2 5 1 1 Khái quát hệ thống giáo dục đại học ở Mỹ
Mỹ phân loại các cơ sở GDĐH cấp bằng ở Mỹ thành các nhóm lớn: cơ sở đào tạo công lập trong hai năm, hay các trường CĐ cộng đồng; cơ sở đào tạo tư nhân không vì lợi nhuận (trường ĐH nghiên cứu, các trường CĐ, một số cơ sở đào tạo hai năm có liên hệ với các tổ chức tôn giáo; các trường CĐ nữ sinh; các trường ĐH và CĐ cho người da đen…); các cơ sở đào tạo tư nhân vì lợi nhuận Tuy các trường công lập chỉ chiếm 37,2% trên tổng số lượng các trường nhưng chiếm đến 73% số sinh viên [85]
Trách nhiệm quản lý các cơ sở GDĐH công thuộc về chính quyền các Bang Mức độ và phương thức quản lý tại các Bang không giống nhau; có thể thông qua hình thức quản lý tại các Bang không giống nhau; có thể thông qua hình thức địa phương bầu ra ban quản trị để điều hành các trường CĐ cộng đồng, hoặc Thống đốc bang chỉ định một ban quản trị để điều hành, hoặc các cơ quan chức năng của Bang sẽ trực tiếp quản lý các trường theo chức năng mà không thành lập ra ban quản trị
2 5 1 2 Phân bổ ngân sách cho giáo dục đại học ở Mỹ
Theo số liệu báo cáo của Statista năm 2018, Mỹ đầu tư 2,5% GDP cho giáo dục đại học trong đó đầu tư công là 0,9% GDP, đầu tư tư nhân là 1,6% GDP Chi tiêu cho giáo dục đại học bao gồm các khoản chi cho việc vận hành, bảo trì và xây dựng các trường cao đẳng cộng đồng công lập, các trường đại học và các cơ sở đào tạo sau đại học như trường luật và trường y
Do Mỹ là nhà nước liên bang nên tài chính cho GDĐH được phân bổ theo ba cấp; chính quyền liên bang, chính quyền bang và chính quyền địa phương
Phân bổ ngân sách của chính quyền liên bang cho giáo dục đại học
Việc phân bổ ngân sách cho GDĐH tại Mỹ được thực hiện với quan điểm hạn chế can thiệp từ Chính phủ và tuân theo cạnh tranh thị trường để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục Nguồn ngân sách của Chính phủ liên bang được dành cho hỗ trợ sinh viên và cho nghiên cứu khoa học Các trường ĐH muốn tham gia vào các chương trình hỗ trợ tài chính của Chính phủ liên bang sẽ phải tuân thủ
nhiều yêu cầu mà Chính phủ liên bang đề ra, từ việc đào tạo giáo viên cho tới bình đẳng giới trong các hoạt động của nhà trường
Phân bổ ngân sách của chính quyền tiểu bang và chính quyền địa phương cho giáo dục đại học
Ngân sách của bang đóng vai trò quan trọng đối với các trường ĐH Trong năm 2013, trong tổng số 143,4 tỉ USD hỗ trợ cho hoạt động thường xuyên của GDĐH, 81,2 tỉ USD (57%) tới từ ngân sách bang và các địa phương (SHEEO, 2014) [106] Từ năm 1977 đến năm 2019, chi tiêu của chính quyền tiểu bang và địa phương cho giáo dục đại học đã tăng từ 110 tỷ đô la lên 311 tỷ đô la (tăng 184 %) Năm 2019, chi tiêu của chính quyền tiểu bang và địa phương tương đương 9% chi tiêu chung trực tiếp của tiểu bang và địa phương Theo tỷ trọng chi tiêu trực tiếp của chính quyền bang và địa phương, giáo dục đại học là khoản chi lớn thứ tư trong năm 2019 và gần bằng chi tiêu cho y tế và bệnh viện Năm 2019, 89% chi tiêu cho giáo dục đại học dành cho chi phí hoạt động, như hướng dẫn, quản lý, nghiên cứu, thư viện, ký túc xá, nhà ăn và các dịch vụ khác của sinh viên hoặc giảng viên 11% còn lại dành cho các khoản chi vốn như xây dựng và bảo trì [100]
Có hai cách phân bổ ngân sách của bang cho các trường, đó là dựa vào đầu vào (input-based funding) và dựa vào tình hình hoạt động (performance-based funding) Cách phân bổ dựa vào đầu vào thường dựa trên số sinh viên nhập học, số giảng viên, nhân viên và những nguồn lực khác cần có để cung cấp dịch vụ giáo dục Tuy nhiên cách phân bổ này được cho là không còn hợp lý trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang cần ngày càng nhiều hơn những lao động có trình độ ĐH
