Truyện ngắn Đỗ BíchThúy trong dòng chảy của văn xuôi về đề tài dân tộc và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn đỗ bích thúy nhìn từ góc độ văn hóa (Trang 28)

5. Mục đ ích, ý nghĩa đóng góp của luận vă n

1.2.2 Truyện ngắn Đỗ BíchThúy trong dòng chảy của văn xuôi về đề tài dân tộc và

dân tộc và miền núi đương đại

Đỗ Bích Thúy sinh năm 1975 tại Hà Giang. Chị bén duyên văn chương từ cuộc thi truyện ngắn trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội 1988– 1989 với chùm truyện ngắn “Sau những mùa trăng” – “Ngải đắng ở trên núi” – “Đêm cá nổi”. Tiếp sau

đó, những tập truyện như “Sau những mùa trăng”, “Những buổi chiều ngang qua

cuộc đời”, “Ký ức đôi guốc đỏ”, “Tiếng đàn môi sau bờ rào đá” càng khẳng định nét riêng độc đáo của chị khi viết về vùng cao. Nét độc đáo của một cây bút người miền xuôi (Đỗ Bích Thúy quê Nam Định) nhưng sinh ra và sống giữa những người miền núi, thế nên chị viết về vùng cao trong tâm thế của một người đi xa vừa thấy nhớ, vừa thấy đặc sắc, thấy lạ…

Từng viết báo trong vai trò phóng viên Báo Hà Giang trước khi học khóa 16, Học viện Báo chí - Tuyên truyền, năm 2001 ra trường, Đỗ Bích Thúy về tạp chí Văn nghệ quân đội. Đỗ Bích Thuý có dấu ấn trong văn học Việt Nam đương đại bằng các truyện ngắn. Kể từ khóa 16 đến nay khóa 32, từ “lò đào tạo báo chí“ lớn nhất nước, chỉ có 2 người là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam: Vi Thùy Linh và Đỗ Bích Thúy.

Miền núi Hà Giang, nơi chị sinh ra và lớn lên, là đề tài chính, mạch nguồn cảm xúc trong tác phẩm của chị. Đỗ Bích Thúy từng nói: “Ký ức 19 năm sống tại Hà Giang của tôi còn là ký ức của cả gia đình, bố mẹ, anh chị. Trong làng người Tày có ngôi nhà chúng tôi. Hà Giang nhiều bà con dân tộc H’Mông, họ sống ở núi cao. Còn nhà tôi ở thung lũng, gần người Tày. Tôi đã viết về họ trong tản văn Hàng xóm, Khúc quanh... Lúc nào tôi cũng nhớ vùng đất ấy. Ba phía kề rừng, phía kia cách con sông, là sông Lô, giữa núi là các khe nước, suối chảy qua vườn. Tôi nhớ vườn cam, từng cái cây, mỗi khúc quanh, viên đá trên lối hằn ký ức...” [47]

Những trang viết của Đỗ Bích Thúy luôn mang đậm hơi thở cuộc sống vùng cao từ khung cảnh thiên nhiên, đời sống sinh hoạt đến tâm hồn, nếp nghĩ suy của con người qua giọng văn bình dị đầy sức lôi cuốn, đặc biệt ở cách sử dụng ngôn ngữ ví von, so sánh giàu biểu tượng - một đặc trưng trong tư duy người dân tộc thiểu số.

Những năm gần đây, lần lượt với các truyện ngắn, tiểu thuyết đoạt giải thưởng văn học, các tác phẩm kịch bản sân khấu, điện ảnh gây chú ý, Đỗ Bích Thúy nổi lên là một cây bút trẻ về đề tài vùng cao với phong cách riêng hấp dẫn bạn đọc. Tập truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá là tập truyện tập trung những sáng tác nổi bật nhất của chị, trong đó truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá đã được đạo diễn Đỗ Quang Hải chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh Chuyện của Pao, tác phẩm đoạt giải Cánh diều vàng 2005 của Hội Điện ảnh Việt Nam.

