Kết quả khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết hoa Sài đất ba thùy và

Một phần của tài liệu BÀO CHẾ VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG OXY HÓA CỦA HỆ VI HẠT TỪ FIBROIN TƠ TẰM CHỨA DỊCH CHIẾT HOA SÀI ĐẤT BA THÙY (Wedelia trilobata L.) (Trang 68 - 70)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.7 Kết quả khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết hoa Sài đất ba thùy và

và các hệ vi hạt bằng phương pháp quét gốc tự do DPPH.

4.7.1 Kết quả xây dựng đường chuẩn về khả năng quét gốc tự do DPPH của chất đối chứng Vitamin C chất đối chứng Vitamin C

Vitamin C được biết đến là một chất với khả năng kháng oxy hóa mạnh. Trong phản ứng với chất oxy hóa DPPH, lượng gốc tự do trong dung dịch giảm, nên mật độ quang (OD) của dung dịch DPPH đo ở bước sóng cực đại 519 nm sẽ giảm. Nồng độ Vitamin C và hiệu suất làm sạch gốc tự do sẽ tỷ lệ với nhau, nồng độ Vitamin C càng lớn khả năng quét gốc tự do càng cao (Bảng 4.10).

Từ kết quả trên, giá trị IC50 của Vitamin C là 4,31 µg/mL dựa vào phương trình đường chuẩn kháng oxy hóa của Vitamin C: y = 11,409x – 0,823 (R2=0,9964). Khả năng kháng oxy hóa của các cao chiết hoa Sài đất ba thùy dựa vào hàm lượng các chất kháng oxy hóa có trong từng loại cao chiết được tính tương đương µg/mL Vitamin C dựa vào phương trình đường chuẩn được xây dựng bởi đồ thị biểu thị khả năng làm sạch gốc tự do của Vitamin C theo nồng độ.

Bảng 4.10 Kết quả khảo sát khả năng làm sạch gốc tự do DPPH của Vitamin C

Nồng độ Vitamin C (µg/mL) Giá trị OD Hiệu suất làm sạch gốc tự do (%) 0 0,2264 0 1,5 0,1879 17,02 3 0,1481 34,59 4,5 0,122 55,04 6 0,0712 68,56 7,5 0,0326 85,6

4.7.2 Kết quả khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa của các cao chiết hoa Sài đất ba thùy ba thùy

Khả năng quét gốc tự do DPPH của 3 loại cao chiết MeOH, EtOH 60%, EtOH 96% từ hoa Sài đất ba thùy được trình bày trong Bảng 4.11, 4.12, 4.13. Kết quả khảo sát khả năng quét gốc tự do của 3 loại cao chiết tỷ lệ với nồng độ cao chiết, nồng độ cao chiết càng lớn khả năng làm sạch gốc tự do càng cao. Hiệu suất làm sạch gốc tự do khi tăng nồng độ từ 2,25-13,5 µg/mL đối với cao MeOH là 22,28%- 71,30%, cao EtOH 60% là 16,48%-77,65% và đối với cao EtOH 96% là 18%- 60,27%.

So sánh hiệu quả làm sạch gốc tự do của 3 loại cao chiết có thể dễ dàng thấy được cao EtOH 60% có hoạt tính cao nhất sau đó là cao MeOH và EtOH 96%. Các giá trị IC50 của các cao chiết được tính tốn dựa vào phương trình hồi quy tuyến tính từ đồ thị biễu diễn khả năng làm sạch gốc tự do của 3 loại cao chiết, cho kết quả lần lượt là 8,67; 7,98; 10,7 µg/mL đối với cao MeOH, EtOH 60% và EtOH 96%. Phương trình hồi quy tuyến tính của các cao chiết và chất đối chứng Vitamin C được trình bày trong Bảng 4.14. Tuy nhiên, khả năng làm sạch gốc tự do của 3 loại cao chiết vẫn thấp hơn so với đối chứng là Vitamin C (IC50=4,31 µg/mL).