(Tandbergj và Hillman, 2013) [107] Cách phân bổ dựa vào tình hình hoạt động một hệ thống phân bổ ngân sách giáo dục của bang dựa vào các tiêu chí đo lường tình hình hoạt động cụ thể như tỉ lệ hoàn thành khoá học, hoàn thành tín chỉ, và hoàn thành bằng cấp Cách phân bổ dựa vào tình hình hoạt động áp dụng ở 26 bang tại Mỹ trong khoảng thời gian giữa các năm 1979 và 2007 (Miao, 2012) [95] Hiện nay, có 25 bang tại Mỹ thực hiện và 5 bang đang chuyển sang cách phân bổ này Trên thực tế thì chi tiêu cho giáo dục đại học là một phần đáng kể của ngân sách
nhà nước nhưng một phần nhỏ trong chi tiêu của địa phương Năm 2019, 18% chi tiêu chung trực tiếp của nhà nước dành cho giáo dục đại học so với 3% chi tiêu chung trực tiếp của địa phương Chính quyền các bang chi ngân sách trực tiếp cho giáo dục đại học nhiều hơn các địa phương Chính phủ liên bang đóng góp vào giáo dục đại học chủ yếu bằng cách cung cấp hỗ trợ tài chính trực tiếp cho sinh viên Vào năm 2019, California, Florida, Illinois, Mississippi và Wyoming là những bang duy nhất mà chi tiêu trực tiếp của địa phương cho giáo dục đại học chiếm từ 25% trở lên tổng chi tiêu cho giáo dục đại học của bang
2 5 1 3 Chính sách học phí của Mỹ
Theo Marcucci và Johnstone (2007) [91], tại Mỹ, mức học phí được ấn định ở cấp bang hoặc cấp địa phương Mức học phí bình quân của các tổ chức GDĐH tại Mỹ có thể thấy sự chênh lệch đáng kể giữa học phí các trường công lập và tư thục, cũng như giữa các trường cung cấp các khoá học trong hai năm và bốn năm Học phí của các trường tư thục bốn năm cao cấp hơn 3 lần học phí của các trường công lập (bốn năm) và gấp gần 10 lần học phí của các trường công lập đào tạo (hai năm)
Ngoài học phí và các khoản phí khác liên quan đến hướng dẫn (chẳng hạn như phí phòng thí nghiệm), phí giáo dục đại học bao gồm các khoản thu từ ký túc xá, nhà ăn của trường đại học và hiệu sách Tuy nhiên, cơ cấu nguồn tài trợ giáo dục đại học cũng thay đổi đáng kể trong hơn 40 năm qua Cụ thể, chi phí giáo dục đại học trong tổng chi tiêu giáo dục đại học đã tăng từ 30% năm 1977 lên 40% tổng chi phí giáo dục đại học của tiểu bang và địa phương năm 2019 Học phí cộng với các khoản phí liên quan đến hướng dẫn khác là 96 tỷ đô la (31%) và các khoản phí khác có biên lai là 29 tỷ đô la (9%) Hơn nữa, riêng học phí đã tăng từ 19% chi tiêu giáo dục đại học năm 1977 lên 31% năm 2019 Học phí tính theo phần trăm chi tiêu cho giáo dục đại học tăng một phần là do các khoản trích lập trực tiếp của nhà nước trên mỗi sinh viên đã giảm trong giai đoạn này Có nghĩa là, chi tiêu của tiểu bang và địa phương cho giáo dục đại học chỉ tăng trong giai đoạn này do tiền học phí tăng lên [100]
Một số bang có các chương trình trợ cấp cho các sinh viên cư trú và theo học tại các trường trong bang Đôi khi những chương trình trợ cấp này được giới hạn
cho đối tượng sinh viên theo học tại các trường công lập trong bang Tuỳ vào các bang mà các chương trình này có thể là trợ cấp dựa trên nhu cầu (need-based) hay trợ cấp dựa trên thành tích (merit-based) Nhiều bang cũng có các chương trình học bổng đặc biệt hoặc chương trình xoá nợ cho sinh viên được tuyển dụng cho các công việc có mức lương tương đối thấp nhưng lại đặc biệt quan trọng đối với bang sau khi tốt nghiệp
Các trường ĐH cũng như cung cấp các khoản trợ cấp cho sinh viên dựa trên khả năng tài chính hoặc dựa trên thành tích Trợ cấp dựa trên thành tích là một cách mà những trường ĐH tại Mỹ thu hút sinh viên với thành tích học tập hoặc thể thao mạnh
