7. Kết cấu của luận văn
2.1. Quá trình nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng sự
2.1.1. Nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về cơ sở xây dựng sự
HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
2.1. Quá trình nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng sự đồng thuận xã hội dựng sự đồng thuận xã hội
2.1.1. Nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về cơ sở xây dựng sự đồng thuận xã hội sự đồng thuận xã hội
Trong giai đoạn hiện nay, do nhiều nguyên nhân nên giữa các giai cấp, các tầng lớp, các lực lượng xã hội, các dân tộc, tôn giáo, giữa các thành phần kinh tế, giữa thành thị, trung du và miền núi, giữa người Việt Nam trong nước với cộng đồng người Việt ở nước ngoài còn có những khác biệt về lợi ích và quan niệm giá trị. Mặt khác, trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, mỗi thành phần kinh tế có hình thức sở hữu riêng về tư liệu sản xuất, có những lợi ích kinh tế riêng nên có những mâu thuẫn về mục đích, lợi ích, xu hướng phát triển…
Thêm vào đó, Việt Nam là đất nước đa tôn giáo, đa dân tộc. Mỗi dân tộc có lịch sử hình thành, điều kiện sinh sống, bản sắc văn hóa, trình độ nhận thức, ngôn ngữ, phong tục tập quan, lối sống khác nhau. Mỗi tôn giáo cũng có giáo lý, tín đồ riêng. Do đặc điểm địa lý của từng vùng miền khác nhau dẫn tới sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng miền. Trong đời sống tư tưởng, tâm tư tình cảm, do sự tác động của nhiều yếu tố cả trong và ngoài nước nên trong các giai cấp, tầng lớp, các lực lượng xã hội có những suy nghĩ, đánh giá khác nhau về một vấn đề... Những sự khác biệt đó đã tạo ra những khó khăn nhất định trong việc xây dựng sự đồng thuận xã hội. Và nếu chỉ nhìn vào những sự khác biệt, khó khăn đó thì có thể thấy rằng chủ trương xây dựng sự đồng thuận xã hội ở nước ta là khó có thể thực hiện được.
Tuy nhiên, trên thực tế, dù còn có những điểm khác biệt, song đã là “đồng bào”, “con dân nước Việt”, “con Rồng cháu Tiên”, “con Lạc cháu
Hồng” thì vẫn có thể tán thành với nhau trên những vấn đề cơ bản nhất. Những điểm tương đồng đó chính là tiền đề quan trọng để xây dựng sự đồng thuận xã hội.
Đảng ta trong suốt quá trình lãnh đạo đất nước luôn chủ trương xây dựng sự đồng thuận dựa trên những cơ sở, điều kiện nhất định. Về cơ sở lý luận, đồng thuận xã hội là nhằm giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng, khác biệt của các nhóm lợi ích khác nhau trong xã hội. Cách thức giai quyết hiện nay không phải bằng con đường bạo lực mà bằng đàm phán, đối thoại, hiệp thương, tuyên truyền, vận động, tức là sự thuyết phục lẫn nhau để tìm ra cái chung, thống nhất trong hành động chung, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Những điểm tương đồng ở nước ta hiện nay đã liên tục được đề cập, bổ sung và phát triển trong các Nghị quyết Đại hội của Đảng [60, tr. 398- 409], đó là:
Điểm tương đồng về chính trị: Trên phương diện chính trị Đảng ta
khẳng định cơ sở để xây dựng sự đồng thuận xã hội ở nước ta là mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Đây là mục tiêu cơ bản mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phấn đấu thực hiện trong suốt quá trình đổi mới đất nước. Đó cũng chính là mục tiêu của xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã chứng minh tinh thần đoàn kết và ý chí quật cường của dân tộc ta - một dân tộc anh hùng. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước...”[40, tr. 171-172]. Độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc trên tinh thần “không có gì quý hơn độc lập, tự do” luôn luôn là mục tiêu và nguồn sức mạnh của dân tộc ta.
Hiện nay, để hiện thực hóa mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân nhân. Đây vừa là yêu cầu, đồng thời cũng là điều kiện để xây dựng sự đồng thuận xã hội ở nước ta.
Điểm tương đồng về kinh tế: Bước vào thời kỳ đổi mới, nước ta chủ
trương xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh hội nhập khu vực và quốc tế. Thực hiện đường lối kinh tế mới của Đảng với nhiều chủ trương chính sách cụ thể đã tạo điều kiện phát huy mọi năng lực sản xuất, tài năng kinh doanh, nguyện vọng làm giàu của mọi tầng lớp nhân dân. Mô hình kinh tế thị trường của Việt Nam phù hợp với xu thế chung của thế giới và ngày càng được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Trong nền kinh tế đó, mỗi cá nhân, doanh nghiệp đều tìm thấy cơ hội và lợi ích cho mình. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta coi trọng sự phát triển hài hòa các lợi ích (cá nhân, tập thể, cộng đồng, xã hội) vì sự phát triển chung của đất nước.
Điểm tương đồng về tinh thần, tư tưởng: Những tiền đề về tinh thần,
tư tưởng góp phần xây dựng sự đồng thuận xã hội, đó là các giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết và chủ nghĩa nhân văn - những giá trị trường tồn của dân tộc vẫn sẽ mãi là điểm tương đồng cơ bản để gắn kết các cá nhân trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Vì vậy xây dựng đồng thuận xã hội cũng chính là phát huy truyền thống đó trong điều kiện lịch sử mới.Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng, Nhà nước ta luôn khơi dậy những tư tưởng tốt đẹp trong lịch sử dân tộc. Đó là lòng yêu quê hương, tư tưởng gắn bó cộng đồng, lòng nhân ái, trọng đạo đức, trọng học thức và yêu cái đẹp, khát vọng dân chủ, tư tưởng lấy dân làm gốc, tư tưởng bình đẳng và công bằng xã hội... của người Việt Nam. Chính những giá trị tư tưởng này khi được đề cao, được phát huy sẽ góp phần xây dựng, củng cố sự đồng thuận xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới.
Điểm tương đồng về văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh: Đó là sự
hướng thiện, tôn trọng những giá trị văn hóa, đạo đức mang tinh nhân bản; là sự giữ gìn và phát huy truyền thống tổ tiên; tôn vinh và nhớ ơn những người có công với Tổ quốc, với dân tộc và cộng đồng; là sự tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo.
Thêm vào đó, con người Việt Nam thân thiện, yêu chuộng hòa bình và cầu tiến bộ. Vì vậy xây dựng đồng thuận xã hội cũng là mục tiêu tha thiết của nhân dân ta.
Ngoài những nhân tố có tính chất là cơ sở nền tảng cho việc xây dựng sự đồng thuận xã hội ở nước ta như đã kể trên, cũng cần phải nhấn mạnh thêm một nhân tố mà chúng tôi cho rằng là rất quan trọng - chủ thể của xây quá trình xây dựng sự đồng thuận xã hội, đó là: Nhận thức, quyết tâm và khả năng của Đảng cũng như cả hệ thống chính trị trong việc xây dựng sự đồng thuận xã hội. Nội dung này chúng tôi sẽ đề cập tới trong phần Qúa trình nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng sự đồng thuận xã hội.