Kết quả khảo sát cho thấy các cao chiết từ hoa Sài đất ba thùy được xếp vào loại rất mạnh. So sánh với các kết quả nghiên cứu của V Mardina và cộng sự (2020) giá trị IC50 của các cao chiết MeOH và ethyl acetate lần lượt là 19,072 µg/mL, 127,43 µg/mL [22, 23]; J. Chethan và cộng sự (2012) giá trị IC50 của cao chiết MeOH là 90 µg/mL [21]; Govindappa M và cộng sự (2011) giá trị IC50 của cao chiết EtOH là 86,82 µg/mL [15]. Kết quả cho thấy các cao chiết hoa Sài đất ba thùy thu hái ở Thành phố Cần Thơ, Việt Nam cho hoạt tính kháng oxy hóa tốt hơn, có thể do điều kiện khí hậu, mơi trường, thổ nhưỡng của từng vùng khác nhau dẫn đến thành phần và hàm lượng các hợp chất trong cây khác nhau. Nhìn chung, qua các kết quả nghiên cứu trên, bước đầu cho thấy đối với hoa Sài đất ba thùy, cao chiết từ dung môi phân cực hơn cho khả năng kháng oxy hóa tốt hơn. Do các hợp chất polyphenol có tính phân cực cao nên dung mơi phân cực hơn sẽ chiết tốt hơn, từ đó hàm lượng chất kháng oxy hóa cao hơn. Có thể dễ dàng thấy được khả năng làm sạch gốc tự do DPPH của 3 loại cao chiết tăng dần khi hàm lượng polyphenol có trong cao chiết tăng dần.

Bảng 4.11 Kết quả khảo sát khả năng làm sạch gốc tự do DPPH của cao MeOH hoa Sài đất ba thùy

Nồng độ cao chiết (µg/mL) Giá trị OD Hiệu suất làm sạch gốc tự do (%)

Hàm lượng chất kháng oxy hóa tương đương Vitamin C (µg/mL)

0 0,2244 0 0 2,25 0,1744 22,28 2,04 4,5 0,1525 32,04 2,89 6,75 0,1333 40,60 3,64 9 0,1060 52,76 4,71 11,25 0,0896 60,07 5,35 13,5 0,0644 71,30 6,33

Bảng 4.12 Kết quả khảo sát khả năng làm sạch gốc tự do DPPH của cao EtOH 60%

Nồng độ cao chiết (µg/mL) Giá trị OD Hiệu suất làm sạch gốc tự do (%)

Hàm lượng chất kháng oxy hóa tương đương Vitamin C

(µg/mL) 0 0,2244 0 0 2,25 0,1752 16,49 1,66 4,5 0,1583 32,67 2,36 6,75 0,1391 44,74 3,14 9 0,1197 56,80 3,94 11,25 0,1016 68,23 4,68 13,5 0,0849 77,65 5,37

Bảng 4.13 Kết quả khảo sát khả năng làm sạch gốc tự do DPPH của cao EtOH 96% Nồng độ cao chiết (µg/mL) Giá trị OD Hiệu suất làm sạch gốc tự do (%)

Hàm lượng chất kháng oxy hóa tương đương Vitamin C (µg/mL)

0 0,2244 0 0 2,25 0,1827 18,00 1,53 4,5 0,1473 25,91 2,95 6,75 0,1209 34,90 4,01 9 0,0945 43,98 5,06 11,25 0,0695 52,45 6,06 13,5 0,0489 60,27 6,89

Bảng 4.14 Phương trình tuyến tính hiệu suất làm sạch gốc tự do DPPH (%) theo nồng độ (µg/mL), giá trị IC50 của Vitamin C và 3 loại cao chiết hoa Sài đất ba thùy

Mẫu Phương trình hồi quy tuyến tính IC50 (µg/mL) Vitamin C y = 11,409x – 0,823 (R2=0,9964) 4,31

Cao chiết MeOH y = 4,3347x + 12,374 (R2 = 0,9974) 8,67

Cao chiết EtOH 60% y = 5,3913x + 6,9724 (R² = 0,9933) 7,98

Cao chiết EtOH 96 y = 3,8095x + 9,2512 (R² = 0,9994) 10,7

Một phần của tài liệu BÀO CHẾ VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG OXY HÓA CỦA HỆ VI HẠT TỪ FIBROIN TƠ TẰM CHỨA DỊCH CHIẾT HOA SÀI ĐẤT BA THÙY (Wedelia trilobata L.) (Trang 68 - 70)