21 truyện ngắn trong Tiếng đàn môi sau bờ rào đá , chị viết rả rích từ những năm còn ngồi trên giảng đường đại học đến nay, lưu dấu ấn từng bước trưởng thành của một ngòi bút đầy ngẫu hứng mà cũng tiềm tàng thiên bẩm. Tất cả những truyện ngắn chị đều viết về cuộc sống và con người nơi mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình.

Nét độc đáo, vẻđẹp đời sống tâm hồn, chiều sâu tâm linh người dân tộc thiểu số được chị thể hiện giản dị mà sâu sắc. Người đọc bắt gặp trong Những buổi chiều ngang qua cuộc đời tâm tư, tình cảm của người phụ nữ nghèo cùng chồng con vất vả vật lộn, bươn chải kiếm sống trong một gia đình đằm thắm, chan chứa tình yêu thương. Năm tháng qua đi với những buổi chiều dịu buồn, thấm thía niềm ân ưu, tha thiết với cuộc đời bao gian nan, nhọc nhằn. Câu chuyện thật bình thường mà cảm động, sâu lắng. Truyện Gió không ngừng thổi là tấm tình chồng vợ mộc mạc, cao thượng khi người chồng không thể sinh con, đành lòng để vợ có con với người khác. Người vợ thật thà, thủy chung sống dằn vặt trong mặc cảm tội lỗi đến tận cuối đời mà không hề nghĩ chồng mình đã biết. Cái ngưỡng cửa cao kể về tình yêu vời vợi thẳm sâu của Sính với người vợ trẻ bỏ anh về xuôi. Dẫu cô đơn, mỏi mòn trong mong đợi, anh vẫn không chịu ngã lòng trước cám dỗ. Tiếng đàn môi sau bờ rào đá

thấm đẫm nỗi buồn về cuộc đời âm thầm nhẫn nại đầy hy sinh của "mẹ già" không sinh nởđược, hết lòng chăm sóc yêu thương chồng và các con ông, dù vẫn nặng ân tình với tiếng đàn môi của người yêu cũ... Mỗi nhân vật của Đỗ Bích Thúy là một cảnh đời, tâm trạng dù phức tạp hay đơn giản đều được tái hiện, khắc hoạ rất tinh tế.

Những buổi chiều ngang qua cuộc đời, Sau những mùa trăng, Tiếng đàn môi sau bờ rào đá có thể xem là những truyện ngắn hay. Nhân vật phụ nữ trong đó hiện lên với tất cả vẻđẹp thể chất, tâm hồn và đức hạnh truyền thống của người phụ nữ vùng cao nói riêng, người phụ nữ Việt Nam nói chung. Đặc biệt, tác giả có một khả năng diễn tả những trạng thái tâm lý, những khoảnh khắc xao động bất chợt trong lòng người rất tự nhiên, biểu cảm. Tâm trạng chênh chao, niềm yêu thương khắc khoải thầm kín của chàng trai trẻ với người chị dâu xinh đẹp goá bụa trong Sau những mùa trăng được tác giả thể hiện chân thực, toát lên vẻđẹp lãng mạn, trong sáng làm rung động lòng người. Đây là tác phẩm giúp chị đoạt giải Nhất cuộc thi truyện ngắn Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội 1998-1999.

Đời sống vùng cao trong những chuyển đổi trước tác động của cuộc sống thành thị thời hiện đại cùng nền kinh tế thị trường với cả mặt tích cực và tiêu cực đã ít nhiều được phản ánh trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy. Những chàng trai, cô gái miền xuôi lên "cắm bản" dạy chữ cho đồng bào. Phong trào xây dựng bản làng văn hóa mới. Điện về, thị trấn mới hình thành, hàng quán và cả những tệ nạn... Tất cả đã hiện hình, tác động lên nếp sống, nếp nghĩ trầm tĩnh bao đời của con người

vùng cao. Thị trấn, Ngoài cửa trời chưa sáng, Mặt trời lên quả còn rơi xuống, Con

