7. Kết cấu
2.2. Các bƣớc dùng phƣơng pháp hình thức hoá để thẩm định tính
2.2.2. Dùng lý thuyết của phương pháp hình thức để kiểm tra tính đúng
đắn của nội dung và hình thức thể hiện của văn bản
- Thẩm định sự tương thích giữa nội dung phản ánh và hình thức thể hiện
Giữa hình thức và nội dung, giữa ngôn ngữ và suy nghĩ gắn bó hết sức chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau thậm chí chúng hòa trộn lẫn nhau mật thiết đến
nỗi mà một sự thay đổi trong ngôn ngữ làm thay đổi suy nghĩ và do vậy khi có sự thay đổi trong suy nghĩ sẽ kéo theo ngôn ngữ thay đổi. Trong quá trình soạn thảo và ban hành văn bản pháp luật, nhà soạn thảo trước hết hướng tới các nhu cầu của thực tiễn cần có quy định pháp luật để điều chỉnh, sau đó bắt tay thể hiện bằng ngôn ngữ nội dung đó và nhà soạn thảo đó tạo ra các dự luật. Nhà soạn thảo phát triển các chi tiết nội dung trong quá trình viết ra các nội dung để xác định các chi tiết dự thảo đó. Từ ý tưởng ban đầu về một đạo luật, nhà soạn thảo sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt nó. Khi bắt đầu, những ngôn ngữ này tạo ra một khuôn mẫu chung, sau đó nhà soạn thảo diễn đạt các chi tiết của luật thành các câu rõ ràng, chính xác. Trong quá trình đó, nhà soạn thảo không đơn thuần là chỉ xác định nội dung văn bản một cách chính xác.
Để một văn bản quy phạm pháp luật ra đời thay đổi được các hành vi và thể chế, dù là một văn bản luật hay văn bản dưới luật, cuối cùng thì luật đó phải quy định rõ và chính xác các hành vi theo yêu cầu. Một trong những nhiệm vụ của nhà làm luật là phải viết rõ ràng và chính xác.
Với những văn bản pháp luật, việc thực hiện chuẩn xác nội dung của tư tưởng theo những cấu trúc hình thức xác định của tư tưởng được lựa chọn chuẩn xác là điều kiện quan trọng giúp cho nội dung của văn bản tường minh, hiểu đúng và thực hiện đúng. Nếu văn bản pháp luật có chứa đựng những từ đa nghĩa, câu chữ không rõ ràng, quá nhiều từ ngữ pháp lý… sẽ dẫn đến tình trạng hiểu không đúng ý đồ của nhà soạn thảo hoặc không hiểu được nên dễ vận dụng sai hoặc vận dụng theo hướng có lợi cho chủ thể.
Ví dụ 1: Trong Điều luật về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự… quy định tại Khoản 1 Điều 13 Bộ luật Hình sự có viết: “người thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội trong trường hợp đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác, làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Như vậy, sẽ có hai cách hiểu về nội dung của điều luật này: - Cách hiểu thứ nhất: Điều luật này có nội dung như sau:
+ Người thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội trong trường hợp đang mắc bệnh tâm thần thì không phải chịu trách nhiệm hình sự
+ Người thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội trong trường hợp mắc một bệnh khác (ngoài bệnh tâm thần), mà bệnh này dẫn đến làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều chỉnh hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Nếu lược đồ hoá nội dung của điều luật trên theo cách hiểu này, ta có lược đồ logic mang tính hình thức như sau: Gọi a: người thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội trong trường hợp đang mắc bệnh tâm thần; b: người thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội trong trường hợp mắc một bệnh khác; c: mất khả năng nhận thức; d: khả năng điều chỉnh hành vi của mình; e: không phải chịu trách nhiệm hình sự.
a v ( b →( c v d )) → e
- Cách hiểu thứ hai: điều luật này có nội dung như sau:
+ Người thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội trong trường hợp đang mắc bệnh tâm thần, nhưng bệnh tâm thần bị mắc đó phải dẫn đến hậu quả làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều chỉnh hành vi của mình thì mới không phải chịu trách nhiệm hình sự.
