Ngôn ngữ giàu hình ảnh và mang tính biểu cả m

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn đỗ bích thúy nhìn từ góc độ văn hóa (Trang 100 - 105)

5. Mục đ ích, ý nghĩa đóng góp của luận vă n

3.2 Ngôn ngữ trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy

3.2.2 Ngôn ngữ giàu hình ảnh và mang tính biểu cả m

Trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy, ngoài các đoạn đối thoại được sử dụng như một phương cách khắc họa tâm lý nhân vật, mang tính chất cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật, lời dẫn của người kể chuyện cũng tạo được ấn tượng đặc biệt. Hơn nữa, những lời trần thuật, miêu tả, thuyết minh, giải thích của người kể chuyện lại chiếm ưu thế hơn so với ngôn ngữ đối thoại. Vì thế, đề cập đến tính chất giàu hình ảnh và biểu cảm của ngôn ngữ trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy, chúng tôi tập trung vào ngôn ngữ của người kể chuyện.

Ai đã từng đọc truyện ngắn Đỗ Bích Thúy đều không thể phủ nhận sự chân thực, sinh động đến từng chi tiết nhỏ nhặt của bức tranh cuộc sống với thiên nhiên, con người vùng cao Tây Bắc. Đểđem lại cảm giác nhưđược sống, được đắm chìm trong “không gian có núi cao, trời rộng” ấy, nhà văn đã sử dụng một hệ thống từ ngữ tạo hình và gợi hình một cách chuẩn xác, tinh tế. Những âm thanh, mùi vị, dáng dấp của núi rừng: tiếng gió thổi “ào ào, hun hút trên mặt sông u u huyền bí” hay “quất ràn rạt trên mặt đất”, tiếng “ì oạp do con nước vấp phải ghềnh đá rải rác giữa dòng”,tiếng tắc kè “bật lên khắc khoải”, tiếng gà gáy “eo óc”, mùi ngải “cay cay, ngòn ngọt, nhằng nhặng đắng”, mùi bạc hà “ngan ngát”, “mặn mòi” của cỏ gianh hay vẻ “rậm rì cao vút” của những tán cây rừng, “hun hút” của vực sâu, “lởm chởm” của những vách đá … Tất cả đều là nguyên bản của cuộc sống được khơi dựng lại bằng những từ tượng hình, tượng thanh đầy sức gợi hình, gợi cảm.

Đặc biệt, truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy thường miêu tả bước đi của thời gian, nhất là thời điểm cuối ngày. Có lẽ cảnh chiều muộn trên núi cao không gì có thể

hiện hình rõ nét hơn qua sắc “đỏ bầm” của mặt trời “đã chìm xuống non nửa” hay qua hình ảnh “những mảng khói còn lại của nương đồi mới đốt quấn vào nhau, bốc ngược lên chậm chạp, nhuộm cho ánh hoàng hôn ngả tím, phủ đầy xuống thung lũng…” (Mần tang mọc trong thung lũng) và “chiều đang duềnh lên, nhanh như nồi cơm sôi không kịp mở vung. Nhà thấp tối trước, nhà cao tối sau, càng gần trời càng tối muộn” (Cái ngưỡng cửa cao). Còn trong đêm trăng sáng, núi rừng, bản làng cũng trở nên lung linh, huyền ảo hơn bởi “Ánh trăng sáng trắng lọt qua ô cửa nhỏ, hắt cả một quầng sáng vào trong nhà… Giữa mùa, trăng cứ rọi vào nhà cả đêm, trăng đi một vòng cửa trước ra cửa sau” (Sau những mùa trăng). Việc sử dụng những động từ “lọt”, “hắt”, “rọi”, “đi”, đã biến đoạn văn tả cảnh trở thành một thước phim đặc biệt mà ở đó người kể chuyện giống như một máy quay lặng lẽ, kiên trì bám đuổi để thu vào ống kính máy quay của mình những động thái tinh vi nhất của ánh trăng. Dĩ nhiên, trong vài câu miêu tả ngắn này, độc giả cũng trở thành khán giả mang trong mình cảm xúc tĩnh lặng, êm ả đến yên bình khi dõi theo một khuôn hình động.

