Con người trong truyện ngắn Đỗ BíchThúy – những chủ thể văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn đỗ bích thúy nhìn từ góc độ văn hóa (Trang 54)

6. Cấu trúc luận văn

2.2 Con người trong truyện ngắn Đỗ BíchThúy – những chủ thể văn hóa

Con người đã tạo ra văn hóa và đồng thời con người cũng là một phần của văn hóa, chịu sự ràng buộc của văn hóa. Các sáng tác của Đỗ Bích Thúy đều viết về con người là những chủ thể của văn hóa với những mối quan hệ con người với con người, con người với vật chất, con người với quá khứ… Nhân vật trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy đều là những con người bước ra từ cuộc sống nơi núi cao quanh năm

mây phủ và gió núi ngút ngàn. Bởi vậy, dưới ngòi bút của nhà văn, người đọc tìm

thấy bóng dáng của cuộc sống thường ngày, của cuộc đời thực qua những buồn, vui, đau khổ, cam chịu, nhẫn nhục, khát khao tình yêu – hạnh phúc hay ước vọng đổi đời của các nhân vật May, Sương, Duân, Páo, Sinh… Họ là những nhân vật tiêu biểu cho con người miền núi, cho văn hóa vùng cao đậm đặc.

2.2.1 Con người với con người

Ai đã từng đọc tác phẩm của Đỗ BíchThúy, từng bị ám ảnh những truyện ngắn của chị, chắc hẳn đồng ý với chúng tôi điều này: nhân vật thống lĩnh trong các tác

phẩm của Thúy toàn là đàn bà đa phần thuộc tộc người Mông, và không gian cho

các nhân vật sinh sống sinh sự trong đó tồn là núi rừng sông suối thổ nhưỡng vùng cao, cụ thể hơn - cao nguyên đá Hà Giang, nơi quê hương tuổi thơ của chị.

Hãy nhìn vào thế giới nhân vật người nữ: đầu tiên là người mẹ - mẹ đẻ và mẹ kế; sau nữa là những người vợ, và rất nhiều những người con gái tuổi mới lớn chẳng

mấy chốc lại bước vào cái vòng đời làm vợ, làm mẹ, làm bà…(Ngải đắng ở trên

núi), cùng lúc có ba nhân vật nữ: nhân vật xưng “tôi” đi xa trở về, bà mẹ vùng cao

sau bờ rào đá, và hàng loạt các truyện tiếp đó (Khách quý, Lặng yên dưới vực sâu, Cạnh bếp có cái mi gỗ, Trong thung lũng…) đều nhất loạt hiện lên những hình

ảnh người đàn bà với nhiều hình nét và cảnh ngộ khác nhau. Khi chuyển đổi vùng hiện thực từ miền núi cao sang phố thị, như một sự ngoan cố của tâm thức, Đỗ Bích Thúy cứ tìm đến thân phận những người đàn bà với nhiều nông nỗi trong bối cảnh hiện đại (Đàn bà đẹp, Trong đám đông có một ánh mắt, Chiếc hộp khảm trai,

Sương khói mịt mờ). Có thể đây đó, trong cách tạo dựng của nhà văn, thỉnh thoảng

có một vài nhân vật đàn ơng chiếm chỗ, định trở thành nhân vật chính của truyện

(Mèo đen, Tráng A Khành), nhưng chẳng mấy chốc, lại có một/ hơn một nhân vật

đàn bà xen vào can thiệp, đoạt quyền vai chính. Vậy là cuối cùng, các nhân vật

người nữ, tưởng là vai phụ, bỗng nhiên có mặt ở giữa trung tâm của câu chuyện,

khiến khi tác phẩm khép lại, người đọc nhớ họ hơn là nhớ cái đám nhân vật đàn ông vốn ban đầu là nhân vật chính kia.

Mối quan hệ giữa người với người được Đỗ Bích Thúy diễn tả dưới ngịi bút

tinh tế và sâu sắc. Đó là lối ứng xử của những con người miền núi chất phác, giản dị mà giàu lòng nhân hậu và sự hi sinh cao cả. Đó là hình ảnh người phụ nữ vùng cao dù bị đẩy vào bất cứ hoàn khắc nghiệt nào cũng hết sức nhân hậu. Mẹ già trong