+ Người thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội trong trường hợp mắc một bệnh khác (ngoài bệnh tâm thần), mà bệnh này dẫn đến làm mất khả năng nhận thức và khả năng điều chỉnh hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Nếu lược đồ hoá nội dung của điều luật trên theo cách hiểu này, ta có lược đồ logic mang tính hình thức như sau:
Gọi a: là người thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội trong trường hợp đang mắc bệnh tâm thần; b: là người thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội trong trường hợp mắc một bệnh khác; c: là mất khả năng nhận thức; d: là khả năng điều chỉnh hành vi của mình; e: là không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Rõ ràng đây là hai cách hiểu hoàn toàn khác nhau trong nội dung của một điều luật và trong thực tế người ta không biết vận dụng theo nội dung nào là đúng. Sở dĩ có sự mập mờ trên bởi khi xây dựng điều luật người ta không lựa chọn hình thức phù hợp để thể hiện nội dung. Nói cách khác, cấu trúc của điều luật không được mã hoá trước khi chuyển nội dung vào nó.
Ví dụ 2: Điều 165 Bộ luật dân sự năm 2005, khi quy định về nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu có định nghĩa như sau:
“Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”.
Nếu hình thức hoá điều luật này cho thấy có nhiều cách hiểu khác nhau về nó: Gọi a: là chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản; b: không gây thiệt hại; c: không làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Công thức thứ nhất: a ( b v c ) Công thức thứ hai: ( b v c ) → a
Ngoài ra, ngôn ngữ được dùng trong các văn bản pháp luật nhiều khi gây nhầm lẫn, dẫn đến những cách hiểu khác nhau.
Ví dụ 3: Tại Điều 115 Bộ luật hình sự 1999 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam qui định “Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ một đến năm năm”
Theo câu chữ của Điều 115 BLHS thì có hai khái niệm cần lưu ý, mà khi áp dụng xử lý tội phạm này, bất cứ cơ quan pháp luật nào cũng phải tôn trọng, tuân thủ, đó là:
– Người đã thành niên, là người phạm tội, là chủ thể của tội phạm phải từ đủ 18 tuổi trở lên.
– Người bị hại, là nạn nhân của tội phạm phải trong dạng tuổi từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi.
Vấn đề cần trao đổi, bàn luận là chủ thể của tội phạm này có loại trừ “giới tính nữ” hay không – Đang có nhiều cách hiểu, cụ thể:
* Một là, theo câu chữ ghi trong điều khoản cơ bản (khoản 1 Điều 115 BLHS) thì bất cứ đàn ông hay đàn bà, đã thành niên rồi, mà lại giao cấu với trẻ em khác giới, ở tuổi từ 13 đến dưới 16 đều là phạm tội.
Theo cách hiểu này
* Hai là, cũng ở Điều 115 BLHS, tại điểm d khoản 2 lại ghi: “… làm nạn nhân có thai … “ ; phải chăng có ý nghĩa của qui định là người bị hại phải là nữ giới, để hiểu tinh thần của Điều 115 BLHS chỉ xử lý tội phạm đối với nam giới, khi có đủ điều kiện bắt buộc trên.
Mã hóa các cách hiểu này ta có: Đặt a: người đã thành niên là nam
b: người đã thành niên là nữ
c: giao cấu với trẻ em nam từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi d: giao cấu với trẻ em nữ từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi e: làm nạn nhân có thai
f: phạm tội
Theo cách hiểu thứ nhất ta có: [(a ˄ d) v (b ˄ c)] → f Theo cách hiểu thứ hai: [(a ˄ d) → e] → f
Nếu giải thích kiểu câu chữ, hoặc giải thích theo tinh thần điều luật, mỗi quan điểm trên, ở từng khía cạnh, đều có lý. Nhưng có lẽ cần phân tích để mở rộng tranh luận, trao đổi và hướng dẫn nhằm thống nhất trong nhận thức về bản chất vấn đề, cũng như áp dụng pháp luật hoặc thậm chí, đề nghị sửa đổi, bổ sung điều luật này cho phù hợp.
