Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO VỀ GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG (Trang 28 - 32)

Chương 1 .CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO

3.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm

3.1.1. Đổi mới công tác ban hành văn bản và xây dựng kế hoạch tổchức triển khai thực hiện chính sách chức triển khai thực hiện chính sách

Chính sách giảm nghèo về giáo dục tại tỉnh Cao Bằng được đánh giá cơ bản phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của người dân, nhất là hộ nghèo dân tộc thiểu số; tuy nhiên, do có quá nhiều chương trình, dự án trong chính sách giảm nghèo dẫn đến nguồn lực bị phân tán, hiệu quả tác động đến đối tượng được hưởng chưa cao, chưa rõ nét; việc chậm hướng dẫn, sửa đổi một số chương trình, dự án đã gây khó khăn cho các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong việc tổ chức thực hiện.

Khi thiết kế xây dựng và ban hành chính sách mới cần phải có sự phân loại ưu tiên thực hiện theo nhóm đối tượng (hộ nghèo được ưu tiên nhất, sau đó mới đến hộ mới thoát nghèo và hộ cận nghèo), có lộ trình cụ thể; giảm dần các chính sách hỗ trợ trực tiếp . Ngoài ra, việc xây dựng các cơ chế, chính sách giảm nghèo về giáo dục phải bảo đảm sự thống nhất và có lồng ghép; những chính sách đang phát huy hiệu quả cần được tiếp tục đẩy mạnh thực hiện; các chính sách còn hạn chế, có vướng mắc cần khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế.

Đặc biệt, cần phải ban hành cơ chế chính sách đặc thù cho huyện vùng cao trong tỉnh để khuyến khích phát triển nguồn nhân lực. Có chính sách giải pháp riêng cho nhóm đối tượng đặc biệt.

3.1.2. Tăng cường công tác phổ biến tuyên truyền về chính sáchgiảm nghèo về giáo dục và trợ giúp pháp lý cho người nghèo giảm nghèo về giáo dục và trợ giúp pháp lý cho người nghèo

Cấp ủy Đảng, chính quyền, Ủy ban MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể và Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững phải thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân, nhất là các hộ nghèo nhằm giúp họ nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung các chính sách giảm nghèo về giáo dục và giúp họ hiểu rõ được tầm quan trọng của giáo dục.

Tỉnh Cao Bằng cần phải thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền , giáo dục qua các kênh thông tin về nội dung, mục đích, các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện chính sách. Thông qua các hoạt động tuyên truyền nhằm làm chuyển biến nhận thức trong cấp ủy , chính quyền , các ban , sở,ngành đoàn thể và mỗi cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân về công tác thực hiện chính sách giảm nghèo về giáo dục.

Xây dựng các kế hoạch tuyên truyền phổ biến kiến thức về công tác giảm nghèo làm cho mọi người dân hiểu được mục đích ý nghĩa nội dung của chính sách. Làm cho người nghèo nhận thức rõ nghèo đói là hèn kém là thua thiệt so với các địa phương khác tronng tỉnh.

3.1.3. Huy động tối đa các nguồn lực để thực hiện chính sách giảmnghèo về giáo dục nghèo về giáo dục

Trong công cuộc giảm nghèo hỗ trợ về giáo dục, nguồn lực của Nhà nước vừa có vai trò chủ đạo, vừa mang tính xúc tác, tính khơi nguồn; cùng đó là nguồn lực của cộng đồng cũng có vai trò rất quan trọng trong thực hiện công tác giảm nghèo về giáo dục tại tỉnh Cao Bằng.

Cần tiếp nhận và triển khai kịp thời đầy đủ các khoản kinh phí của Trung ương phân bổ cho tỉnh, đảm bảo đúng mục đích đạt yêu cầu của chương trình đề ra. Hàng năm ngân sách địa phương dành khoản kinh phí thoả đáng chi cho

các dự án liên quan đến công tác giảm nghèo về giáo dục.