Hệ thống ngôn ngữ giàu hình ảnh đã tạo nên một đặc điểm trong sáng tác của Đỗ Bích Thúy, đó là lối tư duy điện ảnh, tư duy khuôn hình. Có những đoạn văn, người đọc tưởng như chỉ cần nhắm mắt lại, hình dung thì từ trong tâm trí hiện lên rõ ràng những cảnh sắc, âm thanh mà chị đã thể hiện trên trang viết của mình. Bộ phim

Chuyện của Pao do đạo diễn Ngô Quang Hải chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh từ truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá của nhà văn, điều không thể phủ nhận là bên cạnh yếu tố cốt truyện có sức gợi rất lớn thì lối viết văn giàu hình ảnh cũng là một thuận lợi hỗ trợ các nhà làm phim. Những đoạn văn phong phú âm thanh và hình ảnh như: “ May bíu lấy gốc lê, cố thở thật khẽ. Ánh trăng cuối tuần mờ quá. Gió lạnh từ trong khe núi ào ra, mấy chiếc lá lê già còn sọt lại rụng nốt, quệt vào bờ rào đá lạt sạt…” [33; 32]. Một khung cảnh vừa tĩnh lại vừa động như lòng người: người mẹ già bâng khâng với kỷ niệm thời son trẻ. Còn May lần đầu tiên cảm nhận hết nỗi lòng của mẹ già khi bắt đầu bước vào tuổi biết yêu. Cả ánh trăng, cả hơi thở đều như muốn lặng đi, nhưng gió thì vẫn ào ra từ khe núi, lá cây lê thì vẫn rụng tao

tác như không muốn để yên, cảnh đó, người đó hài hòa một cách kỳ lạ. Thiên nhiên, tạo vật như ngưng lại trong khoảnh khắc con người đối diện với chính mình, với nỗi niềm tưởng như giấu kín trong tiềm thức của mẹ già, với thổn thức bắt đầu nhen nhóm trong lòng cô gái trẻ… Tất cả đã góc phần tạo nên một bức tranh động mà như tĩnh lặng đầy sức gợi.

Nhà văn không chỉ dùng ngôn ngữđể tả mà còn để gợi cho người đọc thấy rõ hơn thiên nhiên trong truyện ngắn mang nét đặc trưng của không gian miền núi phía Bắc. “Bên phải tôi là vực sâu hun hút, bên trái là vách đá lởm chởm, cả trước mặt và sau lưng đều chỉ có mây mù giăng kín’, “sương mù lại đã giăng kín chỗ đường cua gấp… Không nhìn thấy gì hết, trước mắt chỉ có một màu trắng đục, một thứ mây mù đặc sền sệt, tưởng đưa tay ra mà vớt được. Gió rất mạnh, thốc ngược từ dưới sâu lên nhưng vẫn không xua được lớp sương nặng nềđi… Không đi được thì bò, tất nhiên rồi, phải bò thôi” [33; 163] (Hẻm núi)… Những đoạn văn kiểu này xuất hiện khá thường xuyên trong các sáng tác của Đỗ Bích Thúy. Mặc dù chỉ là những đoạn miêu tả ngắn và tính chất phụđề nhưng chúng đã tạo ra một không khí miền núi đặc trưng cho truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy. Trong những đoạn ngoại cảnh này, nhà văn không dùng tả như một thủ pháp khắc họa chính mà huy động nhiều nhất vốn từ vựng phong phú của tiếng Việt để gợi lên trong trí tưởng tượng của người đọc một không gian kiến tạo bởi những ngọn núi cao chạm trời và những vực sâu tưởng chừng không thấy đáy.

