Những vấn đề đặt ra cho đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các

Một phần của tài liệu Cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở việt nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển (Trang 55 - 60)

2 3 Các nhân tố bên trong

24 Những vấn đề đặt ra cho đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các

trƣờng đại học công lập trong bối cảnh hội nhập và phát triển

Đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đại học công lập có vai trò quan trọng, quyết định và ảnh hưởng mạnh mẽ tới GDĐH trong nước Sự đổi mới giáo dục đại học bắt buộc phải đổi mới cơ chế quản lý tài chính, đặc biệt là đối với các trường ĐHCL Theo đó, các yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các trường ĐHCL như sau:

- Thứ nhất, đổi mới giáo dục đại học công lập theo hướng tự chủ

Triển khai các quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế:

Triển khai Nghị định 43/2006 của Chính phủ, Bộ GD&ĐT và Bộ Nội Vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 27/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15/04/2009 hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập, và Nghị định số

60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 cụ thể như sau: - Thực hiện nhiệm vụ được giao

Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đã được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, đó là:

+ Tự chủ trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, hoạt động liên doanh, liên kết và hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước về đào tạo, nghiên cứu khoa học, dịch vụ khoa học công nghệ, ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế;

+ Hợp tác với các cá nhân, tổ chức nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu khoa học, thực hiện các dự án, đề tài của đơn vị theo quy định của pháp luật nhà nước;

+ Chủ động liên kết, hợp tác với các cơ sở GDĐH ngoài nước để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên, trao đổi sinh viên, giảng viên nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên và chất lượng đào tạo;

+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch đoàn ra, đoàn vào bằng nguồn thu sự nghiệp, nguồn viện trợ, quà biếu, tặng, cho, các nguồn thu hợp pháp khác của đơn vị theo quy định của pháp luật;

+ Mời chuyên gia nước ngoài đến tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học tuỳ theo nguồn kinh phí, khả năng tài chính của đơn vị và theo quy định của cơ quan có thẩm quyền; quản lý các chương trình, dự án từ nguồn vốn ODA được đầu tự theo quy định của pháp luật

- Tổ chức bộ máy, nhân sự

Đơn vị sự nghiệp công lập đã được trao quyền tự chủ về tổ chức bộ máy, biên chế, như sau:

+ Chủ động quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quyết định thành lập, tổ chức lại, sát nhập, chia, tách, giải thể, đình chỉ hoạt động các khoa, phòng (ban), trung tâm, các tổ chức đơn vị trực thuộc;

+ Tự chủ tuyển dụng, ký hợp đồng làm việc, bổ nhiệm vào ngạch, nâng ngạch, chuyển ngạch, sắp xếp, bố trí, phân công công tác, điều động, biệt phái, tiếp nhận, luân chuyển, nghỉ hưu, thôi việc, chấm dứt hợp đồng làm việc đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền;

+ Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, cách chức, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý của đơn vị, thực hiện các chính sách nhà nước đối với các cán bộ, công chức, viên chức từ ngạch giảng viên chính và tương đương trở xuống

+ Được quyết định cử và tiếp cận cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị đi học tập, đào tạo, tham quan, khảo sát ở nước ngoài

- Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính

Hầu hết các cơ sở giáo dục công lập đều đang thực hiện cơ chế tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài

chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Nghị định 43/2006/NĐ-CP còn vướng một số hạn chế như: NSNN (NSNN) vẫn thực hiện cấp phát theo cách thức bình quân, chưa gắn kết việc giao kinh phí cho đơn vị với số lượng, chất lượng dịch vụ GD&ĐT, nên chưa khuyến khích các đơn vị nâng cao chất lượng đào tạo Ngoài ra nguồn thu chính của các cơ sở GDĐH (GDĐH) là nguồn thu học phí với mức rất thấp, chỉ đáp ứng một phần nhỏ chi phí đào tạo, chưa đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục … Từ những tồn tại, hạn chế trên, Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2021 Bộ GD&ĐT được giao chủ trì xây dựng quy định cho cơ chế tự chủ của cơ sở GDĐHCL và đã gửi lấy ý kiến của các bộ ngành, địa phương, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và đã trình Chính phủ lấy ý kiến Thành viên Chính phủ (2 lần) Tuy nhiên, đến nay dự thảo Nghị định quy định cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập vẫn chưa được thông qua

- Đổi mới phương thức phân bổ kinh phí NSNN cho GDĐH theo hướng ưu tiên hỗ trợ mức NSNN cao hơn và giảm học phí đối với các ngành học khoa học cơ bản, các ngành học Nhà nước cần, nhưng không hấp dẫn với người học cũng như cơ

sở đào tạo (chuyên ngành khoa học cơ bản, năng lượng nguyên tử, nghệ thuật truyền thống, nông lâm ngư nghiệp ) Giảm mức hỗ trợ kinh phí từ NSNN và tăng học phí đối với những chuyên ngành học theo nhu cầu cá nhân, những ngành học có khả năng xã hội hoá cao (chuyên ngành tài chính, ngân hàng, thương mại và một số chuyên ngành khác )

