Khái niệm con người, xây dựng con người và vai trò của con người trong quá trình CNH, HĐH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở hải phòng hiện nay (Trang 30 - 41)

2. Phân theo thành phần kinh tế

1.2.1. Khái niệm con người, xây dựng con người và vai trò của con người trong quá trình CNH, HĐH

người trong quá trình CNH, HĐH

1.2.1.1. Khái niệm con người, bản chất con người

Con người là gì? Đó là câu hỏi mà bất kỳ một học thuyết về con người nào khác đều không thể lảng tránh.

Câu hỏi này đã đeo đẳng từ khi lồi người xuất hiện và sẽ cịn tiếp tục cùng với sự tồn tại của nó. Tất nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, của khoa học, nhận thức của nhân loại về vấn đề con người càng phức tạp hơn, phong phú hơn, và do đó các lý thuyết về con người ngày càng nhiều. Sự đa

dạng, sự đối lập của các quan điểm và cách tiếp cận khác nhau về con người trong lịch sử triết học là một ví dụ.

Chủ nghĩa duy tâm thần học coi con người là sự sáng tạo của thượng đế. Chủ nghĩa duy tâm khách quan (Hêghen) lại cho “ý niệm tuyệt đối” là nguồn gốc và động lực của con người, của tính tích cực của nó. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan phát triển theo hướng tuyệt đối hóa tâm lý, ý thức cá nhân, xem thế giới nội tâm của con người mới là cái quy định duy nhất bản chất con người và đem nó đối lập với thế giới bên ngồi con người cá thể.

Nói chung, quan điểm duy tâm về con người dù dưới hình thức nào cũng đều đi đến chỗ phủ nhận hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp quan hệ trần gian, quan hệ vật chất là yếu tố quyết định sự tồn tại, phát triển của con người, loài người.

Phoiơbắc là nhà triết học duy vật lớn nhất thế kỷ XVIII, mặc dù đã khắc phục quan điểm duy tâm về nguồn gốc con người, ông coi con người là một bộ phận của tự nhiên, là sản phẩm cao nhất của q trình tiến hóa của tự nhiên và chỉ ở thế giới con người mới có hoạt động của tư duy. Vậy, cái gì là cái đã tạo nên sự khác biệt đó giữa thế giới người với thế giới động vật? Để kiến giải điều này, Phoiơbắc đã nhìn thấy vai trị của yếu tố sinh vật. Do đó, cách nhìn của ơng cho thấy bước tiến lớn trong quan niệm về con người. Tuy nhiên, quan điểm trên của Phoiơbắc hãy cịn xa với sự thật là chính cái xã hội - cái chỉ xuất hiện trong tồn tại cộng đồng của loài người, mới là cái căn bản quyết định sự khác biệt giữa thế giới loài người và loài vật.

Mặc dù tiếp thu quan điểm đề cao yếu tố tự nhiên trong sự tồn tại người của Phoiơbắc, song C.Mác không dừng lại ở tư tưởng của Phoiơbắc, mà đi xa hơn, hoàn chỉnh hơn khái niệm con người của mình. C.Mác viết “Nhưng con người khơng chỉ là thực thể tự nhiên, nó là thực thể tự nhiên có tính chất người, nghĩa là thực thể tồn tại cho bản thân mình và do đó là thực thể lồi”

[43, tr. 234]. Con người là một thực thể tự nhiên có tính chất người. C.Mác dùng khái niệm thực thể loài để diễn đạt tính chất người của con người.

C.Mác giải thích: khác với các thực thể tự nhiên khác chỉ tồn tại một các tự nó, con người, một sinh vật có ý thức, tồn tại có mục đích - tồn tại cho bản thân mình; bằng cách lấy giới tự nhiên bên ngoài làm đối tượng của mình - cải biến giới tự nhiện. “Chính trong việc cải biến thế giới vật thể, con người lần đầu tiên thực sự khẳng định mình là một sinh vật có tính lồi” [43, tr. 2].

