thu hút đồng thời kêu gọi những doanh nhân Hoa kiều về nước đầu tư để phát triển những khu công nghiệp và khu chế xuất công nghệ cao. Một trong những thành cơng của chính phủ Trung Quốc trong thời gian qua là gần 70% khối lượng đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc có nguồn gốc từ cộng đồng Hoa kiều, trước hết là ở Đơng Nam Á.[8, tr. 7]

Tuy nhiên, dù đóng góp của cộng đồng người di cư cho kinh tế nước nhà là tích cực nhưng khơng phải là tất cả mà phải tính đến nhiều những yếu tố khác. Như trường hợp của Ấn Độ, dù những người Ấn ở Hoa Kỳ đóng vai trị quan trọng thế nào thì trong sự phát triển của ngành công nghiệp phần mềm nước này khơng thể khơng nhắc tới chính sách của chính phủ và những lợi thế riêng của nước này.

Bốn là, người di cư lao động quốc tế góp phần cải thiện chất lượng nguồn

nhân lực, đồng thời có thể là người dẫn mối chuyển giao công nghệ. Tiếp cận làm việc trong môi trường công nghiệp hiện đại và công nghệ tiên tiến, trình độ tay nghề và kĩ năng nghề nghiệp của người lao động sẽ dần được nâng cao. Người di cư trình độ cao trở về và mang trí tuệ của mình đóng góp vào sự phát triển của q nhà. Rất nhiều du học sinh đã rời quê hương để tiếp cận với những nền giáo dục tiên tiến. Qua thời gian, những du học sinh từ nước ngoài trở về thực sự đã trở thành hiện tượng “thu hút chất xám” mà những nền kinh tế có được. Đại đa số những người quay trở lại đã tiếp thu, tích lũy được những kiến thức cần thiết và họ quay lại để đóng góp vào q trình cơng nghiệp hóa nền kinh tế. Đây là lực lượng lao động góp phần đẩy nhanh việc đưa công nghệ tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh và quản lý. Họ cũng chính là lực lượng lao động có trình độ cao trong các nhà máy, xí nghiệp. Điều này góp phần thúc đẩy việc áp dụng khoa học và công nghệ tiên tiến. Chẳng hạn, các chương trình hạt nhân đang gây tranh cãi của Iran, Pakistan hay Ấn Độ được xây dựng bởi chính các nhà khoa học đã được học tập ở phương Tây.

Tuy nhiên việc áp dụng cơng nghệ và khoa học có thành cơng hay khơng phụ thuộc vào tình hình kinh tế và khả năng sử dụng công nghệ, chế độ đại ngộ nhân tài của từng nước. Những nước có nền kinh tế phát triển có thể tận dụng cơng nghệ được chuyển giao dễ dàng hơn là những nền kinh tế đang hoặc kém phát triển. Đồng thời, các nước đang hoặc kém phát triển cũng thường xuyên thiếu những điều kiện cơ bản để vận hành cơng nghệ. Do đó, dù các nước kém phát triển có tỉ lệ người di cư trình độ cao nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn về vận hành công nghệ. Trong thời gian gần đây, các nền kinh tế đã chú trọng hơn trong hoạt động đào tạo công nhân kỹ thuật nên khả năng tận dụng công nghệ cũng được cải thiện. Nhiều quốc gia đã trải qua tình trạng “chảy máu chất xám” nhưng người ta bắt đầu thấy đó là một bước phát triển cần thiết trong nền khoa học và kinh tế của đất nước.

Như vậy, người di cư quốc tế đã góp phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế quốc gia. Thu nhập của họ khơng chỉ đơn thuần cho gia đình mà tác động gián tiếp của nó đã giúp nền kinh tế nước di cư cải thiện nhiều điểm thiếu hoàn thiện.

Đối với kinh tế nƣớc nhập cƣ

Thứ nhất, lao động nhập cư góp phần bổ sung và phát triển thị trường lao động

nước chủ nhà. Dòng chảy người lao động phổ thơng nhập cư có tác động mạnh hơn đối với mức lương của người lao động phổ thông của bản xứ nhưng tỉ lệ những người lao động đơn giản ở những nước phát triển tương đối thấp và ngày càng có xu hướng giảm xuống. Do đó, sức ép tăng lương của người lao động nhập cư không cao. Người lao động nhập cư là sự bổ sung chứ không phải là sự thay thế cho lực lượng lao động bản xứ. . Vì những lý do này, ở những nước phát triển, người lao động nhập cư bổ sung cho lực lượng lao động bản xứ hơn là cạnh tranh với họ. Ngoài ra, lao động di cư tạo nguồn cung cho thị trường nên đã thúc đẩy lao động cạnh tranh trên thị trường góp phần nâng cao chất lượng lao động. Thông qua cạnh tranh, người lao động phải tự tìm cách nâng cao trình độ chun mơn, nghề nghiệp làm cho chất lượng nguôn nhân lực được nâng cao

Thứ hai, người nhập cư cịn góp phần mở rộng và đa dạng hóa thị trường. Số

lượng người nhập cư tăng lên cũng có nghĩa là sức tiêu thụ của nhóm này cũng tăng lên và do đó sẽ thúc đẩy nhu cầu lao động của các thành phần kinh tế khác. Lao động nhập cư cũng là những người tiêu dùng, do vậy nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ ở nước sở tại cũng gia tăng cùng với sự gia tăng số lượng người lao động nhập cư. Điều này dẫn đến nhu cầu cần nhiều lao động hơn, làm tăng cơ hội cho tất cả những bên liên quan. Những nơi có nhiều người nhập cư sinh sống còn phát sinh thêm nhiều loại hàng hoá và dịch vụ, ví dụ như những nhà hàng với những món ăn đặc trưng của các dân tộc hay dịch vụ giữ trẻ. Đó là những dịch vụ sẽ khơng tồn tại nếu khơng có sự hiện diện của người nhập cư.

Như vậy, nền kinh tế của những nước nhập cư cũng nhận được những tác động tích cực từ hoạt động nhập cư. Cả nước di cư và nhập cư đều nhận thấy những lợi ích rõ ràng mà hoạt động di cư mang lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)