Theo chúng tôi, từ tính nhân văn, Điều 115 BLHS muốn bảo vệ đối tượng bị hại đang ở tuổi từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi không bị xâm hại về tình dục, cho nên, không phân biệt đó là “Trẻ em gái” hay “Trẻ em trai”, cứ bị xâm hại là được bảo vệ. Nghĩa là, chủ thể của tội phạm cũng không phân biệt là nam hay nữ. Nếu đủ điều kiện như quy định của điều luật, thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
Nhưng, do sự thay đổi của hoàn cảnh chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội … sự hiểu biết, nhận thức của chính người bị hại (được coi là nạn nhân) về vấn đề
“Giao cấu” đã có sự thay đổi đáng kể; thậm chí, nhiều trường hợp, họ coi đó là nhu cầu sinh hoạt bình thường, là đòi hỏi tự nhiên vừa bao hàm yếu tố bản năng; vừa có tính nhân quyền . Đời sống hiện đại với xu hướng chung là như thế. Vậy thì, đã đến mức cần thiết điều chỉnh pháp luật cho phù hợp thực tế cuộc sống chưa – Hoặc tiếp tục để BLHS can thiệp vào quan hệ này hay thay đổi cưỡng chế bằng ngành luật khác?
Mặt khác, xét về giới tính: Giữa nam và nữ bộc lộ đặc điểm tâm sinh lý khác nhau; Cần so sánh, cân nhắc yếu tố khoa học này để có tiếp tục cho đối tượng nạn nhân là nam giới nữa không, tránh dẫn đến tình huống khó giải thích trong trường hợp nếu bị cáo là nữ lại có thai, do việc phạm tội này gây ra thì lúng túng không biết áp dụng vào điều khoản nào, mà cứ áp đặt giảm nhẹ theo điểm l, khoản 1, Điều 46 thì không thuyết phục, nếu không nói là quá bất cập. Thực tế chưa xử lý người phụ nữ nào về tội này, vì vậy, nên bổ sung, thay đổi vào Điều 115 BLHS, thêm một từ là: “Tội giao cấu với trẻ em nữ” – Giống như trước đây đã tiến hành từ “Mua bán phụ nữ” thay “Mua bán người”, cho phù hợp với thực tế cuộc sống.
Ví dụ 4: Tội bạo loạn là hành vi hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức nhằm chống phá chính quyền. (Điều 82 Bộ luật Hình sự)
Trong điều luật này có sự mập mờ gây khó hiểu cho người đọc:
Cách hiểu thứ nhất: tính chất “có tổ chức” là tính chất của cả hai hành vi hoạt động vũ trang và dùng bạo lực.
Nếu lược đồ hoá nội dung của điều luật trên theo cách hiểu này, ta có lược đồ lôgíc mang tính hình thức như sau: Gọi A: tội bạo loạn; a: hành vi hoạt động có vũ trang; b: hành vi dùng bạo lực; c: có tổ chức; d: chống phá chính quyền.
A ↔ {[(a ˄ c) v (b ˄ c)] → d}
Cách hiểu thứ hai: tính chất có tổ chức chỉ là tính chất của hành vi dùng bạo lực.
Lược đồ hóa nội dung của điều luật trên theo cách hiểu này ta có lược đồ logic mang tính hình thức như sau:
Đây là hai cách hiểu khác nhau nên khi vận dụng sẽ gặp phải khó khăn và nếu trên thực tế xuất hiện tình trạng này thì cần giải thích như thế nào cho thỏa đáng.
- Thẩm định tính lô gich trong liên kết hình thức của các mệnh đề trong văn bản pháp luật.
