Tình hình sử dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất giống bưở

Một phần của tài liệu Tình hình sản xuất và ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất bưởi diễn tại trang trại bùi huy hạnh, xã tái sơn, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 31 - 36)

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2 Hiện trạng sản xuất cây bưởi và sản xuất giống bưởi Diễn của trang trạ

4.2.4 Tình hình sử dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất giống bưở

Diễn của trang trại Bùi Huy Hạnh

Để mang lại hiệu quả kinh tế trong trồng cây có múi nói chung, cây bưởi Diễn nói riêng, trang trại Bùi Huy Hạnh đã mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất và kỹ thuật. Đặc biệt từ tháng 6 năm 2017 trang trại đã kết hợp với khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tiếp đón sinh viên về trang trại thực hiện các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả có múi. Do vậy mà tình hình tình hình sâu bệnh hại, cây sinh trưởng kém đã được khắc phục. do điều kiện về thời gian thực tập, e xin trình bày một số công việc thực hiện kỹ thuật cũng như những kiến thức em học hỏi được trong thời gian thực tập ở trang trại.

* Kỹ thuật ủ phân chuồng tại trang trại:

Phân chuồng (chủ yếu là phân lợn) được vận chuyển ra nơi ủ. Tại đây phân chuồng được trộn đều với phân NPK. Xúc hỗn hợp vừa trộn vào nơi ủ và rắc phân vi sinh theo từng lớp. Sau đó, phủ bạt, đậy kín phân vừa ủ để tránh mưa và tạo điều kiện thuận lợi cho phân hoai mục.

Ủ phân chuồng tạo được nguồn dinh dưỡng cần thiết bón cho cây đồng thời tiết kiệm chi phí tận dụng được nguồn chất thải từ chăn nuôi để trồng trọt.

26

* Kỹ thuật phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại:

Vườn Bưởi ở trang trại xuất hiện 1 số loại sâu hại: sâu vẽ bùa, sâu cuốn lá, ốc sên…. Do thường xuyên thăm vườn, theo dõi và phòng trừ kịp thời nên đã hạn chế tối đa sự gây hại.

+ Sâu đục thân: loại này thường tấn công vào thân cây khiến cây suy yếu và chết đi là một trong những loại nguy hiểm nhất của vườn bưởi Diễn. Chúng ta dễ dàng nhận ra bằng cách quan sát các mùn gỗ trắng do sâu đùn ra trên mặt đất .

Phòng và diệt: quét nước vôi dọc thân cây để ngăn ngừa. Phun Goldphos 555 EC. Pha 1 gói 15ml cho bình từ 20 – 25 lít nước. Phun khi sâu từ 1-2 ngày tuổi. Phun 0,2-0,5 lít/ ha. Lượng nước phun từ 400 – 500 lít/ ha. Thời gian cách ly 7 ngày.

+ Nhện đỏ: có những đốm nhỏ dưới lá cây sau một thời gian gây hại thì lá héo và rụng.

Để diệt loại này dùng Dầu khoáng DS phun khi nhện chớm xuất hiện, phun từ trên xuống và phun ướt hai mặt lá, phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, không phun lúc nắng gắt. Phun lần 2 sau 7-10 ngày. Lượng nước phun từ 600-1000 lít/ha, pha 30- 60ml/ bình 8 lít. Cách 10 ngày phun lần 2.

27

+ Sâu vẽ bùa: nguy cơ cao nhất là khi bắt đầu trồng đến năm thứ 4 , đặc điểm nhận dạng là tạo ra những đường cong trên mặt lá khiến lá có đường màu trắng và cong lại sinh trưởng từ tháng 2 đến tháng 10 dương lịch, để ý kỹ ở cuối đường ta sẽ nhìn thấy con sâu.

Cách diệt phun VBTusa WP lượng nước phun 400 lít/ha, cách pha 20g/bình 16 lít, thời gian cách ly 7 ngày, Mãnh hổ pha gói 25- 30ml/bình 25 lít nước, phun 400-500 lít nước/ha. Thời gian cách ly sau phun 7 ngày. Cách 5 ngày ta sẽ phun lần tiếp theo.