Tiếng đàn môi sau bờ rào đá từng là cô một cô Mao “đẹp người, nết cũng đẹp, con

gái bản trên làng dưới không ai dám nhận mình thêu thùa , dệt vải vừa nhanh vừa đẹp như cô...” [33; 20]. Nhưng số phận trớ trêu thay, Mao lấy chồng mà khơng có

con, chồng đưa về nhà một người phụ nữ khác, dù rất đau lịng nhưng Mao khơng

một lời to tiếng mà chỉ “lặng lẽ chuyển đồ đạc của mình sang căn buồng của mẹ

chồng trước kia”. Dẫu buồn tủi, đau đớn nhưng khi người phụ nữ kia bỏ đi để lại

hai đứa con cho bà Mao ni dưỡng thì bà vẫn chăm chút hai đứa trẻ bằng tình

thương yêu hết mực của một người mẹ. Chi tiết hết con May đến thằng Trài thay

nhau nhay cho đến bật máu đơi vú teo tóp khơng một giọt sữa nào của mẹ già đã nói lên tất cả tình u thương của bà dành cho chúng: “Không biết bao nhiêu lần May

ngậm hai bầu ngực mẹ già, nhay đến bật máu vì thèm sữa. May lên hai tuổi, còn

thay chỗ của May lại nhay bầu vú chưa bao giờ có sữa của mẹ già.” [33; 24]. Người mẹ già đã dồn hết những hờn tủi vào đáy sâu tâm hồn để chắt lọc những gì ấm áp

nhất dành cho hai đứa con của người đàn bà đã cướp chồng mình, cướp mất hạnh

phúc gia đình của mình. Sự bao dung, nhân hậu càng được khắc sâu hơn trong tình tiết bà Hoa quay trở về vào lần gần nhất, khi trước tết. May vì giận người mẹ đẻ vơ trách nhiệm với chị em cơ, đã thế lại cịn mang cả con bò cày duy nhất đi khi về nhà lần trước khiến hai mùa sau bố và mẹ già phải thay bò đi cày, khiến “bàn tay của mẹ già đã chai còn chai thêm, vết chai dày cộp như miếng cháy trong nồi cám. Đêm nào mẹ già cũng lấy hai bàn tay ấy xoa lưng cho hai chị em May dễ ngủ.” [33; 25]. Vì thế mà May không nhận mẹ Hoa. Cách cử xử này của May khiến mẹ già khơng hài lịng, bà đã nhắc nhở con gái: “- Không được thế con gái à. Mẹ Hoa chứ có phải

người lạ gặp ngồi đường đâu. Lâu quá nó mới về nhà, nhưng con gái vẫn không

quên đâu, phải thế khơng? – Con cịn nhớ hơn cả mẹ, mẹ già ạ. Nhớ cả con bò bị

người ta dắt đi… - Ầy, chuyện cũ đừng nhắc nữa. Cái gì cần nhớ hãy nhớ, cái gì

nên qn phải biết qn. Hơm qua trời mưa nước suối đục, nhưng không đục mãi

được. Con người cũng thế…” [33; 22]. Mẹ già còn hàn gắn tình mẹ con giúp người đàn bà đã tước đi hạnh phúc của mình với đứa con gái mà mẹ già khơng có cơng sinh thành nhưng hết lịng ni dưỡng. Đây có lẽ là hình ảnh đẹp nhất về người mẹ giàu đức hi sinh, bao dung và nhân hậu trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy. Đó cũng là điểm sáng trong mối quan hệ đầy tính nhân văn giữa người với người.

Cũng có hồn cảnh éo le như bà Mao trong truyện ngắn kể trên, bà Vá trong

truyện ngắn Tráng A Khành lấy chồng mà mãi không sinh được con. Ơng Sình –

chồng bà đã ra đi cùng với một con bò với ý định kiếm một đứa con mang về, sau một năm thì ơng mang về thằng Khành cho bà ni. Dẫu trong lịng có phần ấm ức vì ni con chồng nhưng bà cũng gạt bỏ tất cả để nuôi dưỡng thằng Khành chu đáo. Khi thằng Khàng được 4 tuổi thì chồng bà bị ung thư dạ dày qua đời. Bà chăm sóc thằng Khành cho đến khi khôn lớn, sức dài vai rộng, ngoan ngỗn: “Nó ngày càng

cao lớn, vững chãi, tự biết kiếm việc nặng làm thay mẹ, tự biết có miếng ăn ngon

ngồi bờ rào đá cũng khơng được nhảy tót ra khỏi cổng…” [35;154 – 155]. Bỗng nhiên, một ngày, có người đến xin bà cho thằng Khành đi gặp mẹ đẻ nó vì mẹ đẻ nó

bị bệnh đang hấp hối. Bà Vá do dự, đứng ngồi không yên nhưng cuối cùng thì hai

mẹ con dắt nhau đi sang bản nhà mẹ đẻ thằng Khành. Bà còn khuyên con nên ở lại

thêm một đêm với mẹ đẻ của mình. Chính nghĩa cử cao đẹp này của bà đã khiến

người đọc xúc động vì lịng vị tha trong mối quan hệ giữa người với người. Và hành động cao cả ấy đã được đáp trả, thằng Khành thăm mẹ đẻ xong là về theo bà ngay, cái cách mà nó cõng bà đi phăm phăm trong đêm tối khi bà vấp ngã chảy máu chân đã nói lên tất cả tình u của nó dành cho bà. Tình cảm con người lúc này thật đẹp biết bao. Chính tình cảm này đã phần nào tạo nên sự sâu sắc và giá trị nhân văn cho truyện ngắn Đỗ Bích Thúy.

Trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy, khơng chỉ có người phụ nữ bao dung, chấp nhận hi sinh mà có cả những người đàn ông miền núi thật thà, chân chất và độ lượng. Ông Chúng – chồng bà Mao trong truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá dù đã có thê vợ hai vì vợ cả không thể sinh con nhưng lúc nào ông cũng cảm thấy day dứt, có lỗi với vợ, cộng với sự cảm kích tấm lịng bao dung của vợ khi nhẫn nhịn ni con và chăm sóc gia đình chu tồn. Ông rất ý nhị khi chuyển sang nương ở và bảo vợ đi bán rượu ngày 27 tháng 3, mà ai cũng hiểu đó là ngày để những đơi un ương gặp nhau, để những người yêu nhau không lấy được nhau có cơ hội gần nhau. Vì ông Chúng biết bà Mao vẫn cịn nặng tình với tiếng đàn mơi của người tình xưa. Cách cư xử tế nhị đó của ơng vừa là sự bù đắp cho người vợ của ông vừa là biểu hiện cho phẩm tính tốt đẹp của người đàn ơng H’Mơng.

Thêm một ví dụ điển hình trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy về cách ứng xử tốt đẹp của con người với con người là nhân vật Thào Mí Sùng trong Gió khơng ngừng

thổi. Ơng Sùng nuôi con của vợ với người đàn ông khác nhưng ông không ghét bỏ con trai, ghét bỏ vợ, trái lại vẫn u thương, chăm sóc vợ con. Ơng nín lặng cất giấu

bí mật trong lịng vì ơng sợ khi nói ra điều mình biết sẽ làm vợ và con trai chạnh

lòng. Đến khi vợ lâm bệnh nặng khơng qua khỏi ơng mới tiết lộ bí mật đó cho con gái biết. Bao dung và vị tha hơn cả là khi ông băn khoăn khơng biết có nên cho

thằng Chá biết cha ruột mình là ai khơng? Ơng đã vượt qua tất cả day dứt, lịng tự

tơn, sự ích kỷ để yêu thương và đón nhận đứa con trai đó là con của mình. Người

đọc sẽ cịn mãi nhớ về ơng Sùng với lịng vị tha đó khiến người gần người hơn. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa người với người không phải lúc nào cũng luôn tốt đẹp. Mối quan hệ giữa những con người miền sơn cước nơi đây chịu chi phối rất lớn từ những phong tục, tập quán, những thành kiến xã hội. Chính những thành kiến

này đã cướp đi niềm hạnh phúc đáng có của những người phụ nữ nơi này. Những

thành kiến và tập tục lạc hậu cũng là lý do lớn nhất khiến mối quan hệ giữa con người với con người đi theo chiều hướng tiêu cực. Nhân vật Vi trong Giống như cái

cối nước xinh đẹp, đảm đang, tháo vát: “Vi biết mình xinh đẹp, ngày nào cũng soi gương vấn tóc trong buồng riêng. Và, Vi còn đảm đang việc nhà, việc nương, việc đồng ruộng, giỏi đan lát, thuê thùa, dệt vải, khâu vá, con lợn nhà nào may mắn được vào chuồng nhà Vi cũng lớn nhanh như thổi, đàn gà thì thi nhau đẻ trứng.” [33; 140]. Vi được nhiều chàng trai thầm yêu, nhưng không một chàng trai nào dám cưới

Vi. Đôi lúc, Vi nghĩ quẩn, Vi chỉ mong có một người nào đó chịu lấy mình, dù họ

có đui q mẻ sứt cơ cũng chấp nhận để không trở thành người án ngữ gây cản trở

cho các em cô. Tất cả chỉ được giải đáp khi thằng bé xin đi nhờ Vi qua song nói:

“Có ngừi Tả Chải định lấy làm vợ đấy nhưng bố mẹ cấm. Ái chà, thấy bảo nhà ấy bốn năm đời nghèo không đủ ăn, người giàu lấy vào cũng nghèo theo, đói lắm. Thế nên…”. Nghe đến đây, Vi hiểu tất cả: “Một nỗi tủi hổ, uất ức, đau đớn dâng lên,

bóp nghẹt lồng ngực.” Vi đau đớn, tủi nhục “hóa thành cái bóng, lầm lũi làm việc,

thi thoảng trong giấc mơ Vi lại thấy người yêu quay trở lại, đứng cạnh cái cối nước, thả dây cho nó giã khơng để gọi Vi. Tỉnh dậy, Vi khóc…”. Chỉ vì cái nghèo, cái đói,

vì định kiến xã hội với những tập tục quan niệm lạc hậu đã tước đi tình yêu, hạnh

phúc đáng ra một cô gái đẹp người đẹp nết như Vi xứng đáng được hưởng. Và rồi,

muốn con gái lấy được chồng, cha mẹ Vi đã phải bán nhà cửa, đất đai và dọn sâu

vào bên trong núi sinh sống. Chắc chắn sự thật này sẽ trôi vào dĩ vãng nếu khơng có một ngày Vi về thăm nhà được thằng em thứ tư nói cho biết với vẻ đầy trách móc, giận hờn: “Chị khơng biết thật hay giả vờ không biết thế? Bố mẹ bán đất để lấy hai

trăm đồng bạc trắng gả chồng cho chị chứ làm gì. Cả mấy con trâu nữa, cả đàn dê nữa, đã hai vụ khơng có trâu cày rồi, chị có nhiều tiền thì mua cho nhà một con trâu đi. Khơng có hai trăm đồng bạc ấy thì ai dám lấy chị? Thế mà lấy được chồng rồi, sướng quá, quên cả đường về, cả nhà mong mãi, mờ cả mắt rồi…” [33; 148 – 149]

Nhẻo trong truyện ngắn Như một con chim nhỏ là một cơ gái xinh đẹp, ngoan

ngỗn. Bất hạnh đến với cơ gái khi cịn q trẻ, khi ấy Nhẻo mới 18 tuổi. Chồng

Nhẻo chết khi mới cưới nhau được nửa năm, chưa kịp có con. Nhẻo như một cái

bóng trong ngơi nhà chồng, sớm khuya làm lụng tần tảo, gánh vác mọi cơng việc, cơ như khơng có niềm vui nỗi buồn riêng của bản thân, chỉ quần quật làm như trâu bò. Nhẻo đã sống mà như chết dần trong suốt hai năm, dù rằng trong sâu thẳm trái tim mình, Nhẻo vẫn khát khao yêu thương, và vẫn có chàng trai si tình lẽo đẽo theo Nhẻo suốt bấy lâu, nhưng cơ khơng cho mình có quyền hạnh phúc riêng, cơ tự coi mình là trâu ngựa để trả nợ cho nhà chồng. Theo lời mẹ chồng Nhẻo “có lúc bà cảm thấy con dâu mình đang cố trả nợ bố mẹ chồng. Trả sao được con ơi, hai năm chứ hai mươi năm nó cũng không trả hết, nếu đúng là vì nó mà thằng Cạ không qua được tuổi hai lăm. Không trả hết được đâu con ơi…” [35; 67]. Nhẻo bị tung tin xấu là dan díu với em chồng khiến dân bản chê bai, đàm tiếu. Nhẻo bị đám trẻ con trong làng ném đá vào người, trong con mắt họ thành kiến với Nhẻo càng trở nên nặng nề hơn. Nhẻo như một con chim nhỏ và nhà chồng như một cái lồng vơ hình cứ thế trói

chặt Nhẻo với những định kiến lạc hậu, đến nỗi khi bị oan cũng không cất nổi một

lời thanh minh. Chính những định kiến và hủ tục lạc hậu đã khiến cho những con

người đối xử tàn nhẫn với nhau, khiến cuộc sống của nhiều người trở nên tù túng

ngột ngạt.

Truyện Mần tang mọc trong thung lũng kể về câu chuyện trở về bản Tả Gia của nhân vật Liêu và tâm trạng của Liêu khi chứng kiến biết bao câu chuyện buồn vui của bản. Đặc biệt là nỗi buồn truyền kiếp với huyền thoại là do người trong bản lấy nhau nên trời phạt. Nhưng và Nhi trong câu chuyện cũng là những cô gái vừa đẹp người vừa đẹp nết: “ Trong nhà có bao nhiêu túi thêu, vỏ địu, bao nhiêu vải

Con gái Tả Gia có nước da trắng hồng, mái tóc đen óng là mờ mần tang đấy.” [33; 178]. Nhưng vì lời truyền độc địa xưa kia chưa được hóa giải mà mọi người sợ hãi khiến cho bao chàng trai đem lòng yêu cuối cùng cũng không dám vượt qua rào cản vơ hình ấy để đến với họ. Đỗ Bích Thúy đã mô tả bước chân nặng nề của những cô gái này khi quay về từ phiên chợ: “Mặt trời nghiêng thì chợ tan. Hai quẩy tấu ngơ

nặng hơn cả lúc đi, lại mang chất lên lưng ngựa. Con ngựa bị bỏ quên không được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn đỗ bích thúy nhìn từ góc độ văn hóa (Trang 54)