2 5 2 Kinh nghiệm phân bổ ngân sách cho giáo dục của Hàn Quốc
2 5 2 1 Khái quát hệ thống giáo dục đại học ở Hàn Quốc
Hàn Quốc là một trong những nước có nền GDĐH phát triển Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), 70% thanh niên từ 24 đến 35 tuổi ở quốc gia 51,5 triệu người đã hoàn thành một số hình thức giáo dục đại học - tỷ lệ phần trăm cao nhất trên toàn thế giới và hơn 20% tỷ lệ đạt được tương đương ở Hoa Kỳ Ở cấp đại học, các trường đại học của Hàn Quốc có ít danh tiếng toàn cầu hơn; tuy nhiên, quốc gia này được xếp hạng thứ 22 trong số 50 quốc gia trong Bảng xếp hạng các hệ thống giáo dục đại học quốc gia năm 2018 bởi mạng lưới 21 trường đại học nghiên cứu của Universitas
Có thể nói rằng hệ thống GDĐH tại Hàn Quốc tương đối tập quyền Các vấn đề quan trọng đối với việc quản lý các cơ sở GDĐH bao gồm các tiêu chí thành lập các trường ĐH và CĐ, việc thành lập các khoa, hạn ngạch sinh viên đầu vào, tuyển dụng, giờ tín chỉ… đều tuân theo các quy định và luật giáo dục Bộ Giáo dục là cơ quan Chính phủ quan trọng trong việc theo dõi và điều phối các chính sách ĐH Hội đồng GDĐH Hàn Quốc (The Korean Council for University Education - KCUE) là một cơ quan khác giữ vai trò điều phối GDĐH
2 5 2 2 Phân bổ ngân sách cho giáo dục đại học ở Hàn Quốc
Theo OECD (2013), tỉ lệ chi tiêu công GDĐH của Hàn Quốc là 0 7% GDP trong khi mức chi trung bình của OECD là 1,1% Trợ cấp từ Bộ Giáo dục Hàn Quốc
chiếm khoảng 70% trợ cấp Chính phủ cho GDĐH, phần còn lại đến từ các Bộ khác do bên dưới những Bộ này cũng có những trường ĐH trực thuộc [99] Theo báo cáo của ngân hàng thế giới, chi tiêu của Chính phủ Hàn Quốc cho Giáo dục Đại học số liệu Chi tiêu của Chính phủ cho Giáo dục được báo cáo là 20,760% trong năm 2015 Con số này tăng so với con số trước đó là 19,381% cho năm 2014 Chi tiêu của Chính phủ cho giáo dục đại học trong dữ liệu chi tiêu của Chính phủ cho giáo dục được cập nhật hàng năm, trung bình 10,889% từ tháng 12 năm 1970 đến năm 2015 Chi tiêu công cho giáo dục trong giai đoạn 1970-2018 trung bình là 3,48% với mức năm 2018 là 4,46% GDP Chi tiêu công cho giáo dục bao gồm chi tiêu công thường xuyên và chi tiêu vốn cho giáo dục bao gồm chi tiêu của chính phủ cho các cơ sở giáo dục (cả nhà nước và tư nhân), quản lý giáo dục cũng như trợ cấp cho các tổ chức tư nhân (sinh viên / hộ gia đình và các tổ chức tư nhân khác)
Từ năm 1992, hệ thống đánh giá và công nhận được áp dụng để đo lường khả năng cung cấp giáo dục chất lượng của các trường ĐH nhận được hỗ trợ tài chính Các trường ĐH được đánh giá dựa trên các tiêu chí như số lượng cán bộ giảng dạy, cơ sở vật chất và thiết bị nghiên cứu, số lượng các luận văn và nghiên cứu, điều tra về mức độ hài lòng của sinh viên, đánh giá khoá học và nhận xét của hội đồng chuyên gia
Việc cung cấp giáo dục giữa các cơ sở công lập và tư nhân ảnh hưởng đến việc phân bổ nguồn lực giữa các cấp học và các loại hình cơ sở giáo dục Năm 2018, ở cấp đại học, Hàn Quốc đầu tư 11 290 USD / học sinh Ít hơn 775$ so với mức trung bình của các quốc gia thuộc OECD Chi tiêu cho mỗi học sinh tại các cơ sở giáo dục công lập cao hơn so với các cơ sở tư nhân ở các nước OECD Thù lao cho giáo viên và nhân viên khác làm việc trong các cơ sở giáo dục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi tiêu hiện tại từ giáo dục tiểu học đến đại học Năm 2018, Hàn Quốc đã phân bổ 71% chi tiêu hiện tại cho việc trả lương cho nhân viên, so với mức trung bình 74% ở các nước OECD Thù lao cho nhân viên có xu hướng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong chi tiêu hiện tại cho các cơ sở giáo dục đại học do chi phí cơ sở vật chất và thiết bị ở cấp này cao hơn Ở Hàn Quốc, lương cho nhân viên chiếm 61% chi tiêu hiện tại cho các cơ sở giáo dục đại học so với 76% ở các cấp học không đại học Tính trung bình ở các nước OECD, tỷ lệ này là 68% ở cấp đại học và 77% ở