28

+ Ốc sên bò lên lá sẽ tạo thành đường cong trên lá giống như sâu vẽ bùa, ốc sên thường bò lên cây vào buổi tối và sau mưa ốc sẽ lên rất nhiều. Những đêm hôm trước mưa thì sáng hôm đi bắt ốc sên sớm, những hôm không mưa thì bắt ốc sên vào buổi tối.

+ Bệnh sẹo: chúng hình thành những đốm tròn màu nâu trên lá và cành với đặc tính lây lan rất nhanh.

Với bệnh sẹo ta dùng Boocdo 2% kết hợp với CuSO4 0.1kg, vôi tôi 0.2kg phun làm 3 lần phun vào khu vực cây bưởi bị hại.

+ Bệnh vàng lá: lá bị chuyển vàng ở một số cành sau lan cả cây khiến cây bị lụi đi nhanh chóng tác nhân có thể do rầy hoặc virus…Nếu bệnh phát triển mạnh dùng thuốc hóa học Admire 050EC.

Do nắm bắt được các triệu chứng của từng loại sâu bệnh gây ra nên việc nhận biết sâu bệnh dễ dàng hơn, việc thăm đồng thường xuyên phát hiện kịp thời phun đúng thuốc nên cây đã giảm sâu bệnh hại rất nhiều.

Ưu điểm: phòng ngừa sâu bệnh giúp cây sinh trưởng phát triển tốt ,có khả năng tạo nhiều trái và cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho cây.

29

Nhược điểm : phun thuốc cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời tiết ,nhiệt độ và thời gian. Tùy vào từng loại thuốc và bệnh mà phun vào từng thời điểm khác nhau.

Em đã học được cách pha thuốc, phun thuốc và bệnh gì dùng thuốc gì.

Tưới nước: Mùa khô cần thường xuyên tưới nước và phủ gốc giữ ẩm cho cây, mùa mưa nếu mưa liên tục cần đánh rãnh thoát nước, tránh để cây bị ngập úng.

Thực tập ở trại em còn học được là ngâm cá xong dùng nước cá đã ngâm tưới cho cây sẽ giúp cho quả ngọt hơn.

*Kỹ thuật bón phân

Bón phân theo hình chiếu của tán cây, cuốc xung quanh gốc cây, cách gốc cây 60 cm, sâu 10-15cm sau đó cho 30kg phân chuồng hoai mục + với 0,5kg lân+ 0,3kg kali/gốc sau đó lấp đất.

*Kỹ thuật chăm sóc và cắt tỉa

Tưới nước: Mùa khô cần thường xuyên tưới nước và tủ gốc giữ ẩm cho cây bưởi, mùa mưa nếu như mưa liên tục thì đánh rãnh thoát nước tránh để cây bị ngập úng gây hiện tượng thối rễ hoặc nấm làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng phát triển của cây.

Quản lý cỏ dại: Từ tháng 2 cỏ mọc rất nhiều nên phải thường xuyên nhổ cỏ ở xung quanh gốc cây, còn ở bên ngoài thì dùng liềm để cắt. Ở gốc, nên phủ rơm rạ, cỏ khô để hạn chế cỏ dại. Nếu để cỏ dại nhiều nó sẽ lấy dinh dưỡng của cây làm cho cây sinh trưởng phát triển kém

Cắt tỉa: Loại bỏ những cành sâu bệnh, cành khô, tỉa bỏ những cành thừa đi. Ưu điểm: loại bỏ cành sâu bệnh cành không cần thiết cho tán cây thông thoáng. Hạn chế sâu bệnh, tập trung dinh dưỡng nuôi cành cơ bản, tạo cho cây có tán phát triển đều theo các phía.

30

Một phần của tài liệu Tình hình sản xuất và ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất bưởi diễn tại trang trại bùi huy hạnh, xã tái sơn, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 31 - 36)