Con người là thực thể lồi, C.Mác nói rõ, khơng chỉ trong các hoạt

động nhận thức, mà cả trong các hoạt động vì sự tồn tại của nó.

Để đáp ứng nhu cầu tồn tại và nhu cầu nhận thức của mình, con người buộc phải sử dụng và cải tạo những đối tượng có sẵn trong tự nhiên. Việc sử dụng và cải tạo như vậy khơng thể là cơng việc mang tính cá thể, cá nhân mà là cơng việc mang tính lồi, là hoạt động lồi.

Con người tồn tại trong tự nhiên, gắn bó chặt chẽ với giới tự nhiên, “giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người”. Khẳng định điều này, C.Mác nhấn mạnh: “Như thế nghĩa là giới tự nhiên là thân thể của con người, thân

thể mà với nó con người phải ở lại trong q trình thường xun giao tiếp để tồn tại. Nói rằng đời sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền với giới tự nhiên, nói như thế chẳng qua chỉ có nghĩa là giới tự nhiên gắn liền với giới tự nhiên, vì con người là một bộ phận của giới tự nhiên” [43, tr. 135].

Như vậy, tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự tồn tại của con người là sản phẩm của thế giới tự nhiên. Con người tự nhiên là con người mang tất cả bản tính sinh học, tính lồi. Yếu tố sinh học trong con người là điều kiện đầu tiên quy định sự tồn tại của con người. Con người là một bộ phận của tự nhiên, là sản phẩm của quá trình phát triển hết sức lâu dài của thế giới tự nhiên. Trải qua hàng chục vạn năm, con người đã thay đổi từ vượn thành người, điều này đã được chứng minh trong các cơng trình nghiên cứu của Đác-uyn. Các giai đoạn mang tính sinh học mà con người trải qua từ sinh thành, phát triển đến mất đi đã quy định bản tính sinh học trong đời sống con người.

Do vậy, con người trước hết là một tồn tại sinh vật biểu hiện trong những cá nhân con người sống, là tổ chức cơ thể của con người và mối quan hệ của nó đối với tự nhiên. Các thuộc tính, đặc điểm sinh học, q trình tâm - sinh lý, các giai đoạn phát triển khác nhau đã nói nên bản chất sinh học của cá nhân con người.

Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy nhất quy định bản chất con người. Đặc trưng quy định sự khác biệt giữa con người và thế giới loài vật là mặt xã hội. Bằng phương pháp biện chứng duy vật, triết học Mác nhận thức vấn đề con người một cách tồn diện, cụ thể, trong tồn bộ tính hiện thực xã hội của nó. Thơng qua hoạt động sản xuất vật chất con người đã làm thay đổi toàn bộ giới tự nhiên: “Con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó, cịn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên” [39, tr. 137].

Ph.Ăngghen là người đầu tiên đã chỉ ra được bước chuyển biến từ vượn thành người là nhờ có lao động. Q trình con người cải tạo tự nhiên cũng là quá trình con người trở thành con người, Ph.Ăngghen nói: “lao động sáng tạo ra con người là theo ý nghĩa ấy”.

Khác với tự nhiên, xã hội khơng thể có trước con người mà đã ra đời cùng với con người, xã hội cũng khơng phải là cái gì trừu tượng, bất biến, mà mỗi hình thái kinh tế - xã hội, chỉ thích hợp với một phương thức sản xuất nhất định. Nhân tố quyết định phương thức sản xuất phát triển lại là lực lượng sản xuất, bao gồm con người và công cụ lao động. Như thế, khơng phải cái gì khác mà chính là con người, cùng với những công cụ do họ chế tạo ra, đã quyết định sự thay đổi bộ mặt xã hội. Vậy xã hội đã sản xuất ra con người với tính cách là con người như thế nào thì con người cũng sản xuất ra xã hội như thế.