dê bốn mắt... là những truyện miêu tả khá sinh động về những chuyển đổi đó. Và nổi bật lên trong mỗi hoàn cảnh, ở những môi trường sống nhiều thử thách khác nhau là hình ảnh những con người luôn khát khao tình yêu, khát khao được sống, lao động, đóng góp sức mình xây dựng, gìn giữ vẻ đẹp, sự bình yên của mảnh đất quê hương. Nhất là những người trẻ tuổi như cô giáo miền xuôi trong Vết chân ngựa trên đường mòn, anh bí thưđoàn xã tích cực, nhiệt tình với phong trào trong

Mặt trời lên, quả còn rơi xuống...

Những trang viết của Đỗ Bích Thúy luôn mang đậm hơi thở cuộc sống vùng cao từ khung cảnh thiên nhiên, đời sống sinh hoạt đến tâm hồn, nếp nghĩ suy của con người qua giọng văn bình dị đầy sức lôi cuốn, đặc biệt ở cách sử dụng ngôn ngữ ví von, so sánh giàu biểu tượng - một đặc trưng trong tư duy người dân tộc thiểu số: "Con gái à, làm dâu mà không làm mẹ thì chỉ là cái cục đá kê chân cột nhà

chồng thôi. Ở hai mươi năm, ba mươi năm, ở đến lúc chết cũng chỉ là cục đá kê cột thôi" (Tiếng đàn môi sau bờ rào đá), "Cái đầu ngu thế, ăn bao nhiêu mèn mén, bao nhiêu muối mà vẫn ngu. Vợ mình tự mình mang về, tự mình lấy mất đời con gái người ta như vùi củ sắn vào bếp, giờ bỏ mặc người ta mà nghĩđến người khác được à?" (Mặt trời lên, quả còn rơi xuống)...

Mảnh đất Hà Giang với núi rừng, làng bản hùng vĩ nên thơ; những chàng trai, cô gái nụ cười hồng như hoa lê, hoa đào trong phiên chợ rộn ràng; những đêm trăng nồng nàn hò hẹn có tiếng đàn môi réo rắt gọi mời; cả những cố gắng, khát vọng của con người muốn nâng niu, gìn giữ vẻđẹp quê hương, gìn giữ những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc. Tất cả đi vào trong những trang viết của Đỗ Bích Thúy hồn nhiên, gợi cảm. Nó tạo nên sức sống, nét hấp dẫn riêng không thể trộn lẫn nơi ngòi bút chị. "Ngôi nhà nằm chênh vênh trên cao kia. Già nua cũ kỹ và nhỏ nhoi. Khi nào nhớ về mẹ, tôi cũng hình dung thấy ngôi nhà với chín bậc cầu thang, nơi chân tôi run rẩy, chập chững đi ra cuộc đời và từ cuộc đời đầy giông bão trở về". Đỗ Bích Thúy đã viết những dòng chân thật, cảm động đó trong Ngải đắng ở trên núi. Chính sức nặng của tình yêu thương và những kỷ niệm thiết tha về quê hương đã giúp chị ngày càng trưởng thành trong cuộc sống và cả trên trang viết của mình.

Đỗ Bích Thúy rời Hà Giang, đi học báo, viết văn đoạt giải và nổi tiếng, rồi làm việc cần mẫn ở tạp chí Văn nghệ quân đội hơn 10 năm trời. Chị là một “ngoại lệ” nào đó mà ông trời đã ưu ái thì phải. Đỗ Bích Thúy là người phụ nữ thứ hai (sau nhà văn Như Trang) của tạp chí dành cho những người lính, và trở thành nữ phó tổng biên tập đầu tiên trong lịch sử hơn 50 năm của Văn nghệ quân đội.