Ở một vài đoạn văn, với ý đồ biến ngoại cảnh như một tấm gương phản chiếu tâm trạng, cảm xúc của con người, nhà văn đã sử dụng những ngôn từ biểu thị âm thanh như một chất liệu đặc biệt để vẽ nên cảnh. Đó là một góc rừng hoang vắng đến lạnh người: “Rồi tiếng bíp… bìm… bịp cất lên từ xa đến gần. Tiếng kêu hối hả, loạn xạ, nối từ bụi cây này sang bụi cây khác. Tiếng kêu đập vào vách núi, vọng trở lại như có hàng trăm con cùng kêu một lúc” [33; 173] (Mần tang mọc trong thung lũng). Đó còn là một thiên nhiên ẩn chứa những khó khăn với “tiếng thác lũ thượng nguồn ào ạt, tiếng vỏ cây rừng mùa khô vỡ ra lách tách, tiếng con nai tách mẹ ngẩn ngơ, thăm thẳm và những con gió mùa dài lê thê hun hút trên mái nhà” [33; 214]

(Ngải đắng ở trên núi). Hay là sự tĩnh lặng đến nao lòng của đêm dài được khắc họa qua “tiếng tắc kè nhả từng đợt, từng đợt, xót cả ruột. Gió bên ngoài, lay cây sổ đầu hồi, quả rụng xuống lộp bộp” [33; 134] (Giống như cái cối nước)… Những từ ngữ gợi tả âm thanh, nhất là trực tiếp mô phỏng tiếng chim, tiếng nứt tách của vỏ cây, tiếng quả rơi hay tiếng rít của gió khiến cho cảnh không còn dài tĩnh lặng, sơ cứng mà sống động, nên thơ nhưđang hiện diện trước mắt. Đoạn văn cuối truyện Gió không ngừng thổi là sự kết hợp của cảm giác con người và âm thanh của thiên nhiên, trời đất, của những khoảnh khắc tâm trạng khó nói thành lời. Với lối viết giàu hình ảnh, âm thanh, Đỗ Bích Thúy đã lột tả những điều khó nói nhất trong tâm trạng Kía, khi ở bên ngoài, chồng Kía và đứa con gái lớn đang nói chuyện về bí mật mà Kía tưởng chừng không ai biết. Mỗi người một tâm trạng, nhưng tất cả cảm xúc như ngưng đọng, xót xa trong khoảnh khắc này: “Trong lúc ấy, ở trong buồng, bà Kía lặng lẽ kéo chăn lên ngang mặt, nhắm chặt mắt và thở thật chậm. Gió vẫn đang rít bên ngoài, những mảnh vỏ ngô bị cuốn lên, đạp cả vào tường nhà lẹt xẹt” [33; 50].

Khi nhắc tới ngôn ngữ nghệ thuật tức ngôn ngữđược dùng trong các tác phẩm văn học, người ta thường nhắc tới sáu thuộc tính cơ bản: tính chính xác, tính hệ thống, tính cá thể hóa cao độ, tính tạo hình, tính biểu cảm và tính hàm súc. Các thuộc tính này gắn bó mật thiết với nhau: đặc điểm nọ gợi dẫn đến đặc điểm kia. Hai trong số các thuộc tính có mối quan hệ qua lại này của ngôn ngữ là tính tạo hình (giàu hình ảnh) và tính biểu cảm. Thực tế đã chứng minh, ngôn ngữ của một tác phẩm văn học nào đó được đánh giá cao về mặt tạo hình thì kèm theo đó là tính biểu cảm cao và ngược lại.