Là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên quá trình hình thành và phát triển của con người luôn luôn bị quyết định bởi ba hệ thống quy luật khác nhau, nhưng thống nhất nhau. Hệ thống các quy luật tự nhiên như quy luật về

sự phù hợp cơ thể với môi trường, quy luật về sự trao đổi chất, về di truyền, biến dị, tiêu hóa... quy định phương diện sinh học của con người. Hệ thống các quy luật tâm lý, ý thức hình thành và vận động trên nền tảng sinh vật của con người như hình thành tình cảm, khát vọng, niềm tin, ý chí. Hệ thống các quy luật xã hội quy định quan hệ xã hội giữa người với người.

Ba hệ thống quy luật trên cùng tác động tạo nên thể thống nhất hoàn chỉnh trong đời sống con người bao gồm cả mặt sinh vật và mặt xã hội. Mối quan hệ sinh vật và xã hội là cơ sở để hình thành hệ thống các nhu cầu sinh vật và nhu cầu xã hội trong đời sống con người, như nhu cầu ăn, mặc, ở; nhu cầu tái sản xuất xã hội; nhu cầu tình cảm; nhu cầu thẩm mỹ và hưởng thụ các giá trị tinh thần.

Trong khi phê phán những quan điểm của Phoiơbắc, xuất phát từ những cá thể cô lập, C.Mác đã đưa ra luận điểm nổi tiếng về bản chất con người: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội” [39, tr.11].

Luận cương này có thể xem là tiền đề có tính ngun tắc của mơ hình phân tích con người của C.Mác. Trong luận đề này, C.Mác khơng đề cập đến tồn bộ các yếu tố tạo thành của con người, mà chỉ nói đến những yếu tố quyết định bản chất của nó. Giáo sư, Viện sỹ V.E.Đaviđôvich từng nhận định: Người ta coi luận cương ấy là một trong những điểm sâu sắc mà sáng chói nhất của tư tưởng của Mác, là phát kiến có tầm cỡ rộng nhất, là cơng thức tìm tịi vĩ đại.

Ở luận điểm này, C.Mác đã khẳng định tính hiện thực của con người thể hiện ở sự tồn tại khách quan trong hoạt động thực tiễn của nó. Theo C.Mác: “Đời sống xã hội, về thực chất, là có tính chất thực tiễn. Tất cả những sự thần bí đang đưa lý luận đến chủ nghĩa thần bí, đều được giải đáp một cách hợp lý trong thực tiễn của con người và trong sự hiểu biết thực tiễn ấy” [39, tr. 11].

Đề cập đến bản chất con người, triết học Mác khẳng định: trên thực tế không tồn tại con người nói chung, con người trừu tượng mà ngược lại, con người ln tồn tại với tính cách là con người cụ thể. Chính trong các mối quan hệ xã hội cụ thể, bản chất con người mới được bộc lộ ra. Theo C.Mác bản chất con người do những mối quan hệ xã hội của chính con người quy định. Nói bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội điều đó có thể hiểu rằng, mọi quan hệ xã hội hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đều góp phần vào hình thành bản chất của con người. Như vậy, bản chất con người không phải là tổng số giản đơn các quan hệ xã hội phức tạp, đan xen, chồng chéo, mà đó là sự khái quát của tất cả các mối quan hệ xã hội của con người. Đây là một quan điểm mới, khác về chất so với các quan điểm trước Mác về con người. Chủ nghĩa Mác cho rằng, sự tổng hòa các quan hệ xã hội đã trở thành thuộc tính bản chất của con người và nó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bản chất con người khơng phải là cái gì đó trừu tượng mà là cái hiện thực, không phải là cái riêng lẻ, vốn có trong mỗi con người mà là tổng hòa các quan hệ xã hội.