CHƯƠNG 2: TRUYN NGN ĐỖ BÍCH THÚY VÀ S KT TINH CÁC GIÁ TR VĂN HÓA TRONG THIÊN NHIÊN - CON NGƯỜI

2.1 Không gian văn hóa min núi phía Bc trong truyn ngn Đỗ Bích Thúy

2.1.1 Thiên nhiên

Quan hệ văn hóa với con người và xã hội là một phần của quan hệ bộ ba "con người - văn hóa - tự nhiên". Trong quan hệ giữa văn hóa và tự nhiên, tự nhiên là cái có trước, tự nhiên quy định văn hóa. Văn hóa thường được định nghĩa như một "tự nhiên thứ hai". Không có tự nhiên sẽ chẳng có văn hóa. Điều này đúng vì hai lẽ.

Thứ nhất, tự nhiên tạo nên con người rồi con người, đến lượt mình, lao động không ngừng để tạo nên văn hóa; như vậy, văn hóa là sản phẩm trực tiếp của con người và sản phẩm gián tiếp của tự nhiên. Văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người.

Thứ hai, trong quá trình sáng tạo văn hóa, con người vẫn phải sử dụng các tài nguyên phong phú của tự nhiên và năng lực tự nhiên tiềm tàng của chính mình. Các giá trị văn hóa không thể tồn tại được nếu không có tự nhiên làm môi trường và chất liệu cho nó: mọi sản phẩm vật chất đều chế tạo từ các vật liệu tự nhiên hoặc có nguồn gốc từ tự nhiên, và mọi sản phẩm tinh thần đều không thể tồn tại ngoài bộ não là cái vật chất tự nhiên sinh ra chúng.

Trải dài trong những trang văn của Đỗ Bích Thúy là thiên nhiên miền núi phía Bắc kỳ vĩ, nguyên sơ và bí hiểm nhưng cũng không kém phần thơ mộng, huyền ảo và trữ tình. Đây là không gian quen thuộc lặp đi lặp lại trong hầu hết các sáng tác của chị và nó ám ảnh người đọc. Đọc truyện ngắn Đỗ Bích Thúy, độc giả như thấy mình khi đang trên một sườn dốc mờ sương không rõ mặt người, chỉ có cảm giác lạnh cắt da cắt thịt là rõ rệt, khi lại nhưđang đi giữa những nương ngô tưởng chừng trải dài đến vô tận, khi trông thấy ánh mặt trời đỏ rực lách mây vươn dậy, khi nhìn ánh hoàng hôn lặn dần sau đỉnh núi xa xa… Tất cả tạo nên một không gian “đặc sệt” miền núi.

Khi đọc truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy, người đọc được sống trong môi trường đậm chất miền núi, bởi bao quanh là thế giới sinh động những tên đất, tên

bản, tên núi, tên sông… làm “chất nền” cho những câu chuyện kể của nhà văn. Đó là không gian với “đầy rẫy” những địa danh, những cái tên dân tộc để gợi đến những vùng đất hoang sơ, vừa xa xôi, vừa bí ẩn: Xà Tùng Chứ, Chín Chải, Tây Côn Lĩnh, Cao Bành, Thượng Sơn, Lũng Pục, Cao Mã Pờ, Pải Lủng, Vần Chải, Lao Chải, Mã Pí Lèng, Xán Díu… và đặc biệt, dòng sông Nho Quế xuất hiện trong nhiều truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy. Thiên nhiên trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy không chỉ có tác dụng làm “nền” cho hành động mà trở thành một sinh thểđộc lập với những nét đẹp tự nhiên có đường nét, hình khối cụ thể, rõ ràng… Thiên nhiên vừa hiện thực, sinh động, thơ mộng, êm đềm nhưng cũng rất hoang sơ, huyền bí. Không gian được tác giả miêu tả từ ngày sang đêm, đông sang hạ, từ cái nhìn khách quan bên ngoài đến cảm nhận bên trong của nhà văn. Từ những khoảnh khắc đáng nhớ của thiên nhiên ấy cộng với ngòi bút tài hoa của nhà văn Đỗ Bích Thúy đã tạo nên những bức tranh thiên nhiên có hồn, tựa hồ như mở sách ra là được bước chân đi trên sườn dốc, trên con đường dẫn vào những bản làng…