Tiếp tục huy động, vận động bổ sung quỹ giảm nghèo từ các nguồn: tiết kiệm chi thường xuyên từ ngân sách của tỉnh, của huyện; huy động từ các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tự nguyện đóng góp thông qua quỹ “ngày vì người nghèo”. Cần có cơ chế thống nhất quản lý việc huy động và sử dụng nguồn này trên địa bàn tỉnh để các địa phương, đơn vị có cơ sở tổ chức thực hiện đạt hiệu quả.

3.1.4. Xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện chính sách trên cơ sởquyền hạn đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan phối hợp quyền hạn đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan phối hợp thực hiện chính sách

Khi triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo về giáo dục cần chú ý công tác tham vấn trong xây dựng, hoạch định chính sách phải có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ hơn nữa giữa các cấp, các ngành, các Hội, các đoàn thể các đơn vị lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp trong quá trình triển khai chính sách giảm nghèo về giáo dục của tỉnh; thống nhất hơn nữa về quan điểm, mục tiêu, mô hình, phương thức hoạt động và cơ chế kiểm tra giám sát trong quá trình thực hiện.

Xây dựng cơ chế phối hợp liên kết chặt chẽ, có sự giám sát của các cấp chính quyền, đoàn thể cơ sở. Có chính sách khen thưởng cho những doanh nghiệp, cán bộ, nông dân thực hiện tốt kế hoạch chính sách, đạt hiệu quả cao và nhân rộng mô hình này trên địa bàn.

3.1.5. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về chính sách giảmnghèo về giáo dục. nghèo về giáo dục.

Nâng cao chất lượng bộ máy trực tiếp thực hiện chính sách giảm nghèo về giáo dục trên địa bàn tỉnh theo hướng chuyên nghiệp, tinh gọn, lồng ghép; quan tâm đào tạo cán bộ tại chỗ đối với các địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn và các địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số; đổi mới phương thức

khuyến khích và vận động xã hội tham gia nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ cho mục tiêu giảm nghèo nâng cao giáo dục cho con em dân tộc.

Các chương trình, chính sách xây dựng mới và tổ chức triển khai thực hiện chỉ nên phân công cho 01 cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm giữ vai trò đầu mối chủ trì, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ để đảm bảo tính hệ thống, tránh chồng chéo; đồng thời thường xuyên có sự theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn của các cơ quan cấp trên nhằm đảm bảo chương trình, chính sách thực hiện theo đúng mục tiêu, định hướng đã dự kiến.

3.1.6. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện chínhsách sách

Các cấp ủy chính quyền của tình phải đưa công tác kiểm tra giám sát đáng giá vào nội dung nghị quyết. Thường xuyên coi trong công tác sơ, tổng kết việc thực hiện chính sách, tập trung kiểm tra giám sát việc thực hiện các chính sách.

Coi trọng giao quyền và phân bổ nguồn lực cho hoạt động của cơ quan giám sát. Cùng với các cơ quan thực hiện chính sách, cần có các cơ quan chuyên môn của tỉnh, của huyện được cấp kinh phí trực tiếp giám sát song hành việc thực hiện chính sách của các chủ thể thực hiện chính sách, nhằm tổ chức tốt hơn, chặt chẽ hơn công tác giám sát và đánh giá chính sách. Đây là công việc vô cùng quan trọng, vì nó sẽ biết chính sách có đến đúng đối tượng hay không, có đúng mục đích hay không, đặc biệt, việc đánh giá chính sách giúp các chủ thể phát hiện ra những điểm bất hợp lý của chính sách, từ đó có quyết định chỉnh sửa kịp thời.

Tăng cường chức năng phản biện của xã hội, sự giám sát của cộng đồng, vai trò của các tổ chức chính trị -xã hội từ tỉnh đến cơ sở để hoạt động giám sát quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn thực sự có chất lượng.

3.2. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chínhsách giảm nghèo về giáo dục tại địa bàn tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO VỀ GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG (Trang 28 - 32)

w