Điều cần lưu ý là khi khẳng định bản chất con người là tổng hòa quan hệ xã hội khơng có nghĩa là phủ nhận mặt tự nhiên trong đời sống con người. Khi xác định bản chất con người khơng phải chỉ tìm hiểu bản chất con người nói chung, mà cịn phải thấy được bản chất ấy thay đổi như thế nào trong mỗi thời đại lịch sử nhất định. Sự phát triển của con người luôn là sản phẩm phát triển của mỗi thời đại lịch sử - cụ thể. Quá trình hình thành bản chất con người cũng là quá trình thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội.

1.2.1.2. Xây dựng con người

Quá trình sống của con người là q trình khơng ngừng chinh phục thế giới khách quan, là q trình thích ứng với hồn cảnh bên ngồi bằng cách cải tạo hoàn cảnh theo nhu cầu của mình và mọi quá trình biến đổi lịch sử xã hội đều diễn ra thông qua sự tác động qua lại giữa những điều kiện khách quan và

nhân tố chủ quan. Sự phát triển của xã hội suy cho cùng được quy định bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất mà không thể thiếu vắng nhân tố con người. Ở đây, sản xuất càng phát triển, làm cho tính chất xã hội hóa ngày càng cao, lại càng cần đến những con người hồn tồn mới, có năng lực phát triển tồn diện, làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội.

Để xây dựng, phát triển con người toàn diện, theo C.Mác và Ăngghen, phương pháp quan trọng nhất là thông qua lao động sản xuất. C.Mác viết: “Kết hợp lao động sản xuất với trí dục và thể dục đối với tất cả các trẻ em trên mọi lứa tuổi nào đấy, coi đó khơng phải chỉ là một phương pháp làm tăng thêm nền sản xuất xã hội, mà còn là một phương pháp duy nhất để sản xuất ra con người phát triển toàn diện” [42, tr. 688]. Một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng con người, theo C.Mác và Ph Ăngghen là hoạt động thực tiễn của con người. Thông qua hoạt động thực tiễn, con người ngày càng hoàn thiện mình ở cả phương diện sinh học lẫn xã hội.

Quan điểm “trồng người” trong tư tưởng Hồ Chí Minh cũng chính là xây dựng con người mới, phát triển toàn diện... Cho nên, xây dựng con người trong thời đại ngày nay là xây dựng những con người tự do, phát triển tồn diện, ngày càng có năng lực làm chủ thiên nhiên, xã hội và bản thân. Đó là những con người có những phẩm chất và năng lực cơ bản sau:

+ Có trình độ học vấn rộng + Sống có tình nghĩa

+ Có khả năng tổ chức quản lý cơng việc + Làm việc tận tâm, có trách nhiệm, kỷ luật + Sáng tạo trong học tập, lao động, công tác + Biết nhiều nghề, thạo một nghề

Quan điểm về xây dựng con người được Đảng ta nêu ra, phát triển, cụ thể hóa qua các Hội nghị Trung ương và các kỳ Đại hội. Hội nghị Trung ương

năm khóa VIII đã đề ra nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay với những phẩm chất cơ bản:

- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thốt khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

- Có ý thức tập thể, đồn kết phấn đấu vì lợi ích chung, xây dựng khối đoàn kết đại dân tộc Việt Nam.

- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương, phép nước, quy ước cộng đồng, có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái.

- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật sáng tạo, năng suất cao, vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.

- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chun mơn, trình độ thẩm mỹ và thể lực.

Nhìn chung, quan điểm xây dựng con người đều nhằm mục đích xây dựng con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. Xây dựng con người theo những định hướng giá trị như:

Con người có niềm tin vững chắc và quyết tâm cao, thực hiện nhiệm vụ lịch sử trọng đại là CNH, HĐH, đưa đất nước ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu bằng ý chí quật cường và tài năng, trí tuệ của con người, bằng khoa học và cơng nghệ; con người có ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và sự phát triển của đất nước.

Con người đậm đà bản sắc dân tộc, có tinh thần yêu nước, yêu độc lập tự do, tự hào dân tộc, tự lưc tự cường, có tinh thần hồ hợp, hồ bình, hữu nghị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở hải phòng hiện nay (Trang 30 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)