Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và ảnh hưởng của một số biện pháp kĩ thuật đến năng suất, chất lượng thanh long ruột đỏ tại huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 28 - 31)

2.3 .Tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long trong nước

2.6. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

* Nghiên cứu về chọn tạo giống

- Theo Williams và ctv(1990); Tingey và del Tufo(1993), hiện nay, kỹ thuật phân tử được sử dụng ngày càng nhiều trong phân loại thực vật và chọn tạo giống. Một trong số ứng dụng quan trọng nhất của chỉ thị phân tử là chọn lọc dựa trên markers. Chọn lọc giống dựa trên markers được ưa thích ứng dụng trong chọn tạo giống bởi kỹ thuật này cho phép nhà chọn tạo giống có quyết được chọn lựa sớm hơn. Trong chọn giống kháng bệnh, chọn lọc dựa trên markers còn một thuận lợi nữa đó là có thể thực hiện trong sự vắng mặt mầm bệnh. Và biện pháp kỹ thuật công nghệ sinh học RAPD đã được dùng

18

cho đánh giá mối quan hệ di truyền trong các loài thuộc chi Hylocereus

Selenicereus.

- Theo Weiss (1994), trong cùng một loài Hylocerus spp, loài Hylocerus undatus tự thụ phấn kém nhưng thụ phấn chéo với các loài khác đạt tỷ lệ đậu quả cao. Và ông ghi nhận rằng, bao phấn ở thanh long thành thục trước khi hoa nở và nhụy nhận hạt phấn ngay đó [16].

* Nghiên cứu về bón phân

Thanh long đáp ứng tốt với hầu hết các loại phân bón, tuy nhiên cần cần thận không để hỏng các rễ mọc nông. Tại Israel một lượng nhỏ phân bón đã được áp dụng để bổ sung vào nước tưới mỗi ngày (Raveh và cs, 1997; Nerd và cs, 1999; Lichtenzveig và cs, 2000; Weiss và cs, 1994). Theo Mizrahi và Nerd, 1999, đã đề nghị thêm 35 ppm N từ phân bón có chứa 23N – 7P – 23K vào nước tưới [15].

Kết quả nghiên cứu của Shyama Prashad Chakma và cs, (2013) cho thấy lượng phân bón: (20 kg phân chuồng + 540 g N + 310 g P + 250 g K)/trụ hoặc (5 kg phân chuồng + 135 g N + 78 g P + 63 g K)/cây làm nâng cao năng suất thanh long ở vùng Chittagong, cũng như ở Bangladesh.

Theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sri Lanka, phân bón hữu cơ là rất quan trọng để tăng trưởng hợp lý và phát triển của cây thanh long. Bón 15kg phân hữu cơ cho mỗi trụ và mỗi năm tăng thêm 2 kg. Lượng phân vô cơ cho cây trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng là (N – 72 g, P – 88 g, K – 40 g)/4 tháng, đối với cây đang trong giai đoạn mang quả cũng như sau khi thu hoạch là (N – 50 g, P – 50 g, K – 100 g)/1 tháng [18]..

Việc thực hành bón phân theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp Malaysia, cây từ giai đoạn mới trồng đến 6 tháng đầu, cứ 2 tháng 1 lần bón cho mỗi trụ 100g phân N:P:K 15:15:15, từ tháng thứ 7 trở đi cứ 2 tháng một

19

lần bón 200 g phân N:P:K 15:15:15,giai đoạn cây đang mang trái 1 tháng 1 lần bón 300 g phân N:P:K 13:13:21,giai đoạn sau khi đậu quả 1 tháng 1 lần bón 300 g phân N:P:K 15:15:15 (Bảng 2.6)

Bảng 2.6: Thực hành bón phân theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp Malaysia

Tuổi cây Loại phân bón Lượng phân bón cho mỗi trụ

Thời gian bón

Cây dưới 6 tháng tuổi NPK 15:15:15 100 g 2 tháng một lần Cây 7 tháng tuổi trở lên NPK 15:15:15 200 g 2 tháng một lần Giai đoạn mang trái cây NPK 13:13:21 300 g 1 tháng 1 lần

Sau khi đậu quả NPK 15:15:15 300 g 1 tháng 1 lần Theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp Sarawak [19]., lượng phân bón lót khi trồng là 5 kg phân hữu cơ. Đối với cây trồng năm thứ nhất, cứ 2 tháng 1 lần bón 0,1 kg phân N:P:K 15:15:15, khi bắt đầu có hoa cứ 2 tháng 1 lần bón 0,1 kg phân N:P:K 12:12:17,2 + TE. Cây năm thứ 2 trở lên, 4 tháng 1 lần bón 5 kg phân hữu cơ và 2 tháng 1 lần bón phân N:P:K 12:12:17,2 +TE (Bảng 2.7)

Bảng 2.7: Thực hành bón phân theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp Sarawak

Tuổi cây Loại phân bón Lượng phân bón

cho mỗi trụ Thời gian bón

Ban đầu (sau

khi trồng) Phân bón hữu cơ 5 kg

Lưu ý: Áp dụng phân bón ở gốc, thân, cành trước khi trồng Năm thứ nhất NPK 15:15:15 0,1 kg 2 tháng một lần Bắt đầu có hoa NPK 12: 12: 17,2 + TE 0,1 kg 2 tháng một lần Năm 2 trở lên NPK 12: 12: 17,2 + TE 0,2 kg 5 kg 2 tháng một lần Một lần mỗi 4

20

Phân bón hữu cơ tháng

* Nghiên cứu về bao quả

Trên thế giới hiện nay để cây thanh long đạt sản lượng cao, chất lượng quả tốt các nước đã áp dụng kỹ thuật bao quả thanh long để hạn chế những tổn thương do ánh nắng mặt trời, gió bão, côn trùng trích hút quả khi quả còn non.

Ở Đài Loan các nhà vườn thường sử dụng túi bao trái bằng chất liệu giấy (Bao giấy này không thấm nước) và túi lưới. Sản phẩm này được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước Đông Nam Á, như Thái Lan, Malaysia, Indonesia....

Đặc điểm: Bao được sản xuất theo dạng túi rút, chất liệu dày, mềm, dai theo dạng túi rút, chất liệu dày, mềm, dai. Có tác dụng để bao chùm quả thanh long lúc trái còn non hoặc trái sắp thu hoạch. Ngăn chặn kiến, sâu, ruồi phá hoại trái và đục trái thanh long. Kích thước: 25 cm x 30 cm, 30 cm x 35 cm. Các nhà vườn sử dụng bao Polyetylen (PE) có đục sẵn 20 – 30 lỗ bằng kim với đường kính 0.5 mm để bao quả thanh long. Công dụng của túi : Phòng ngừa tia cực tím, ánh nắng quá gắt làm quả bị bỏng. Phòng ngừa sự phá hại của sâu bệnh. Giảm bớt lượng sử dụng thuốc trừ sâu, hạ thấp lượng thuốc trừ sâu bám trên trái thanh long, sản xuất không gây hại môi trường cây ăn trái, tăng được thu nhập, đẩy mạnh xuất khẩu. Phòng ngừa khi gặp sương muối làm cho vỏ trái Thanh Long không sần sùi, bị đốm đen. Nâng cao năng suất, thúc đẩy quá trình phát triển của Thanh Long.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và ảnh hưởng của một số biện pháp kĩ thuật đến năng suất, chất lượng thanh long ruột đỏ tại huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)