Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO VỀ GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG (Trang 32 - 37)

Chương 1 .CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO

3.2. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách

Để nâng cao hiệu quả quả thực hiện chính sách giảm nghèo về giáo dục đối với các địa phương nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng tôi đề xuất một số khuyến nghị sau:

Một là, nâng cao hơn nữa trách nhiệm của Chính phủ, các Bộ, Ban, Ngành trung ương và tăng cường trách nhiệm xã hội đốivới việc thực hiện chính sách , cụ thể: Cần có những kế hoạch, giải pháp chủ động thực hiện tốt chính sách giảm nghèo về giáo dục. Có thể xây dựng các cơ chế chính sách quy định về công tác thực hiện chính sách giảm nghèo về giáo dục và có chính sách quản lý nguồn tài hỗ trợ kịp thời, phù hợp.

Hai là, Đề nghị Chính phủ bố trí chương trình mục tiêu quốc gia hoặc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đổi mới giáo dục phổ thông ở địa phương, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

Ba là, Các cấp chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền cho phụ huynh học sinh là người dân tộc thiểu số ủng hộ việc các trường tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh trong trường đảm bảo học sinh chính là đối tượng được thụ hưởng chính sách.

Bốn là, Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho các trường phổ thông dân tộc bán trú để có đủ điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh, góp phần nâng cao sức khỏe, thể chất, phát triển toàn diện giáo dục cho học sinh thuộc các đối tượng thụ hưởng chính sách .Triển khai chương trình hỗ trợ phát triển các trường phổ thông dân tộc bán trú làm cơ sở cho việc dồn ghép các điểm trường lẻ ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh dân tộc thiểu số tham gia học tập, sinh hoạt theo Quyết định số

775/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016-2020.

Năm là, Tiếp tục củng cố, duy trì kết quả xóa mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học, kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở, tăng cường phổ cập giáo dục trung học. Hỗ trợ kinh phí duy trì kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và thực hiện phổ cập cho trẻ mầm non dưới 5 tuổi.

Sáu là, Tăng cường phân cấp quản lý hệ thống giáo dục và nâng cao năng lực của cán bộ quản lý giáo dục theo các cách tiếp cận mang tính hòa nhập trong việc lập kế hoạch giáo dục, thực hiện, giám sát và ra quyết định có cơ sở để đảm bảo chất lượng của các dịch vụ giáo dục, nhằm giảm những cách biệt, đạt được bình đẳng giới và mở rộng cơ hội cho những bộ phận dân cư bị thiệt thòi.

Tiểu kết Chương 3

Trong chương 3, trên cơ sở những thực trạng mà tôi nghiên cứu ở chương 2, tôi nghiên cứu đã đề xuất ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo về giáo dục tại địa bàn tỉnh Cao Bằng. Những giải pháp đó xuất phát từ tình hình thực tiễn qua ảnh hưởng trực tiếp của thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo về giáo dục. Từ góc độ nghiên cứu, nhìn nhận vấn đề, những giải pháp và khuyến nghị mà tôi nghiên cứu đưa ra cần kết hợp đồng bộ các giải pháp.

KẾT LUẬN

Tìm hiểu việc thực hiện chính sách giảm nghèo về giáo dục tại địa bàn tỉnh CaoBằng, có thể rút ra các kết luận chủ yếu sau:

Thứ nhất, chính sách giảm nghèo giảm nghèo về giáo dục là một chủ trương lớn, quan trọng của Đảng và Nhà nước, là một nội dung quan trọng, đảm bảo sự thành công của quá trình phát triển xã hội. Trong thời gian vừa qua, nhiệm vụ xóa mù chữ đã từng bước được thể chế hóa thông qua việc xây dựng thực hiện chính sách giảm nghèo về giáo dục.

Quan điểm xuyên suốt của Đảng, Nhà nước coi vấn đề giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu và là động lực để phát triển xã hội, góp phần bảo đảm an sinh và công bằng xã hội. Trên cơ sở đó, chính sách, pháp luật về giảm nghèo về giáo dục đã được xây dựng toàn diện, đa dạng theo nhiều hướng tiếp cận, nhằm giải quyết các nguyên nhân của tình trạng giáo dục cần được giải quyết.

