Giáo dục đại học và giáo dục đại học công lập

Một phần của tài liệu Cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở việt nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển (Trang 31)

2 1 1 Giáo dục đại học

Theo Ronald Banrett có bốn khái niệm về giáo dục đại học:

1) GDĐH là một dây chuyền sản xuất mà đầu ra là nguồn nhân lực đạt chuẩn Theo quan điểm này, GDĐH là một quá trình trong đó người học được quan niệm như những sản phẩm được cung ứng cho thị trường lao động GDĐH trở thành "đầu vào" tạo nên sự phát triển và tăng trưởng của thương mại và công nghiệp;

2) GDĐH là đào tạo để trở thành nhà nghiên cứu Theo cách nhìn này, GDĐH là thời gian chuẩn bị để tạo ra những nhà khoa học và nhà nghiên cứu thực thụ, những người sáng tạo ra những kiến thức mới;

3) GDĐH là quản lý việc tổ chức giảng dạy một cách hiệu quả Cách tiếp cận này nhấn mạnh đến chức năng cốt lõi của giáo dục đại học là giảng dạy kiến thức, kỹ năng cho người học;

4) GDĐH là mở rộng cơ hội trong cuộc sống cho người học Theo cách tiếp cận này, GDĐH được xem như một cơ hội để người học được tham gia vào quá trình phát triển bản thân bằng các thể thức học tập thường xuyên và linh hoạt Có thể nói, ở đây có tính liên hoàn giữa bốn khái niệm này của giáo dục đại học; chúng liên quan và tích hợp với nhau để tạo ra bức tranh toàn cảnh về tính chất riêng biệt của GDĐH

Theo Từ điển giáo dục học, GDĐH được hiểu là "bậc học đào tạo trình độ học vấn chuyên môn cao có mục tiêu đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương ứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" [33, tr 122] Ở Việt Nam hiện nay, mặc dù chưa có định nghĩa chính thức về GDĐH, nhưng có thể hiểu GDĐH là hình thức tổ chức giáo dục cho các bậc học sau giai đoạn bậc phổ thông với các trình độ đào tạo: gồm trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ

2 1 2 Giáo dục đại học công lập

2 1 2 1 Khái niệm giáo dục đại học công lập

Theo Luật Giáo dục đại học thì GDĐH là bậc giáo dục cao nhất trong hệ thống giáo dục Việt Nam và quy định các cơ sở đào tạo (CSĐT) - GDĐHCL là các CSĐT thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất

* CSĐT - GDĐHCL bao gồm các trường ĐHCL, các học viện, các viện trực tiếp đào tạo ĐH và sau ĐH, trong đó: các trường ĐHCL chiếm tỷ trọng chủ yếu Vì vậy để đơn giản sử dụng thuật ngữ trong GDĐHCL thì luận án sử dụng ĐHCL đại diện chung cho các CSĐT - GDĐHCL

2 1 2 2 Phân loại đại học công lập

* Bản thân các trường ĐHCL cũng được phân thành ba loại chính như sau:

 Đại học định hướng nghiên cứu: là các trường đại học chủ yếu giáo dục mang tính học thuật cao, chú trọng việc phát triển tư duy chiến lược và tư duy nghiên cứu

 ĐH định hướng GD: là các trường đại học dựa trên tình hình thực tế để có thể cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội đã được trang bị các kỹ n ăng hướng tới thực hành và áp dụng kiến thức vào thực tế, chủ yếu thiên về các kỹ năng nghề nghiệp

 ĐH định hướng thực hành: chủ yếu trong nhóm này là các trường đào tạo trình độ Cao đẳng, phục vụ nhu cầu phổ cập Trong đó, các chương trình đào tạo tập trung vào đáp ứng với nhu cầu thực hành thực tế theo ngành nghề trong nền kinh tế

2 1 2 3 Vai trò của đại học công lập

ĐHCL có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội cũng như đối với hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia thể hiện ở các mặt sau:

Thứ nhất, vai trò của nhà nước được thể hiện rõ nét trong ĐHCL Thông qua các trường ĐHCL, Nhà nước điều tiết cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực một cách hợp lý để duy trì và phát triển cho ngành giáo dục, đào tạo Nhà nước đầu tư vào các trường ĐHCL nhằm đảm bảo lợi ích công và sự công bằng xã hội, bình đẳng cho người dân khi tiếp cận giáo dục đại học

Thứ hai, các trường ĐHCL được sự bảo trợ của Nhà nước và Chính phủ, được Nhà nước và Chính phủ hoặc chính quyền địa phương cấp ngân sách hoạt động nhằm phát huy nguồn nhân lực và triển khai các chính sách giáo dục của Nhà nước và Chính phủ

Thứ ba, các trường ĐHCL mang tính chất định hướng phát triển đào tạo bằng cách bổ sung, hoàn thiện chương trình đào tạo, xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của xã hội và mang tính chất định hướng nghiên cứu

Thứ tư, ngoài vai trò đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, các trường ĐHCL có vai trò chuyển giao công nghệ, kỹ năng, hướng nghiên cứu cho các trường khác bởi những lợi thế về điều kiện cơ sở hạ tầng và chất lượng đội ngũ cán bộ

2 2 Tài chính và cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập

2 2 1 Tài chính và nguồn lực tài chính giáo dục đại học công lập

2 2 1 1 Tài chính và quan hệ tài chính

* Khái niệm về tài chính

Có rất nhiều khái niệm tài chính và theo mỗi cách tiếp cận tài chính được hiểu theo nghĩa khác nhau: Theo nghĩa hẹp: "Tài chính là việc con người dịch chuyển các nguồn lực hữu hạn (tức là tiền) từ chủ thể này sang chủ thể khác qua không gian và thời gian nhằm sinh lợi" Theo nghĩa rộng: "Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế trong phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị giữa các chủ thể kinh tế thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ"

* Khái niệm tài chính GDĐHCL

Trong hoạt động GDĐH nói chung, GDĐHCL nói riêng cũng cần có tài chính đảm bảo phục vụ cho nhiệm vụ trung tâm là đào tạo đạt hiệu quả cao Vận dụng khái niệm tài chính nói trên thì: tài chính GDĐHCL được hiểu là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính bằng việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động trong quá trình đào tạo

* Các quan hệ tài chính của các CSĐT - GDĐHCL: Tài chính trong GDĐHCL ở Việt Nam được cụ thể hoá và ảnh hưởng tới toàn bộ các CSĐT - GDĐHCL gắn với các chủ thể nhất định

Một là, quan hệ tài chính của CSĐT với NSNN

NSNN cấp kinh phí bao gồm: chi thường xuyên, chi sự nghiệp khoa học công nghệ, chi đầu tư phát triển, chi chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo, chi nhiệm vụ đột xuất do nhà nước giao cho các trường Các trường phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước như: nộp thuế theo quy định của nhà nước

Hai là, quan hệ tài chính của CSĐT với xã hội

Cụ thể quan hệ tài chính giữa nhà trường với xã hội - giữa nhà trường và người học được thể hiện thông qua các khoản thu sau: học phí, lệ phí và một số loại phí khác để góp phần đảm bảo cho các hoạt động giáo dục Chính phủ quy định khung học phí, cơ chế thu và sử dụng học phí đối với các loại trường; tuy nhiên các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội và người nghèo có chế độ miễn, giảm học phí, học sinh khá, giỏi thì có học bổng, chế độ khen thưởng… Bên cạnh đó còn có các nguồn đóng góp, ủng hộ, hợp tác khác do các tổ chức, cá nhân tự nguyện đóng góp, ủng hộ, hợp tác với trường và tuân theo quy định pháp luật

Ba là, quan hệ tài chính của CSĐT trong nội bộ

Quan hệ tài chính trong nội bộ CSĐT gồm các quan hệ tài chính giữa các khoa, phòng (ban), trung tâm, đơn vị trực thuộc và giữa các cán bộ viên chức, giảng viên, nhân viên thông qua các quan hệ tạm ứng, thanh toán, phân phối thu nhập: thù lao giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tiền lương, thưởng, thu nhập tăng thêm…

