Chỉ có Pháp là một ngoại lệ, với khoảng 1,5 triệu người nhập cư trong thế kỷ XIX Trong thời gian đó ở Pháp có 19 tờ báo tiếng Ả rập và hàng chục những tờ báo viết bằng tiếng Thổ, tiếng Nga

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh (Trang 42 - 43)

gian đó ở Pháp có 19 tờ báo tiếng Ả rập và hàng chục những tờ báo viết bằng tiếng Thổ, tiếng Nga hay Armenia… Trong khoảng giữa 2 cuộc Chiến tranh thế giới, thậm chí có thời điểm số người di cư đến Pháp còn cao hơn số người đến Mỹ.

Việc mở rộng EU và Hiệp ước Schengen tạo ra những điều kiện mới cho hiện tượng di cư trong lòng châu Âu phát triển.4

Tuy nhiên, những cuộc khảo sát gần đây của EU cho thấy chỉ có khoảng 1% số dân ở các nước thành viên mới của EU có ý định di chuyển sang các nước ở phía Tây. Vì vậy, với những nước thành viên mới này, hiện tượng di cư có lẽ sẽ khơng diễn ra ồ ạt do phần lớn các nước này cũng đang trong tình trạng lão hố dân số và giảm tỉ lệ sinh. Thêm nữa, tốc độ phát triển kinh tế sau khi gia nhập EU có thể khơng chỉ khiến sức ép của hiện tượng di cư ở những nước này giảm xuống mà thậm chí cịn có thể biến họ thành những nước nhập cư. Các nước thành viên mới có thể tiếp cận những nguồn vốn và quỹ của EU để xây dựng cơ sở hạ tầng và các dự án kinh tế, điều đó sẽ tạo thêm việc làm cho người lao động. Nhiều cơng việc trong số đó có thể sẽ khơng được người lao động ở một số nước như Ba Lan, Hungaria hay Slovakia đón nhận hào hứng nhưng sẽ được những người lao động di cư từ Ukraina, Bulgaria hay Ru-ma-ni đón nhận.

Tuy châu Âu là khu vực có diện tích nhỏ và nền kinh tế chung của châu Âu khơng cịn giữ được tốc độ phát triển đều đặn ở mức cao nhưng lại là khu vực đón nhận nhiều người di cư đến nhất trong gần 20 năm qua. Điều đó phần nào thể hiện sự già cỗi của dân số và sự thiếu hụt nguồn nhân lực trong thị trường lao động. Trong thời gian tới, tốc độ phát triển dân số và kinh tế của các nước phát triển ở châu Âu có thể sẽ phải phụ thuộc nhiều hơn nữa vào những người nhập cư từ các khu vực khác trên thế giới. Hiện nay di cư vẫn đang tồn tại như một chủ đề nóng trong các cuộc tranh luận khắp châu Âu, mà trong đó trọng tâm là người di cư vì mục đích kinh tế, người nhập cư bất hợp pháp và sự hoà nhập của người nhập cư. Những vấn đề về kinh tế xã hội do sự lão hoá và suy giảm dân số trên tồn châu Âu đã góp thêm phần cho những cuộc tranh luận về người nhập cư.

4 Bắt đầu từ 21/12/2007, khu vực biên giới tự do của Liên minh Châu Âu (theo Hiệp ước Schengen) chính thức mở rộng thêm 9 nước mới, hầu hết nằm ở Đông Âu, đưa tổng số thành viên Schengen

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)