PHẦN 3 : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển giống thanh long ruột đỏ H14. thanh long ruột đỏ H14.
* Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 2 công thức bố trí
theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 5 lần nhắc lại, mỗi công thức 1 trụ, tổng số trụ trong thí nghiệm là 10 trụ.
30
* Công thức thí nghiệm
Công thức 1: giống thanh long ruột đỏ H10 (đối chứng). Công thức 2: giống thanh long ruột đỏ H14.
3.4.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất, chất lượng thanh long ruột đỏ H14 suất, chất lượng thanh long ruột đỏ H14
Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 9 công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 lần nhắc lại, mỗi công thức 3 cây, tổng số cây tham gia thí nghiệm 27 cây.
Công thức thí nghiệm Công thức 1: Nền + 250 g N + 250 g K2O Công thức 2: Nền + 250 g N + 450 g K2O Công thức 3: Nền + 250 g N + 600 g K2O Công thức 4: Nền + 450 g N + 250 g K2O Công thức 5: Nền + 450 g N + 450 g K2O Công thức 6: Nền + 450 g N + 600 g K2O Công thức 7: Nền + 600 g N + 250 g K2O Công thức 8: Nền + 600 g N + 450 g K2O Công thức 9: Nền + 600 g N + 600 g K2O
Nền phân bón cho thí nghiệm: Nền phân bón cho thí nghiệm gồm: phân hữu cơ vi sinh + 500 g P2O5/trụ/năm
Phương pháp và thời gian bón phân:
+ Lần bón thứ 1 (cuối tháng 10 – đầu tháng 11): Nền + 20% N + Lần 2 (cuối tháng 12): 20% N + 28% K2O + Lần 3 (cuối tháng 3): 10% N + 12 % K2O + Lần 4 (cuối tháng 4): 10% N + 12 % K2O + Lần 5 (cuối tháng 5): 10% N + 12 % K2O + Lần 6 (cuối tháng 6): 10% N + 12 % K2O
31
+ Lần 7 (cuối tháng 7): 10% N + 12 % K2O + Lần 8 (cuối tháng 8): 10% N + 12 % K2O
Phương pháp bón phân: bón trên lớp đất mặt sau đó phủ lớp đất mỏng hoặc phủ bằng rơm rạ
3.4.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian bao quả đến đặc điểm quả, chất lượng thanh long ruột đỏ H14 điểm quả, chất lượng thanh long ruột đỏ H14
* Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệmgồm 4 công thức được
bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 lần nhắc lại, 3 trụ/công thức Công thức thí nghiệm
Công thức 1: Không bao quả (đối chứng) Công thức 2: Bao quả sau tắt hoa 7 ngày Công thức 3: Bao quả sau tắt hoa 15 ngày * Chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu
Các chỉ tiêu theo dõi được tiến hành theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống thanh long (QCVN: 2011/BNNPTNT) [11].
* Chỉ tiêu về chất lượng quả
- Chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng các đợt lộc trong năm:
+ Số lượng lộc (lộc/trụ): đánh dấu và đếm toàn bộ số lộc/đợt/trụ + Thời gian bắt đầu ra lộc (ngày): khoảng 10 % số cành bật lộc + Thời gian ra lộc rộ (ngày): khoảng 70% số cành bật lộc + Thời gian kết thúc ra lộc: Khoảng 80-90% số cành bật lộc
- Chỉ tiêu về chiều dài, đường kính lộc: chọn ngẫu nhiên 4 cành lộc ổn định/trụ theo 4 hướng, trên mỗi cành chọn 2 lộc đã thành thục để tiến hành đo các chỉ tiêu sau:
+ Chiều dài lộc (cm): đo từ gốc cành đến mút cành + Đường kính lộc (cm): đo ởgiữa cành
32
- Chỉ tiêu về thời gian ra hoa, ra nụ:
+ Thời gian xuất hiện nụ (ngày): ngày xuất hiện nụ đầu tiên + Thời gian bắt đầu ra hoa: 10 % số nụ nở
+ Thời gian hoa nở rộ: 70 - 75% số hoa nở + Thời gian kết thúc nở hoa: 90% số hoa nở -Tỷ lệ đậu quả (%) =∑ số hoa trên trụ X 100 % ∑ số quả thu hoạch
* Chỉ tiêu về chất lượng quả
- Chỉ tiêu về năng suất quả và chất lượng: lấy 12 quả trên một công thức để đo đếm các chỉ tiêu sau:
+ Số lượng quả/trụ: đếm số lượng quả/trụ + Khối lượng quả (g): cân trọng lượng quả
+ Khối lượng vỏ quả (g): cân trọng lượng vỏ quả + Khối lượng thịt quả (g): cân trọng lượng thịt quả
+ Độ dày thịt quả (cm): quả thanh long được bổ làm đôi, sau đó đo từ mép ngoài và giữa quả
+ Độ dày vỏ quả (cm): đo từ mép ngoài đến mép trong vỏ quả + Chiều dài quả (cm): đo từ đáy đến đỉnh của quả
+ Đường kính quả (cm): đo phần giữa quả + Số quả bị nứt/trụ (quả): đếm số quả bị nứt
+ Năng suất lý thuyết (tấn/ha) = Khối lượng trung bình quả x số quả/trụ x mật độ cây/ha/1000
+ Năng suất thực thu (kg/trụ): cân toàn bộ số quả trên trụ + Đường tổng số ( o Brix): đo bằng Brix kế cầm tay - Chỉ tiêu về sâu bệnh hại:
33
Thành phần, tần suất xuất hiện sâu bệnh hại: điều tra theo 5 điểm trên đường chéo góc:
Tần xuất bắt gặp (%) = Số lần bắt gặp của mỗi loài∑ số lần điều tra × 100 %
+ : Rất ít phổ biến (tần suất bắt gặp từ 5%) + : Ít phổ biến (tần suất bắt gặp từ 5 – 19%) ++ : Phổ biến (tần suất bắt gặp từ 20 – 50%) +++: Rất phổ biến (tần suất bắt gặp từ 50%)
* Theo dõi tình hình sâu bệnh hại theo phương pháp của Viện Cây ăn quả miền Nam cho cây thanh long
- Theo dõi thành phần các đối tượng sâu bệnh gây hại: 10 ngày một lần, quan sát toàn bộ thân cây để phát hiện các loài sâu, bệnh hại. Thu thập các bộ phận bị hại như hoa, quả rụng, các bộ phận thân cành rời, đem bổ ra để phân loại các loài sâu, bệnh hại.
- Theo dõi thời điểm bắt đầu phát sinh của một số đối tượng gây hại chính: là thời điểm bắt đầu phát hiện loài đó.
- Mức độ nhiễm bệnh của các giống với một số đối tượng bệnh hại chính.
- : Rất ít phổ biến (tần suất bắt gặp < 5%)
+ : Ít phổ biến (tần suất bắt gặp từ 5 – 19%)
++ : Phổ biến (tần suất bắt gặp từ 20 – 50%) +++: Rất phổ biến (tần suất bắt gặp > 50%)
34