- Đối với các cơ sở GDĐHCL được Nhà nước giao nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành khó tuyển sinh, những ngành phục vụ phát triển kinh tế mũi nhọn, , cung cấp nhân lực cho các khu công nghiệp, các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc ít người: NSNN cấp kinh phí theo phương thức đặt hàng, giao nhiệm vụ trên cơ sở tính đủ các chi phí hoạt động để đảm bảo chất lượng đào tạo đạt chuẩn đầu ra

Thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với nhóm các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công, tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động theo hướng thực hiện cơ chế giao vốn bảo toàn phát triển vốn và hạch toán chi phí, quản trị như doanh nghiệp

- Thứ hai, đổi mới cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản đối với các trường đại học công lập:

+ Về học phí và các khoản thu sự nghiệp

Học phí hệ chính quy đối với các chương trình đại trà: Trên thực tế chính phủ đã ban hành Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 về việc quy định cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong giáo dục đào tạo thay thế cho Nghị định 86/2015/NĐ-CP, Nghị định số 145/2018/NĐ-CP nhằm tháo gỡ quy định về mức trần học phí

Học phí đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao: Căn cứ vào quy định của pháp luật và mức chi thường xuyên nhà nước cấp, thí điểm cho một số cơ sở đào tạo tự xây dựng mức học phí đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao tương xứng với các điều kiện đảm bảo chất lượng theo nguyên tắc đủ bù đắp chi phí đào tạo và công bố công khai mức học phí của năm học và dự kiến toàn khoá đối với mỗi chương trình trước khi tổ chức tuyển sinh Trường có trách nhiệm báo cáo Bộ GD&ĐT trước khi thực hiện

Học phí đối với các chương trình đào tạo theo nhu cầu xã hội, đào tạo theo địa chỉ, theo đặt hàng của các địa phương doanh nghiệp Bộ, ngành, các chương trình liên kết đào tạo quốc tế Trên cơ sở thoả thuận của các bên liên quan, các cơ sở đào tạo được quyết định các mức học phí, lệ phí tương xứng để đủ trang trải toàn bộ chi phí đào tạo, đồng thời hỗ trợ đầu tư tăng cường cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học

Đối với các hoạt động dịch vụ chuyển giao khoa học công nghệ và dịch vụ tư vấn giáo dục đào tạo theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, trường được quyết định các mức thu, khoản thu cụ thể theo nguyên tắc đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ

+ Về sử dụng nguồn tài chính

Nguồn tài chính của các cơ sở đào tạo bao gồm:

Nguồn thu từ NSNN: (i) Kinh phí chi cho các hoạt động thường xuyên, (ii) Kinh phí thực hiện các hoạt động khoa học công nghệ, chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao, (iii) vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ theo dự án và kế hoạch hàng năm, (iv) Vốn đối ứng các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, (v) Viện trợ ODA

Nguồn thu hợp pháp khác: (1) Thu học phí, lệ phí từ người học, (2) Thu từ các hoạt động hợp tác đào tạo, hoạt động khoa học công nghệ, (3) Thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, (4) Đầu tư của các tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài để phát triển giáo dục theo quy định của pháp luật, (5) Tài trợ, viện trợ, ủng hộ, quà biếu, tặng cho của các tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước, (6) Các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật

Trường được tự chủ trong việc lập kế hoạch: và sử dụng kính phí NSNN cấp thường xuyên và các nguồn thu hợp pháp khác để chi cho các hoạt động thường xuyên, tăng cường năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản lý nhà trường trên cơ sở chấp hành Qui chế chi tiêu nội bộ của trường và các quy định của nhà nước về quản lý tài chính

Được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước để phản ánh các khoản kinh phí thuộc NSNN; mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại để phản ánh các khoản kinh phí thuộc nguồn thu hợp pháp của trường (được sử dụng lãi tiền gửi ngân hàng như là một nguồn thu hợp pháp)

+ Về quản lý và sử dụng tài sản:

Các cơ sở đào tạo công lập được phép quản lý và sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo Luật Quản lý sử dụng tài sản nhà nước số 09/2008/QH12 ngày 03/6/2008; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 ngày 21/6/2017 để thay thế cho Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008; Nghị định số 52/2009/NĐ-CP

ngày 06/6/2009 của Chính phủ và Nghị định số 04/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

Đối với tài sản tự có, các trường quản lý và sử dụng theo quy định của quy chế chi tiêu nội bộ của trường, trong đó: Được quyết định mua sắm tài sản, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn huy động theo quy hoạch phát triển trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tham gia đấu thầu các hoạt động dịch vụ, phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của trường; được sử dụng thương hiệu, uy tín, chất lượng, tài sản đầu tư từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn vay, vốn huy động của cán bộ giảng viên, viên chức trong trường để quyết định liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư xây dựng, mua sắm

máy móc thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của trường và quy định của pháp luật

Các hoạt động liên doanh, liên kết đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư phát triển và thực hiện các hoạt động dịch vụ của trường được hưởng ưu đãi theo quy định của Chính phủ quy định, tại Nghị định số 69/2008/HĐ- CP ngày 30/8/2008 và Nghị định số 59/2014/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường

Một phần của tài liệu Cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở việt nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển (Trang 55 - 60)

w