Bài học kinh nghiệm rút ra qua quá trình đi thực tập ở trang trại Bùi Huy

Một phần của tài liệu Tình hình sản xuất và ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất bưởi diễn tại trang trại bùi huy hạnh, xã tái sơn, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 36 - 39)

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3 Bài học kinh nghiệm rút ra qua quá trình đi thực tập ở trang trại Bùi Huy

Huy Hạnh

Trong thời gian thực tập 5 tháng tại trang trại Bùi Huy Hạnh, xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương em đã rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân đó là:

Phải có thái độ nghiêm túc tận tình trong công việc để học hỏi được nhiều kiến thức ở các thầy trong trang trại.

Làm việc có kế hoạch, khoa học biết vận dụng những kiến thức đã học để vận dụng vào công việc được giao tại nơi thực tập. Trong quá trình làm việc phải phát huy tinh thần tự giác trong công việc là yếu tố đi đầu dẫn đến thành công, việc thực tế là điều kiện giúp cho sinh viên đi sâu, cọ sát và thích nghi với môi trường làm việc để đạt được hiệu quả cao. Ngoài ra phải có tình yêu trách nhiệm đối với nghề mà mình đã chọn. Trải qua 5 tháng làm việc thực sự em đã cảm nhận được mục đích của việc khoa tổ chức cho sinh viên đi thực tập những kỹ năng chuyên môn mà mình học là rất cần thiết.

Vì những kiến thức mà em đã học trên lớp mới chỉ là lý thuyết hành trang để trang bị cho nghề, còn việc thực hành chưa được chú trọng. Cho nên khi đi thực tập giúp em thực hành và hiểu hơn những môn học mà thầy cô đã tận tình dạy bảo và truyền đạt ở trên lớp.

Thực tập không chỉ là điều hết sức quan trọng đối với sinh viên ngành trồng trọt mà còn đối với các ngành khác nữa, đây là điều kiện để chuẩn bị hành trang cho sinh viên sau khi ra trường có thể vận dụng kiến thức mình học được vào công việc.

Sau quá trình đi thực tập em thấy mình yêu nghề của mình hơn, vì thế em mong xong đợt thực tập này em sẽ có nhiều kiến thức về chuyên môn mà mình đã học. Em cảm ơn các thầy trong trang trại nơi mà em đã thực tập và

31

cảm ơn các thầy cô trong khoa nông học đã tạo mọi điều kiện để em hoàn thành tốt đợt thực tập và đạt được kết quả cao.

4.3.1 Đánh giá điểm mạnh của sinh viên khoa Nông học

- Chăm chỉ làm việc - Ham học hỏi

- Có tình yêu với nghề, ý thức trách nhiệm cao - Ngoan ngoãn có ý thức cố gắng trong công việc

- Biết tiếp thu từ người khác để khắc phục những điểm mình còn hạn chế.

4.3.2 Đánh giá điểm yếu của sinh viên khoa Nông học

- Sau khi được đi thực tập ở trang trại về em cảm thấy bản thân em còn kém về kỹ năng làm việc, sau khi được học lý thuyết trên lớp mà cô đã dậy khi đi thực tập còn bỡ ngỡ chưa nắm bắt được công việc ngay, còn phải học hỏi nhiều ở các thầy cô và các bác ở trong trại, em biết rằng em phải thực hành nhiều hơn nữa ở ngoài đồng ruộng để có nhiều kiến thức thực tế hơn .

- Em tự thấy mình còn thiếu sự cọ xát giữa kiến thức với thực tế cũng như thiếu kinh nghiệm mà trong môi trường học đường em không thể tích lũy được .

4.3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực tập tốt nghiệp tại các doanh nghiệp của sinh viên của sinh viên

-Đối với khoa: Khoa là nơi dạy cho sinh viên những kỹ năng về chuyên ngành, giúp cho sinh viên yêu nghề và gắn bó với nghề hơn. Em mong rằng khoa sẽ cho sinh viên đi thực hành làm ở ngoài đồng rộng nhiều hơn nữa và cho sinh viên đi thực tập ở trang trại để sinh viên ra trường không bị bỡ ngỡ với công việc, giúp sinh viên cọ xát giữa kiến thức với thực tế, giúp sinh viên không bị bỡ ngỡ với môi trường làm việc.

Khoa nên cho sinh viên đi thực tập ở những trang trại chuyên về trồng trọt để sinh viên có thể học được nhiều kiến thức thực tế hơn.

32

Khoa nên trao đổi và thỏa thuận với trang trại là sinh viên xuống thực tập sẽ làm những công việc gắn liền với chuyên môn.

-Đối với sinh viên: việc thực tập có vai trò quan trọng không chỉ là điểm số mà còn giúp sinh viên được tiếp cận với nghề nghiệp mà họ đã lựa chọn khi bước chân vào trường. Các hoạt động thực tiễn, giúp sinh viên hiểu hơn về công việc của mình sẽ làm sau khi ra trường và thêm yêu quý ngành nghề mà mình đã chọn. Quá trình áp dụng các kiến thức học được trong nhà trường vào thực tế công việc giúp sinh viên nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu, tự thấy cần trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng gì để đáp ứng nhu cầu công việc trong tương lai.

Trong quá trình thực tập, sinh viên có thể thiết lập được các mối quan hệ liên quan đến nghề nghiệp của mình, điều này rất hữu ích cho sinh viên khi ra trường. Nếu thực tập tốt, họ còn có cơ hội kiếm được việc làm ngay trong quá trình thực tập.

Sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường nên tham gia nhiều các hoạt động thực tế do khoa tổ chức để có thêm kiến thức thực tế.

Đối với doanh nghiệp: Trong quá trình sinh viên thực tập, các doanh nghiệp thường có những góp ý thiết thực về các nội dung đào tạo mà nhà trường cần bổ sung, thực sự hữu ích cho việc đổi mới chương trình đào tạo sát hơn với yêu cầu sản xuất. Bản thân nhà trường thường khó nhận ra được sự “chưa phù hợp” giữa chương trình đào tạo và thực tiễn công việc sinh viên sẽ làm, do đó sự góp ý của các đơn vị, doanh nghiệp là rất cần thiết. Với sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp, việc theo dõi tình hình việc làm của sinh viên sau khi ra trường và đánh giá chất lượng đào tạo sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn. Các chương trình thực tập cũng mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác. Trang trại nên tạo điều kiện cho sinh viên làm về kiến thức chuyên môn nhiều hơn nữa.

33

Một phần của tài liệu Tình hình sản xuất và ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất bưởi diễn tại trang trại bùi huy hạnh, xã tái sơn, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 36 - 39)