Bốn là, quan hệ tài chính của CSĐT với các đơn vị, tổ chức nước ngoài

Quan hệ tài chính giữa CSĐT với nước ngoài gồm các quan hệ tài chính với các tổ chức nước ngoài về các hoạt động như: liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác phát triển quốc tế nhằm phát triển các nguồn lực tài chính, tìm kiếm các nguồn tài trợ…

Như vậy, các quan hệ tài chính phản ánh các CSĐT hoạt động gắn liền với hệ thống GDĐHCL Trong 4 quan hệ tài chính của CSĐT - GDĐHCL cho thấy:

Thứ nhất, nguồn tài chính của CSĐT - GDĐHCL thì quan hệ CSĐT với NSNN là cơ sở chính và quyết định cho hoạt động của CSĐT - GDĐHCL được gọi là nguồn tài chính từ NSNN

Thứ hai, ba quan hệ tài chính còn lại được gọi là nguồn tài chính huy động ngoài NSNN

Để hình thành 2 nguồn tài chính cho GDĐHCL thì vai trò quyết định vẫn thuộc về chủ sở hữu và chủ thể quản lý tài chính là cơ quan QLNN đối với

GDĐHCL thông qua cơ chế quản lý tài chính với các công cụ quản lý tác động khác nhau nhằm huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, đáp ứng yêu cầu đổi mới GDĐHCL hiện nay

Trong công tác quản lý hoạt động của CSĐT, đặc biệt về mặt tài chính và quản lý tài chính được coi là rất quan trọng và là điều kiện cần thiết để phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo hiệu quả, theo đúng định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo của Đảng và Nhà nước đã đề ra

2 2 1 2 Các nguồn lực tài chính của cơ sở đào tạo - giáo dục đại học công lập

Theo quy định của nhà nước thì nguồn tài chính của CSĐT - GDĐHCL được hình thành từ các nguồn:

Nguồn kinh phí cấp phát từ NSNN để thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao Đây là nguồn thu mang tính truyền thống và có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp Tuy nhiên, với chủ trương đổi mới tăng cường tính tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp, tỷ trọng nguồn thu này trong các đơn vị sẽ có xu hướng giảm dần nhằm làm giảm bớt gánh nặng đối với NSNN

Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp: gồm các khoản thu phí, lệ phí thuộc NSNN theo quy định của pháp luật, theo chế độ được phép để lại đơn vị Ví dụ trong các CSĐT - GDĐHCL, thu từ hợp đồng đào tạo với các tổ chức trong và ngoài nước; thu từ các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, thực hành thực tập, sản phẩm thí nghiệm; thu từ các hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ và các khoản thu khác theo quy định cửa pháp luật Cùng với việc chuyển đổi sang cơ chế tự chủ tài chính, tỷ trọng nguồn thu này trong các đơn vị sự nghiệp có xu hướng ngày càng tăng Điều này đòi hỏi các đơn vị phải tổ chức khai thác các nguồn thu hợp pháp này nhằm tăng cường năng lực tài chính của đơn vị

Các khoản thu từ nhận viện trợ, biếu tặng, các khoản thu khác không phải nộp ngân sách theo chế độ Đây là những khoản thu không thường xuyên, không dự tính trước được, nhưng có tác dụng hỗ trợ đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ

Các nguồn khác như nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị; nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật

* Nếu xét từ góc độ cách thức cấp phát và huy động, thì nguồn tài chính trong các CSĐT được hình thành từ nguồn NSNN và nguồn tài chính ngoài NSNN

Một là, nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước

Nguồn NSNN bao gồm các khoản kinh phí được cấp phát từ NSNN Do GDĐH có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, nên nguồn tài chính từ NSNN luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn tài chính của các trường ĐHCL Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, với chính sách "chia sẻ chi phí" trong GDĐH, với việc huy động sự đóng góp của người học cũng như của mọi tổ chức cá nhân trong xã hội, tỷ trọng nguồn thu từ ngân sách trong tổng nguồn thu của các trường ĐHCL có xu hướng giảm dần Mặc dù vậy, đây vẫn là một nguồn kinh phí quan trọng của các trường ĐHCL