cấp độ không đại học1
Một điểm quan trọng của chính sách phân bổ NSNN của Hàn Quốc là không phân biệt trường công lập hay tư thục Ngân sách Chính phủ cho các dự án như Dự án Brain Korea 21, Dự án University for Regional Innovationg (NURI), dự án chuyên môn hoá ĐH và các dự án hợp tác được phân bổ thông qua cạnh tranh Quy trình lựa chọn cạnh tranh bắt đầu bằng việc các trường ĐH nộp các bản đề xuất dự án cho chính phủ Một hội đồng xét duyệt, bao gồm các chuyên gia tư nhân, sẽ đánh giá kế hoạch dự án và xem xét cách thức các trường ĐH những dự án xuất sắc nhất và cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính cho trường ĐH thực hiện dự án đó
Ngoài ra, ngân sách cho GDĐH ở Hàn Quốc còn dựa trên "lựa chọn và tập trung", thiên về người học hơn như: chương trình "Học trước, trả sau" cho sinh viên vay tiền của Bộ Giáo dục, dự án Cho vay được Chính phủ đảm bảo (Government - Guaranteed Loans Scheme - GGLS) của Bộ Giáo dục, dự án cho vay học phí không tính lãi suất của Tổ chức Nghiên cứu Hàn Quốc (Korea Research Foundation - KRF), dự án cho vay học phí cho công nhân của Bộ Lao động, dự án cho vay học phí của Quỹ tiền lương cho giáo viên (Korea Teachers‟ Pension Fund - KTPF), dự án cho vay học phí cho nhân viên công cụ và con cái họ của Tổ chức tiền lương cho nhân viên Chính phủ (Government Employees Pension Corporation - GEPCO) và dự án cho vay hỗ trợ học phí cho con cái của những công nhân thiệt mạng trong tai nạn lao động của Tổ chức Phúc lợi Công nhân Hàn Quốc (Korea Labor Welfare Corporationg - WELCO)
2 5 3 Kinh nghiệm phân bổ ngân sách và chính sách học phí của Nhật Bản
2 5 3 1 Khái quát hệ thống giáo dục đại học ở Nhật Bản
Các cơ sở GDĐH của Nhật Bản bao gồm các trường ĐH cấp bằng cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ; các trường CĐ (junior college) cấp bằng tốt nghiệp CĐ; các trường CĐ kỹ thuật và các trường trung cấp chuyên nghiệp, cung cấp các khoá học chuyên ngành Tỉ lệ dân số trong độ tuổi 18 nhập học tại các trường ĐH và CĐ đạt trên 50% Nếu tính cả tỉ lệ sinh viên nhập học tại các trường ĐH và CĐ kỹ thuật và trung cấp chuyên nghiệp, tỉ lệ nhập học tại các cơ sở GDĐH sẽ là trên 70% Từ
1 https://www oecd-ilibrary org/sites/9869bdbf-en/index html?itemId=/content/component/9869bdbf- en#section-d12020e12541
thống kê này, có thể thấy hiện nay Nhật Bản đã bước vào giai đoạn phổ cập GDĐH Các trường ĐH của Nhật Bản có thể được chia thành ba nhóm dựa trên nền tảng thành lập: các trường ĐH quốc gia, vốn được thành lập bởi Chính phủ Nhật Bản; ĐHCL, được thành lập bởi các tổ chức sáng lập là các cơ quan chính quyền địa phương; các ĐH tư thục thành lập bởi các tập đoàn giáo dục Thời điểm hiện tại, Nhật Bản có hơn 1 200 trường ĐH và CĐ, trong đó có 137 trường cấp quốc gia, 122 trường công lập và 965 trường tư thục
2 5 3 2 Phân bổ ngân sách cho giáo dục đại học ở Nhật Bản
Theo Maruyama (2012), tỉ lệ chi tiêu công cho GDĐH ở Nhật Bản thấp nhất trong số các nước OECD, chỉ chiếm 0,5% của GDP, so với 0,7% tại Anh, 0,9% tại Đức, 1% tại Mỹ và 1,2% tại Pháp Lý giải tỉ lệ chi tiêu công thấp ở Nhật Bản là do GDĐH tại Nhật Bản chủ yếu được khu vực tư nhân cung cấp Khu vực tư nhân tại