Thứ hai, Cao Bằng là một tỉnh miền núi, điều kiện tự nhiên, kinh tế rất khó khăn, nên kinh tế -xã hội của tỉnh còn kém phát triển. Đó cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đếntình trạng tỉ lệ mù chũ ở tỉnh còn phổ biến, với tỷ lệ cao hơn mức chung của cả nước. Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, tỉnh Cao Bằng đã nhận được nhiều trợ giúp từ Nhà nước cả về tài chính và nguồn lực. Trên cơ sở đó, tỉnh Cao Bằng đã triển khai thực hiện nhiều chương trình dự án hỗ trợ giáo dục trên địa bàn, với số lượng vốn tăng năm sau cao hơn năm trước. Nhờ đó, tỷ lệ mù chữ ở các địa phương khó khắn , vùng sâu vùng sa ở tỉnh Cao Bằng đã có xu hướng giảm so với trước.

Thứ ba, do đặc điểm là một tỉnh kém phát triển cả về kinh tế, văn hóa và xã hội, nên dù đã có nhiều nỗ lực của cán bộ và nhân dân trong tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo của Cao Bằng vẫn ở mức cao nên dẫn đến việc thực hiện chính sách giáo dục găp rất nhiều khó khăn .

Thứ tư, một trong những nguyên nhân của thực trạng trên là do quá trình tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo về giáo dục của tỉnh Cao Bằng chưa được triển khai một cách đồng bộ, thống nhất từ tỉnh tới các huyện, xã. Công tác xây dựng kế hoạch, triển khai các chương trình, dự án còn sơ sài, chưa bao quát; các nguồn lực chưa được huy động một cách tối đa; việc phối hợp, phân công các tổ chức, doanh nghiệp, tổ chức chính trị xã hội trên toàn tỉnh để thực hiện chính sách còn lỏng lẻo, bỏ sót; quá trình kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện chính sách còn chưa triệt để.

Thứ năm, để thực hiện tốt chính sách giảm nghèo về giáo dục tốt hơn trong thời gian tới, tỉnh Cao Bằng cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó tập trung vào một số giải pháp có tính cấp thiết để quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo về giao dục đạt hiệu quả hơn: đổi mới công tác ban hành văn bản và xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện chính sách; tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục chính sách giảm nghèo về giáo; huy động tối đa các nguồn lực để thực hiện chính sách; xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện chính sách trên cơ sở quyền hạn đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan phối hợp thực hiện chính sách; tăng cường công tác quản lý nhà nước về chính sách giảm nghèo về giáo dục; đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện chính sách.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng (2015), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chương trình 135 giai đoạn 3 (2011-2015) tỉnh Cao Bằng.

2. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020.

3. Lê Chi Mai (2001), Những vấn đề cơ bản về chính sách và quy trình chính sách, Nxb Đại học quốc gia, TP. HCM.

4.Quốc hội (2015), Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2015 phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020

5. Sở Lao động – thương binh và xã hội tỉnh Cao Bằng (2015), Báo cáo kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo giai đoạn 2011- 2015, Cao Bằng.

6. Sở Lao động – thương binh và xã hội tỉnh Cao Bằng (2016), Báo cáo kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017, Cao Bằng.

7. Tuyên bố Liên hợp quốc, 6/2008, được lãnh đạo của tất cả các tổ chức UN thông qua.

8. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015

9. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2008), Quyết định 719/2008/QĐ- UBND ngày 09 tháng 05 năm 2008 ban hành Quy định Chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

10. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2016), Báo cáo số 60/BC - BCĐ ngày 30/11/2016 về kết quả, phương hướng nhiệm vụ giảm nghèo bền vững năm 2017.

PHỤ LỤC

Ảnh 1: Cao bằng thực hiện chính ưu tiên với trẻ em, học sinh DTTS ít người

Ảnh 2: Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai thăm hỏi nhân

dân, học sinh dân tộc xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng, tinh Cao Bằng

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO VỀ GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG (Trang 32 - 37)

w