Những hình thức logic như khái niệm, phán đoán, suy luận tồn tại khá phổ biến trong các văn bản quy phạm pháp luật, nên việc xác định tính logic trong liên kết hình thức của chúng đóng vai trò rất quan trọng. Trong quá trình soạn thảo và ban hành văn bản pháp luật, khi các nhà làm luật xác định chính xác được các liên kết kết hình thức sẽ được sử dụng để xây dựng các mệnh đề trong các văn bản pháp luật, họ sẽ tạo ra được những văn bản pháp luật có hình thức chặt chẽ, nội dung chính xác, ngôn ngữ diễn đạt rõ ràng, thống nhất từ đó giúp các chủ thể hiểu đúng nội dung, ý đồ của nhà soạn thảo.
+ Đối với khái niệm: Xác định tính logic trong liên kết hình thức được thể hiện thông qua việc kiểm tra định nghĩa khái niệm, xác định quan hệ giữa các khái niệm. Việc xác định này giúp cho việc diễn đạt tư tưởng được chính xác, đồng thời bao quát được hết lớp đối tượng thuộc ngoại diên của khái niệm giúp cho việc giải thích khái niệm đạt được hiệu quả cao.
Ví dụ 1: Định nghĩa khái niệm tội phạm: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý.
A: Tội phạm
B: Hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý.
Trong đó, A là khái niệm được định nghĩa, B là khái niệm dùng để định nghĩa. Sử dụng phương pháp hình thức hóa để kiểm tra tính đúng đắn của định nghĩa ta thấy ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa trùng với ngoại diên của khái niệm được định nghĩa tức là định nghĩa cân đối.
Ví dụ 2: Khái niệm tài sản được quy định tại Điều 163 Bộ luật Dân sự: Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
Trong ví dụ trên, quan hệ giữa khái niệm tài sản và các khái niệm: tiền, vật, giấy tờ có giá, các quyền tài sản là quan hệ bao hàm, trong đó khái niệm tài sản bao hàm các khái niệm còn lại và tổng ngoại diên của các khái niệm đó bằng ngoại diện của khái niệm tài sản.
Hay trong định nghĩa Động sản theo Khoản 2 Điều 174 Bộ luật Dân sự: Động sản là những tài sản không phải là bất động sản, quan hệ giữa khái niệm động sản và khái niệm bất động sản là quan hệ đối lập, chúng cùng bị bao hàm trong khái niệm tài sản.
+ Đối với phán đoán: Thẩm định tính logic trong liên kết giữa các phán đoán trong văn bản pháp luật thực chất là xác định hình thức liên kết các mệnh đề. Các mệnh đề trong văn bản pháp luật tồn tại ở hai dạng: mệnh đề đơn (phán đoán đơn) và mệnh đề phức hợp (phán đoán phức). Đối với mệnh đề đơn: xác định lượng từ sử dụng trong mệnh đề, các dạng của mệnh đề; Đối với mệnh đề phức: xác định các phép toán logic sử dụng để liên kết các mệnh đề đơn lại với nhau. Việc xác định này tạo ra tính chặt chẽ về hình thức thể hiện văn bản pháp luật từ đó giúp người đọc hiểu đúng nội dung, tinh thần mà văn bản pháp luật muốn truyền tải.
Trường hợp kiểm tra lượng từ đã sử dụng trong phán đoán:
Ví dụ: Khoản 2 Điều 11 Hiến pháp 2013: Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị.
Lượng từ sử dụng trong phán đoán trên là Mọi (), từ đó ta có công thức của phán đoán trên như sau: S – P
Trường hợp xác định dạng phán đoán: phán đoán khẳng định hay phán phán đoán phủ định.
Ví dụ: Điều 16 Bộ luật hình sự: Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tộiphạm. Đây là phán đoán toàn thể phủ định: Mọi S không là P.
Ví dụ1: Điều 66 Luật Dân sự năm 2005, quy định về nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi.