Nội dung, yêu cầu xây dựng con người đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH ở Hải Phòng hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở hải phòng hiện nay (Trang 41 - 49)

2. Phân theo thành phần kinh tế

1.2.2. Nội dung, yêu cầu xây dựng con người đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH ở Hải Phòng hiện nay

1.2.2.1. Nội dung xây dựng con người đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH ở Hải Phòng hiện nay

Xuất phát điểm của quá trình đổi mới là gì, nếu khơng phải là từ con người. Bởi vì, khơng có sự đổi mới xã hội nào, nếu như khơng có sự đổi mới từ con người. Một loạt vấn đề về con người, nhân cách con người, xây dựng, phát triển con người Việt Nam đầu thế kỷ XXI đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH là đòi hỏi cấp bách. Trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam nói chung, Hải Phịng nói riêng địi hỏi cơng tác giáo dục, xây dựng con người phải mạnh dạn, bứt phá những quan điểm cũ không phù hợp, biết tiếp thu cái mới phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của Hải Phòng và tinh hoa văn hóa nhân loại. Có thể khái quát nội dung xây dựng con người mới toàn diện, hiện đại ở Hải Phịng hiện nay, đó là những con người phát triển toàn diện: thể chất, tinh thần, phẩm chất, năng lực, trình độ.

* Thứ nhất, về thể lực

Phát triển con người toàn diện trước hết là phát triển thể lực của con người. Khơng thể có một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể ốm yếu.

Vai trò quyết định của con người chỉ trở thành hiện thực khi con người có những năng lực và phẩm chất cần thiết, để đáp ứng được những u cầu mà q trình CNH, HĐH địi hỏi. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Đảng ta đã khẳng định con người Việt Nam mới: “Đó là con người có ý thức làm chủ, ý thức trách nhiệm cơng dân; có tri thức, sức khỏe và lao động giỏi; sống có văn hóa và tình nghĩa; giầu lịng u nước và tinh thần quốc tế chân chính” [11, tr. 15]. Xuất phát từ quan điểm này, trước tiên ta phải chú ý đến yếu tố sức khỏe. Sức khỏe là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển trí tuệ, là phương tiện tất yếu để chuyển tải tri thức vào hoạt động thực tiễn, để biến tri thức thành sức mạnh vật chất. Nó bao gồm khơng chỉ sức khỏe cơ thể mà cịn cả sức khỏe tâm thần, đó là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, là sức mạnh của niềm tin và ý chí, là khả năng vận động của trí lực. Sức khỏe là sự lành mạnh cả về thể xác và tinh thần. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe” [46, tr. 212]. Ở đây, sức khỏe cá nhân được đặt trong quan hệ khăng khít với sức khỏe cộng đồng, dân tộc. Người viết: “Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân khỏe mạnh là cả dân tộc khỏe mạnh” [46, tr. 212]. Phát triển thể lực, theo Người cần chú ý chế độ dinh dưỡng, cơng tác phịng chống bệnh, chăm sóc y tế, vệ sinh môi trường, công tác rèn luyện thể dục, thể thao. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng khi lao động trí tuệ ngày một chiếm ưu thế.

Như vậy, muốn xây dựng cho con người có một thể lực tốt, có tình trạng sức khỏe tốt thì phải chú ý bảo đảm cả yếu tố vật chất lẫn tinh thần và phải đảm bảo sự hài hịa giữa bên trong và bên ngồi. Thể lực của con người được hình thành, duy trì và phát triển bởi các chế độ dinh dưỡng, chăm sóc

sức khỏe... do đó, nó phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phân phối thu nhập và chính sách xã hội của mỗi quốc gia. Con người có thể lực tốt được thể hiện ở sự nhanh nhẹn, tháo vát, bền bỉ, dẻo dai của sức mạnh cơ bắp trong lao động, trong công việc. Thể lực tốt là cơ sở, điều kiện cho phát triển trí lực. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội càng cao thì càng địi hỏi con người có thể lực tốt bởi vì nếu khơng có thể lực tốt thì sẽ khơng chịu nổi sức ép căng thẳng của công việc, nhất là trong điều kiện hiện nay khi khoa học kỹ thuật mới luôn được ứng dụng và đi đầu trong sản xuất. Con người nếu như khơng có thể lực tốt thì cũng khơng thể sáng tạo ra những tri thức mới, những sản phẩm mới. Do đó để nâng cao thể lực cần phải tạo điều kiện sống và chăm sóc sức khỏe cho con người tốt hơn.

* Thứ hai, về trí lực

Bên cạnh việc quan tâm, chú trọng tăng cường thể lực thì trí lực cũng được đánh giá là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu trong xây dựng con người. Bởi vì “tất cả cái gì thúc đẩy con người hành động đều tất nhiên phải thơng qua đầu óc của họ” [41, tr. 438], tức là phải thơng qua trí tuệ. Trình độ trí tuệ phản qua trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật và tài năng sáng tạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở “muốn xây dựng CNXH thì nhất thiết phải có học thức, cần phải học văn hóa, chính trị, kỹ thuật, cần phải học lý luận Mác- ênin, kết hợp đấu tranh và công tác hàng ngày... Học đi đôi với hành” [49, tr. 306].

Trình độ học vấn thể hiện thông qua sự hiểu biết của con người về kiến thức tự nhiên, xã hội. Trình độ này được cung cấp chủ yếu thông qua hệ thống giáo dục đào tạo thông qua trường, lớp, qua quá trình tự học suốt đời của người lao động. Trình độ học vấn thường được thể hiện qua các chỉ số về: số lượng người biết chữ, mù chữ, số lượng người đi học theo cấp học, theo độ tuổi. Con người có trình độ học vấn cao sẽ có điều kiện và khả năng tiếp thu,

vân dụng nhanh nhạy những thành tựu của khoa học kỹ thuật hiện đại, tiên tiến vào lao động, sản xuất góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Trình độ chun mơn kỹ thuật của con người chính là những kiến thức, sự hiểu biết, khả năng thực hành một chuyên môn, nghiệp vụ nào đó có sự thành thạo, lành nghề nhất định. Trình độ chun mơn kỹ thuật này thường được đào tạo ở các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học... Những con người có trình độ chun môn kỹ thuật tốt thường áp dụng tốt những thành tựu khoa học, có khả năng sáng chế ra những kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, hữu dụng; có sự nhạy bén thích nghi nhanh và làm chủ được máy móc, cơng nghệ hiện đại, có kỹ năng lao động nghề nghiệp, có năng lực hoạch định chính sách, lựa chọn giải pháp và tổ chức thực hiện, biết cách quản lý sản xuất, kinh doanh trong điều kiện kinh tế hàng hóa, cơ chế thị trường và phân cơng lao động quốc tế. Để có được những năng lực này, ngồi tư chất ban đầu, vai trò chủ yếu thuộc về giáo dục và đào tạo, vì nó là phương tiện hữu hiệu để phát triển trí tuệ và trang bị chun mơn, nghề nghiệp, là giá đỡ cho tiềm năng sáng tạo con người.

Trong thời đại ngày nay, thế giới đang có nhiều biến đổi sâu sắc, sự tác động như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ làm cho nền kinh tế thế giới đang chuyển sang kinh tế tri thức, nền văn minh nhân loại chuyển sang văn minh trí tuệ, Đảng bộ Hải Phòng cũng đã đưa ra những chủ trương đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức. Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp này thì yêu cầu đặt ra phải xây dựng được lực lượng lao động có đủ khả năng, đủ trình độ đáp ứng ngày càng cao của sự nghiệp lớn lao đó. Xây dựng con người toàn diện được Đảng bộ Hải Phòng đặt ra như một vấn đề vừa có tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược. Chiến lược xây dựng con người toàn diện được nhân dân hưởng ứng. Công tác giáo dục đào tạo, phong trào thể dục thể thao được Thành phố chú trọng, quan tâm. Việc tăng cường đào tạo đội ngũ y, bác sĩ, dược sĩ đảm bảo chất lượng phục

vụ chăm sóc sức khỏe người dân. Đồng thời Thành phố đầu tư nhiều trang thiết bị y học hiện đại với hệ thống bệnh viện các cấp nhằm đáp ứng công tác chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho người dân. Hải Phòng cũng chú trọng đào tạo đội ngũ vận động viên, chuyên gia thể dục thể thao... lấy đó làm lực lượng nịng cốt xây dựng phong trào thể dục thể thao toàn thành phố nhằm phát triển thể lực cho con người thành phố Cảng.

* Thứ ba, con người có tinh thần làm chủ, có tinh thần đồn kết, u nước sâu sắc, có ý thức lao động mới, lao động giỏi, lời nói đi đơi với việc làm. Xây dựng con người mới - con người xã hội chủ nghĩa, theo quan điểm của Đảng ta, khơng chỉ có thể lực tốt, có trình độ chun mơn giỏi, mà phải có cả đời sống tinh thần phong phú, có ý chí bản lĩnh kiên cường làm chủ đất nước. Trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN, Đảng ta xác định: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Mọi hoạt động văn hóa nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển tồn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý chí cộng đồng, lịng nhân ái, khoan dung, tơn trọng nghĩa tình” [17, tr. 114]. Nội dung xây dựng con người cần phải được thực hiện thường xuyên ở tất cả các lứa tuổi, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, sinh viên - đối tượng đang phát triển và hoàn thiện về mặt sinh học và về nhân cách. Cần phải giáo dục cho họ thấm sâu tinh thần yêu nước sâu sắc, yêu CNXH, có lối sống lành mạnh.

Nếu như trước đây lòng yêu nước được thể hiện tập trung qua tinh thần anh dũng trong các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, thì ngày nay tinh thần yêu nước được thể hiện trước hết ở việc thực hiện lý tưởng: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Cụ thể hơn ở tinh thần hiếu học, học để lập thân, lập nghiệp. Có tinh thần đồn kết, cùng chống thiên tai, cùng chung tay xây dựng đất nước, có lịng nhân ái, tham gia tích cực các phong trào tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách...

Trong giai đoạn CNH, HĐH ở Hải Phòng hiện nay, sản xuất công nghiệp đòi hỏi ở người lao động hàng loạt các phẩm chất như: có kỷ luật, tự giác, có ý thức lao động mới, lao động giỏi, lao động trung thực, có ích, biết tiết kiệm nguyên vật liệu và thời gian, tích cực bảo dưỡng thiết bị, máy móc. Trong lao động có tinh thần hợp tác, có tác phong cơng nghiệp, lời nói đi đơi với việc làm. Mặt khác, con người mới XHCN ngày nay cần có lương tâm nghề nghiệp, có trách nhiệm với cơng việc sản xuất và sản phẩm làm ra... Nói tóm lại, người lao động phải có văn hóa lao động cơng nghiệp.

* Thứ tư, con người có tinh thần nhân ái, bao dung, khát khao hồ bình, có ý thức sống và làm việc theo pháp luật, sống có kỉ cương

Hiện nay, chúng ta bước vào ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, ở đó cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật và công nghệ điện tử đã làm nên những sự tích kỳ diệu, tạo ra những bước nhảy vọt đột biến trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, đời sống xã hội. Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, yếu tố đạo đức, nhân cách trong sáng, cao đẹp trong một số người tưởng như bị “lu mờ”. Do vậy, xây dựng con người toàn diện, hiện đại ngày nay cần phải biết khơi dậy ở họ những nét hồn nhiên, chất phác, yêu đất nước, yêu con người, lạc quan yêu đời và đậm đà tình nghĩa.

òng nhân ái là một truyền thống quý báu của dân tộc, là cội nguồn của đạo đức cần giáo dục, phát huy trong mỗi con người. Ngày nay những vấn đề nhân đạo cấp bách như: ngăn chặn cái ác, khuyến khích cái thiện, đồn kết, yêu thương con người, quý trọng của công, quan tâm đến nỗi bất hạnh của con người, chống chiến tranh, khủng bố, dịch bệnh, chống nạn đói, bảo đảm mơi trường sinh thái trong lành... cần được quan tâm thích đáng.

Q trình CNH, HĐH còn đụng chạm đến các vấn đề phức tạp trong mối quan hệ giữa con người với con người, con người với thiên nhiên. Do đó cần xây dựng những con người có ý thức sống và làm việc theo pháp luật, sống có kỷ cương, trách nhiệm. Cùng với sự phát triển của CNH, HĐH là

những hậu quả mà sản xuất công nghiệp gây ra như: bất chấp thủ đoạn vi phạm pháp luật, buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng, gây cạn kiệt tự nhiên, ô nhiễm môi trường, làm mất cân bằng sinh thái, làm nguy hại đến cuộc sống con người và sự phát triển bền vững đất nước. Cho nên phải xây dựng được những công dân yêu nước, ham học hỏi cần cù lao động và sáng tạo; có tinh thần hợp tác, ý chí tự chủ vươn lên và lịng tự trọng dân tộc cao, không cam chịu nghèo nàn, lạc hậu; biết kết hợp hài hòa yếu tố truyển thống và hiện đại, văn hóa phương đơng và văn hóa phương tây; sống khoan dung và tôn trọng sự đa dạng, khác biệt, khát khao hịa bình.

Xây dựng con người đáp ứng yêu cầu nghiệp CNH, HĐH không thể không xây dựng con người Việt Nam toàn diện có đủ năng lực và phẩm chất vừa “hồng” vừa “chuyên” để lấy đó làm động lực, làm nguồn năng lực nội sinh xây dựng xã hội ta thành một xã hội công bằng, tốt đẹp và ngày càng tiến bộ. Chỉ có trên cơ sở tạo ra một đội ngũ lao động phát triển cả về trí lực và thể lực, cả về khả năng lao động, về tính tích cực chính trị xã hội, về đạo đức, tính chất trong sáng chúng ta mới có được nguồn lực quan trọng nhất, mạnh mẽ nhất và bền vững nhất cho CNH, HĐH đất nước. Đặc biệt là ở thành phố Cảng Hải Phòng, thành phố gắn liền với sóng và gió, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa cao, đời sống kinh tế của người dân cịn nghèo nàn, thì cần chú trọng hơn nữa việc xây dựng đội ngũ những người lao động có chất lượng cao, có kinh nghiệm. Bên cạnh đó, với những đặc điểm điển hình thành phố Cảng cần chú trọng xây dựng đội ngũ thuyền viên giỏi qua hệ thống các trường Hàng Hải, góp phần hình thành lực lượng lao động có hiệu quả cao.

1.2.2.2. Yêu cầu xây dựng con người đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH ở thành phố Cảng Hải Phòng hiện nay.

CNH, HĐH là xu hướng phát triển chung của các nước trên thế giới. Đó cũng là con đường phát triển tất yếu của nước ta để đi tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tại thành phố Hải

Phịng, CNH, HĐH khơng đơn giản chỉ là công cuộc xây dựng kinh tế, mà chính là q trình biến đổi sâu sắc đời sống xã hội. Chính vì vậy, nó địi hỏi phải xây dựng một lực lượng lao động chất lượng cao, đủ về số lượng, mạnh về chất lượng phù hợp với từng ngành nghề đặc thù của thành phố. Trên cơ sở đó, xây dựng con người cần phải đảm bảo yêu cầu sau:

* Thứ nhất, xây dựng con người đáp ứng được yêu cầu nguồn nhân lực của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH xây dựng thành phố Cảng biển Hải Phòng.

Hải Phòng là một trong 5 địa phương có quy mơ cơng nghiệp lớn nhất cả nước. Do đó, xây dựng con người Hải Phịng phải đáp ứng yêu cầu của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đáp ứng được sự chuyển dịch của ba khối công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, nhất là khối cơng nghiệp và dịch vụ, kể cả đón đầu kinh tế tri thức.

Cơ cấu lao động chuyển dịch theo cơ cấu kinh tế, tức là giảm dần lao động nông nghiệp (kể cả lâm nghiệp, ngư nghiệp) tăng lao động dịch vụ và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở hải phòng hiện nay (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)