NSNN cấp kinh phí và hỗ trợ tài chính cho các trường ĐHCL thông qua hai hình thức cơ bản: cấp kinh phí cho hoạt động của trường và hỗ trợ người học

Chính phủ cấp kinh phí cho các trường ĐHCL thông qua cấp phát đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm thêm máy móc thiết bị, đầu tư cho nghiên cứu và bù đắp một phần các chi phí thường xuyên của các trường

Cách thức Chính phủ các nước áp dụng để cấp kinh phí cho các trường ĐHCL tương đối đa dạng như:

Cấp kinh phí dựa trên cơ sở đàm phán, thảo luận giữa Chính phủ với các trường ĐHCL - đây là cách cấp kinh phí truyền thống nhất Theo cách này, mức cấp kinh phí cho các trường ĐHCL được quyết định thông qua quá trình thảo luận giữa nhà nước và nhà trường; NSNN sẽ cấp cho các trường theo từng hạng mục chi tiêu hoặc theo hình thức "khoán kinh phí" với hình thức cấp theo từng hạng mục chi

tiêu, các trường ĐHCL không được phép linh hoạt sử dụng nguồn kinh phí được cấp mà phải chi tiêu đúng hạng mục đã được duyệt Ngược lại, hình thức "khoán kinh phí" các trường ĐHCL có thể linh hoạt trong việc sử dụng nguồn kinh phí đã được cấp:

- Hỗ trợ đặc biệt - Đây cũng là một hình thức cấp kinh phí truyền thống Cách này thường được áp dụng để cấp kinh phí cho một số trường hoặc nhóm trường nhằm thực hiện một mục tiêu cụ thể như để bổ sung kinh phí cho một số nhóm trường có vị trí địa lý, hoặc phục vụ đối tượng học sinh đặc biệt nhưng trước đâ y chưa được cấp phát đầy đủ Cách cấp phát này phù hợp đối với các khoản kinh phí cấp theo mục tiêu cho một trường hay một nhóm trường cụ thể để chi đầu tư cơ bản, trên cơ sở các nhu cầu đã được xác định, ví dụ như cấp phát hỗ trợ cho thư viện hay cho phòng thí nghiệm,

- Cấp phát dựa trên các "công thức" Công thức cấp phát được xây dựng căn cứ vào một số tiêu chí như đầu vào (số lượng sinh viên hoặc giáo viên), chi phí trên đầu sinh viên, hay mức độ "ưu tiên" của ngành học - những lĩnh vực nhà nước cho rằng thuộc diện ưu tiên của quốc gia hay của vùng thường được nhận mức hỗ trợ lớn nhất, hoặc dựa vào nhân tố đầu ra: số lượng và chất lượng của sinh viên tốt nghiệp

Đây là cách thức cấp phát kinh phí trực tiếp thịnh hành nhất hiện nay đối với nhiều nước trên thế giới Đối với các khoản cấp phát cho chi thường xuyên, các Chính phủ có xu hướng chuyển từ cấp phát dựa trên "đàm phán, thảo luận" và cấp phát "đặc biệt" sang hình thức cấp phát theo "Công thức"

Hỗ trợ tài chính cho các trường ĐHCL thông qua việc hỗ trợ người học Trong nhiều thập kỷ qua, những chiến lược giúp cho sinh viên và gia đình họ trang trải chi phí của GDĐH trở thành một bộ phận ngày càng quan trọng trong việc cấp phát tài chính cho sự nghiệp GDĐH trong bối cảnh áp dụng chính sách chia sẻ chi phí Đây cũng chính là hình thức cấp phát gián tiếp của nhà nước cho các trường ĐHCL So với khoản cấp phát trực tiếp cho các trường ĐHCL, các khoản cấp phát cho người học thường thấp hơn rất nhiều Các khoản hỗ trợ của nhà nước cho sinh viên được

Một phần của tài liệu Cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở việt nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(183 trang)
w