Trong phần trên chúng tôi đã nói nhiều về tính gợi hình, gợi âm như một đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ truyện ngắn Đỗ Bích Thúy. Và chính trong những ngôn từ giàu hình ảnh ấy cũng đã ẩn chức tình cảm của nhà văn cũng như khơi gợi các cung bậc cảm xúc khác nhau ởđộc giả. Bởi nếu không có tình cảm, cảm xúc với đối tượng cần được miêu tả, khắc họa, tác giả khó lòng tiếp cận và thâm nhập vào cuộc sống, nhất là cuộc sống bên trong của nhân vật. Nhìn vào những bức tranh phong cảnh bằng nghệ thuật ngôn từ trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy, người đọc có

thể nhận ra cái tình trong lòng nhân vật. Hoặc như ở những trường đoạn độc thoại nội tâm, tính biểu cảm thường được bộc lộ trực tiếp qua những từ ngữ thể hiện tâm trạng, thái độ của nhân vật. Ví dụ nhưở trường hợp của Sính trong Cái ngưỡng cửa cao, khi để nhân vật đối mặt với chính nỗi mong nhớ, sự đau khổ của mình trước cảnh hạnh phúc gia đình tan vỡ, nhà văn buộc anh ta phải gọi tên cụ thể tâm trạng của mình: “Sính đang buồn quá nên lỡ miệng nói bậy mấy câu, bà cô giận là phải lắm. Nhưng bà cô không hiểu cho Sính, Sính nhớ vợ quá mà…” [33; 53]. Với Vi trong Giống như cái cối nước cũng vậy, khi mấy đêm liền, Sinh (người yêu Vi) không tới, linh tính mách bảo điều không hay sẽ xảy ra, lòng Vi rối bời “Cái gì đó đang thiêu đốt ruột gan Vi, những ngón tay bải hoải, muốn rụng từng đốt…”. Vi đã từng không giấu được cảm xúc yêu thương của mình khi đứng trước người yêu với “tiếng trống ngực đang đập thình thịch và hơi thở của Vi đang nóng lên, muốn cháy cả cổ, xông cả lên mắt, xông ra mặt, mặt Vi đang rất nóng”. Với bản tính mạnh mẽ và quyết liệt đó, cô cũng không muốn tình yêu của mình dở dang mà không rõ lý do. Hành động “phăm phăm băng qua suối”, thái độ “mặc kệ” cả thời tiết xấu lẫn quan niệm “chẳng có lí gì một đứa con gái chưa chồng đến nhà một thằng con trai chưa vợ” đã nói lên tình cảm cháy bỏng của Vi dành cho Sinh cũng như nỗi khát khao hạnh phúc đang cháy bùng trong cô… Việc để Sính (Cái ngưỡng cửa cao), Vi (Giống như cái cối nước) và các nhân vật khác tự đối diện với chính mình qua những ngôn từ trực tiếp miêu tả trạng thái, cung bậc tình cảm của con người khiến thế giới nội tâm bên trong họ vốn vô hình, phức tạp, khó nắm bắt trở nên rõ ràng hơn. Chính sự rõ ràng ấy càng khiến những xúc cảm trong lòng các nhân vật tha thiết, mãnh liệt hơn. Và tất nhiên điều đó cũng làm cho người đọc không thể thờ ơ với những gì đã, đang và sẽ diễn ra xung quanh cuộc sống của những con người đó. Trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy, cảnh và người được miêu tả không chỉ thông qua sự quan sát. Bằng sự thính nhạy của các giác quan, sự tinh tế, mềm mại của một tâm hồn đa cảm, hà văn đã tìm thấy trên cao nguyên đá những vẻ đẹp nguyên sơ của tạo hóa. Trên nền thiên nhiên đầy những khó khăn nhưng cũng rất trữ tình ấy là thân phận nhiều đắng cay, là sự đau khổ âm thầm và là nỗi khát khao

có được bình yên trong cuộc sống, trong tình yêu không gì dập tắt nổi của những con người cả đời gắn bó với núi rừng. Và tất cả đã đi vào trang văn của Đỗ Bích Thúy tự nhiên như vốn có bằng những ngôn từ không màu mè, kiểu cách nhưng lại chan chứa hình ảnh và cảm xúc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn đỗ bích thúy nhìn từ góc độ văn hóa (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)