Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO VỀ GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG (Trang 25 - 28)

Chương 1 .CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO

2.5 Nguyên nhân của những hạn chế

2.5.1 Nguyên nhân chủ quan

Trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo về giáo dục ở một số cấp Đảng ủy , chính quyền cơ sở còn thiếu chủ động. Ban chỉ đạo thực hiện chính sách ở một số xã hoạt động còn kém hiệu quả, có nơi xây dựng Chương trình chưa cụ thể với tình hình địa phương, cán bộ chủ chốt ở một số cơ sở chưa nhận thức đầy đủ, chỉ đạo chưa kiên quyết, tinh thần trách nhiệm chưa cao, thiếu chủ động phối hợp. Công tác tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia trên địa bàn chưa được thường xuyên, dẫn đến một số đơn vị, địa phương thực hiện còn thiếu sót, không được điều chỉnh kịp thời. Một số đơn vị được phân công giúp đỡ xã nghèo chưa quan tâm thường xuyên, thiếu sâu sát hoặc lúng túng trong tổ chức thực hiện.

Có nhiều chủ trương, chính sách về giáo dục nhưng giao cho nhiều ngành, nhiều đơn vị thực hiện nên còn dàn trải, thiếu sự tập trung, thống nhất. Các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh có liên quan đến các chương trình về giáo dục chưa hướng dẫn kịp thời, cụ thể cho cơ quan, ngành, địa phương về định mức, tiêu chí phân bổ vốn, chế độ tài chính - kế toán hiện hành và nghiệp vụ triển khai các hoạt động của chương trình nên việc triển khai thực hiện một số chính sách, dự án gặp nhiều khó khăn, lúng túng.

Các nguồn vốn của Trung ương bổ sung chậm, thường vào hết quý 3 hàng năm, do vậy việc giải ngân không đạt kế hoạch.

Theo quy định thì mục tiêu, chỉ tiêu của chương trình mục tiêu Quốc gia được lựa chọn phải cụ thể, rõ ràng, đo lường được, phù hợp với mục tiêu chiến

lược, kế hoạch đặt ra. Tuy nhiên, trong việc lập và phân bổ kế hoạch chương trình mục tiêu Quốc gia chính sách giảm nghèo về giáo dục có cơ quan, ngành, địa phương chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế nên khi được giao lập kế hoạch, chỉ tiêu chưa sát với thực tế dẫn đến khi giao kế hoạch thực hiện không sử dụng hết nguồn vốn giao.

Quy định về cơ chế, chính sách của các văn bản liên quan đến triển khai chương trình chính sách giảm nghèo về giáo dục còn một số bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn, hoặc có sự chồng chéo, chưa thống nhất, gây khó khăn trong tổ chức thực hiện. Nhu cầu đặt ra khi xây dựng các dự án thì lớn, mong muốn nhiều nhưng khả năng đáp ứng thì có hạn, nhất là nguồn vốn. Phần lớn các chương trình đầu tư mục đích là hướng đến vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, có điều kiện tự nhiên bất lợi, do đó việc triển khai thực hiện chương trình gặp khó khăn trở ngại.

Một số chỉ tiêu được giao chưa sát, phù hợp với thực tế, gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện. Một số địa phương chưa huy động được các nguồn lực, sức mạnh tổng hợp trong nhân dân dân, chỉ dựa vào nguồn ngân sách nhà nước nên có nhiều công trình, dự án thực hiện chậm tiến độ, hiệu quả không cao.

Đội ngũ làm công tác thực hiện ở cơ sở còn hạn chế về năng lực, trình độ, lại đảm nhiệm khối lượng công việc rất lớn, do đó đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thực hiện của chương trình.

Việc điều tra, rà soát các đối tượng được hưởng chính sách hàng năm ở một số địa phương, cơ sở còn thiếu chính xác, do đó một số chính sách, dự án chính sách hỗ trợ tác động không đúng đối tượng. Mặt khác, một bộ phận đối tượng đủ tiêu chuẩn hưởng lại không được hưởng lợi từ chương trình.

2.5.2. Nguyên nhân khách quan

địa hình chia cắt phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, giao thông khó khăn, nên số hộ đồng bào ở Cao Bằng tỷ lệ hộ nghèo cao không đủ điều kiện để cho con em đến trường; có 156 xã đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách từ Chương trình 135 trên địa bàn toàn tỉnh. Với địa hình, giao thông như vậy, nên việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng có nhiều tốn kém, tính bền vững hạn chế; điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ trong lĩnh vực giáo dục còn thiếu , chưa đồng bộ. Điều kiện kinh tế -xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn, ngân sách hạn hẹp, nguồn lực còn hạn chế nên khó có thể bố trí kinh phí và nguồn lực để lồng ghép cùng với tỉnh, các Sở, ban ngành thực hiện các chương trình thực hiện chính sách giảm nghèo về giáo dục có hiệu quả.

Trình độ dân trí thấp, không đồng đều, ảnh hưởng đến khả năng nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc cho con em đến trường.

Tiểu kết Chương 2

Trong Chương 2 tôi đã giới thiệu qua vị trí địa lý của tỉnh Cao bằng và đưa ra nội dung và những thực trạng của việc thực hiện chính sách giảm nghèo về giáo dục trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tôi đã nghiên cứu và đưa ra các số liệu cụ thể và kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo về giáo dục mà tỉnh đạt được. Trên cơ sở đó, tôi đã đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị ở Chương 3.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO

VỀ GIÁO DỤC TẠI ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG

3.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sáchgiảm nghèo về giáo dục tại địa bàn tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO VỀ GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w