2.1.1.1 Thiên nhiên kỳ vĩ, hoang sơ và bí hiểm

Đến với thế giới nghệ thuật của Đỗ Bích Thúy, người đọc được tiếp xúc với không gian núi rừng kỳ vĩ, hoang sơ và bí hiểm. Chúng ta có thể thấy những nét đẹp này của thiên nhiên trong các tác phẩm: Cạnh bếp có cái muôi gỗ, Hẻm núi, Cột đá treo người, Mần tang mọc trong thung lũng, Ngải đắng ở trên núi… Bằng những miêu tả gợi hình khối và đường nét của thiên nhiên nơi vùng cao Tây Bắc cho thấy đôi tay tài hoa của nhà văn đã khắc họa lại những nét vẽ khỏe khoắn, phóng khoáng về thiên nhiên nơi vùng cao khiến độc giả choáng ngợp khi bước vào không gian núi rừng của chị. Đó đều là những tạo vật đẹp nhất của trời đất. Thiên nhiên gây ấn tượng với độc giả ngay từ cái nhìn đầu tiên về những ngọn núi của miền sơn cước. Trong Cạnh bếp có cái muôi gỗ, tác giả viết: “Khắp vùng cực Bắc này, nhìn phía nào cũng chỉ thấy núi. Núi đã cao ngang mây trời, nhiều như sao trên dòng sông ngân hà, ngửa mặt đếm mỏi miệng, mỏi cổ không xuể.” [33; 73]. Bầu trời nơi đây cũng trở nên cao và xanh hơn, những ngọn núi cao nhấp nhô nối tiếp điểm tô thêm vẻ đẹp của bầu trời: “Bầu trời cao lên vời vợi giữ bốn bề vách núi sừng sững…”

[33; 173]. Những dãy núi trùng trùng điệp điệp bao quanh những bản làng bé nhỏ: “Tả Gia có ba mặt núi, một mặt sông. Mặt trời lên ở dãy núi bên trái… núi chồng lên núi, nhấp nhô như răng cưa.” [33; 177]. Hình ảnh núi chồng lên núi thành dải dài tưởng chừng như bất tận với những dáng vẻ khác nhau khiến người đọc choáng ngợp trước sự kỳ vĩ của thiên nhiên nơi đây. Những ngọn núi đứng sừng sững và khô khốc cắt hình rõ rệt giữa mây trời Tây Bắc và “Năm, sáu thập kỷ đã qua, trên cái mỏm núi ngày xưa là nơi dựng cây cột đá treo người vẫn không một loài cây cỏ nào mọc được. Năm này qua năm khác, trên cao ấy chỉ có tiếng gió quất lên những rìa đá nhọn và sắc, mây đen tụ thành đám che khuất mặt trời…” [33; 93] (Cột đá treo người).

Nằm ẩn trong những dãy núi nhấp nhô, hùng vĩ là những con đường rừng quanh co, ngoằn ngoèo nằm chênh vênh giữa núi cao và vực sâu thăm thẳm là cho những du khách từng một lần đến đây không khỏi rùng mình, ớn lạnh khi đi trên những con đường này. “Hết đường nhựa, vào đường đất ngoằn ngoèo bám trên triền dốc là thấy ngay cái lạnh ùa tới. Gió dưới vực sâu hun hút thốc lên”, “phải đi mười một khúc đường vòng như trước mặt mới về tới. Vừa đi vừa đếm ngược, đến vòng cua cuối cùng mới thấy nhà trưởng bản nằm chon von trên cao.” [33; 73] (Cạnh bếp có cái muôi gỗ). Sự chon von, nguy hiểm còn nằm ở những khúc đường cua, những đoạn đường gấp khúc luôn bị che phủ bởi sương mù: “Con đường mòn này rất nhỏ và nhỏ nhất ở đoạn cua gãy khúc chỉ chừng năm mươi phân bề rộng là cùng. Cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn đỗ bích thúy nhìn từ góc độ văn hóa (Trang 28)